Kon Tum có 27 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh đợt I năm 2021

Trong đợt đánh giá đợt I năm 2021, tỉnh Kon Tum có 27 sản phẩm của 17 chủ thể tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm theo kế hoạch thực hiện chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).
Phú Thọ có 27 sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng OCOP đợt I năm 2021 Hải Phòng có 79 sản phẩm đăng ký đánh giá phân hạng OCOP năm 2021 Diễn đàn trực tuyến Hà Nội 2021, kết nối cung cầu sản phẩm OCOP

Ngày 16/9, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh đợt I - năm 2021. Hội nghị đđược diễn ra trong hai ngày 16 và 17/9.

Kon Tum có 27 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh đợt I năm 2021
Sản phẩm OCOP của tỉnh Kon Tum

Tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt này, tỉnh Kon Tum có 27 sản phẩm của 17 chủ thể sản xuất đến từ thành phố Kon Tum và các huyện Sa Thầy, Kon Rẫy, Đăk Tô.

Các sản phẩm tham gia đều thuộc các nhóm chính như: thực phẩm, đồ uống, thảo dược, dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch,...

Các sản phẩm OCOP sau khi được UBND tỉnh xem xét đánh giá, công nhận đạt hạng từ 3 sao đến 4 sao sẽ tiếp tục hoàn thiện sản phẩm để tiến hành nâng hạng sao.

Triển khai chương trình OCOP trong thời gian tới, UBND tỉnh Kon Tum tập trung đẩy mạnh việc tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm đến nhiều thị trường trong và ngoài tỉnh.

Đồng thời, tập trung phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng liên kết chuỗi giá trị, hợp tác từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm; ưu tiên sử dụng lao động địa phương; xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, kiểm soát được quy trình sản xuất, đảm bảo gia tăng giá trị, không ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường…

Sau hơn 2 năm triển khai, tính đến cuối năm 2020, tỉnh Kon Tum đã có 88 sản phẩm được chứng nhận OCOP đạt từ 03 sao trở lên (trong đó có 6 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao).

Hồng Ánh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam: Còn nhiều việc phải làm

Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam: Còn nhiều việc phải làm

Trong những năm qua, Việt Nam luôn nằm trong nhóm dẫn đầu về xuất khẩu gạo, nhưng để trở thành thương hiệu mạnh và nói đến gạo là nghĩ ngay đến Việt Nam thì còn rất nhiều việc phải làm.
Bắc Giang: Ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông lần thứ 11

Bắc Giang: Ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông lần thứ 11

Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn gắn liền kỹ thuật sáng tạo, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông tỉnh lần thứ 11, năm 2024 - 2025.
Bảo hộ thương hiệu: Giấy thông hành để  nông sản Việt vươn xa

Bảo hộ thương hiệu: Giấy thông hành để nông sản Việt vươn xa

Không thể xem nhẹ việc đăng ký bảo hộ thương hiệu nông sản bởi điều này không chỉ làm lợi cho nông dân, doanh nghiệp mà còn góp phần nâng cao giá trị và thương hiệu nông sản Việt trên trường quốc tế.
Bình Phước có thêm 27 mã số vùng trồng sầu riêng, kỳ vọng “mở cửa lớn” vào thị trường Trung Quốc

Bình Phước có thêm 27 mã số vùng trồng sầu riêng, kỳ vọng “mở cửa lớn” vào thị trường Trung Quốc

Tỉnh Bình Phước vừa có thêm 27 mã số vùng trồng sầu riêng được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp phép, nâng tổng số mã vùng trồng của tỉnh lên 65, đây là tiền đề để sầu riêng Bình Phước bước ra biển lớn.
Cách nào để chè Việt mở rộng miếng bánh thị phần?

Cách nào để chè Việt mở rộng miếng bánh thị phần?

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu chè ước đạt 20 nghìn tấn, trị giá 35 triệu USD, tăng 50,9% về lượng và tăng 53,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Theo các chuyên gia, thời gian tới ngành chè cần đầu tư chế biến sâu, nâng cao chất lượng để mở rộng miếng bánh thị phần.
Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Đạt giải gạo ngon nhất thế giới, luôn giữ vị trí hàng đầu thế giới về sản lượng gạo xuất khẩu…, song thương hiệu gạo Việt vẫn rất mờ nhạt tại hầu hết các thị trường trên thế giới. Việc xây dựng được thương hiệu sẽ giúp cho hạt gạo Việt có cơ hội vào các thị trường lớn.
Thêm 26 di sản được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thêm 26 di sản được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa ban hành quyết định ghi danh thêm 26 di sản vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đợt này. Trong đó, Hà Nội có số lượng nhiều nhất với 5 di sản.
“Nổi lửa gói bánh, Tết đậm yêu thương”: Chương trình thiện nguyện do Liên minh OKVIP tổ chức

“Nổi lửa gói bánh, Tết đậm yêu thương”: Chương trình thiện nguyện do Liên minh OKVIP tổ chức

Trong không khí se lạnh của những ngày cuối năm, tại xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk, một chương trình đặc biệt và ý nghĩa đã diễn ra. Đó chính là sự kiện "Nổi lửa gói bánh, Tết đậm yêu thương" do Liên minh OKVIP tổ chức, sự kiện đã thu hút sự chú ý của cộng đồng xã hội và tạo nên một ngày hội đáng nhớ.
Hải Dương tổ chức khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Hải Dương tổ chức khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Sáng nay 25/2 (tức 16 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tỉnh Hải Dương tổ chức khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024 và công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn là bảo vật quốc gia.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
phu-dien-2
Phiên bản di động