Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh lúa, gạo Agribank cùng toàn ngành Ngân hàng thực hiện sứ mệnh Giáo dục tài chính Chính thức “xoá sổ” lãi suất từ 6%/năm |
Chiều 21/3, tại họp báo kinh tế - xã hội TP.HCM, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh TP.HCM và Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã thông tin lại vụ việc khách hàng P.H.A. nợ thẻ từ 8,5 triệu thành 8,8 tỉ được dư luận quan tâm suốt tuần qua.
Theo ông Nguyễn Hồ Hoàng Vũ, chính sách lãi, phí của thẻ tín dụng được Eximbank xây dựng dựa trên thông lệ thị trường, xét đến yếu tố cạnh tranh và phù hợp nhu cầu của khách hàng.
Ngân hàng cũng có quy định trường hợp khách hàng nợ thẻ quá hạn, cán bộ xử lý phải căn cứ tình hình nợ thẻ của khách hàng để đề xuất cấp lãnh đạo mức thu lãi, phí. Mức phí, lãi này phải trình cấp lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt trước khi làm việc với khách hàng.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, cán bộ xử lý nợ đã máy móc, gửi thông báo trực tiếp đến khách hàng khi chưa trình cấp thẩm quyền, khiến khách hàng bức xúc.
Đến sáng 19/3, Eximbank đã gặp gỡ khách hàng và hai bên thống nhất phương án giải quyết, bảo đảm quyền lợi của đôi bên. "Chắc chắn sẽ không có khoản nợ 8,8 tỷ đồng như vừa qua" – lãnh đạo Eximbank khẳng định.
Cũng tại họp báo, ông Võ Minh Tuấn, Giám đốc Ngân hàng nhà nước, chi nhánh TP HCM, cho biết Eximbank đã báo cáo về trường hợp khách hàng nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng sau 11 năm.
Theo ông Tuấn, Eximbank đã tính lãi kép, tức lãi chồng lãi. Một số đơn vị phát hành thẻ tín dụng cũng áp dụng cách tính này. Tuy nhiên, mức lãi suất, phí, lãi phải được tư vấn đầy đủ cho khách hàng, đảm bảo biến động số dư tài khoản được thông báo bằng email, tin nhắn.
Sau vụ việc này Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các chi nhánh, tổ chức tín dụng rà soát lại những khách hàng, chủ thẻ không sử dụng, làm việc, thống nhất với họ để tránh trường hợp tương tự.
"Ngân hàng hoạt động trên chữ tín, nếu để những vụ việc như thế này xảy ra sẽ ảnh hưởng tới thương hiệu, uy tín với khách hàng. Do đó, các nhà băng cần phải giải quyết để đảm bảo quyền lợi khách hàng", ông Tuấn nói.
Ông Nguyễn Hồ Hoàng Vũ, Phó tổng giám đốc Eximbank, tại họp báo chiều 21/3. |
Trước đó, ông P.H.A có mở thẻ tín dụng MasterCard tại Eximbank chi nhánh Quảng Ninh ngày 23-3-2013 với hạn mức 10 triệu đồng. Thẻ này sau đó phát sinh 2 giao dịch thanh toán hơn 8,5 triệu đồng. Nhưng từ ngày 14-9-2013, khoản nợ thẻ nêu trên đã chuyển thành nợ xấu.
Gần đây, Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank AMC) đã có thông báo gửi ông P.H.A yêu cầu thanh toán gốc và lãi tạm tính đến ngày 31-10-2023 là hơn 8,8 tỉ đồng, sau gần 11 năm.
Theo Eximbank, đây là khoản nợ quá hạn đã kéo dài gần 11 năm. Eximbank đã nhiều lần thông báo và làm việc trực tiếp với khách hàng, tuy nhiên khách hàng vẫn chưa có phương án xử lý nợ.
Eximbank đề nghị khách hàng thanh toán ngay toàn bộ khoản nợ thẻ tín dụng cho ngân hàng, nếu không sẽ tiến hành khởi kiện và, hoặc thực hiện các biện pháp thu hồi nợ hợp pháp khác theo quy định pháp luật.
Trong khi đó, ông P.H.A nói rằng vào khoảng tháng 3-2013, ông có nhờ một nhân viên tên Giang làm việc tại chi nhánh Eximbank ở Quảng Ninh làm cho một thẻ tín dụng, nhưng thực tế sau đó không được nhận thẻ tín dụng này. Phải hơn 4 năm (đến năm 2017), do có nhu cầu vay vốn, khi đến ngân hàng ông P.H.A mới tá hỏa khi được thông báo bản thân đang có nợ xấu bên Eximbank.
Từ đó đến nay, khách hàng và ngân hàng nhiều lần làm việc nhưng vụ việc chưa được giải quyết triệt để, cho đến khi Eximbank AMC thông báo giấy nợ hơn 8,8 tỉ đồng xôn xao dư luận.
Lộ diện ngân hàng cho vay kinh doanh bất động sản nhiều nhất năm 2023 |
Gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất? |
SeABank mang hơi ấm mùa xuân đến với những người có hoàn cảnh khó khăn |