Khuyến cáo: Phòng, chống bệnh bạch hầu ngay cả khi đã tiêm vaccine

TH&SP Trẻ được tiêm phòng đầy đủ thì thông thường sẽ có kháng thể với vi khuẩn bạch hầu và có thể bảo vệ trẻ khỏi nhiễm vi khuẩn. Tuy nhiên, có một số cơ địa đặc biệt, dù đã tiêm phòng đầy đủ, nhưng cơ thể vẫn không đáp ứng đủ nồng độ kháng thể để bảo vệ. Khi không may tiếp xúc phải mầm bệnh là vi khuẩn bạch hầu thì hoàn toàn có thể bị nhiễm bệnh.

Dịch bạch hầu tại khu vực Tây Nguyên đang diễn biến phức tạp gần 40 ca lây nhiễm chỉ trong hơn một tháng qua. Bệnh bạch hầu được ghi nhận ở mọi lứa tuổi, đặc biệt có những trường hợp bệnh nhi mắc bạch hầu và tử vong đã tiêm vaccine.

Hiện nay, vaccine vẫn là biện pháp hiệu quả trong phòng bệnh cho trẻ nhỏ. Vaccine phòng bạch hầu thường được tích hợp dạng vaccine 5 trong 1 như Combe Five, Quinvaxem. Tất cả trẻ sinh ra sẽ được tiêm phòng đầy đủ theo chương trình tiêm phòng mở rộng với 4 mũi. Trẻ được tiêm phòng đầy đủ thì thông thường sẽ có kháng thể với vi khuẩn bạch hầu và có thể bảo vệ trẻ khỏi nhiễm vi khuẩn.

Tuy nhiên, có một số cơ địa đặc biệt, dù đã tiêm phòng đầy đủ, nhưng cơ thể vẫn không đáp ứng đủ nồng độ kháng thể để bảo vệ. Khi không may tiếp xúc phải mầm bệnh là vi khuẩn bạch hầu thì hoàn toàn có thể bị nhiễm bệnh.

xv

TS BS Vũ Minh Điền - Trưởng phòng Quản lý chất lượng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương


Điều này khiến nhiều phụ huynh lo sợ về nguy cơ lây nhiễm bệnh với con em mình dù đã được tiêm vaccine. Theo TS BS Vũ Minh Điền, Trưởng phòng Quản lý chất lượng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh bạch hầu là bệnh lây qua đường hô hấp, qua giọt bắn, có thể lây qua đường tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh bị bạch hầu và vô tình đưa lên niêm mạc mũi, mắt, miệng… Ngoài ra cũng có thể lây qua sữa mẹ. Vậy đâu là biện pháp phòng dịch cơ bản với bệnh bạch hầu?

“Chúng ta có thể phòng bệnh bạch hầu trong vùng có dịch bằng cách dự phòng cơ bản, như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với người bệnh, thường xuyên vệ sinh tay bằng các thuốc sát khuẩn, vệ sinh bề mặt theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm bệnh bạch hầu thì không cho trẻ bú trong giai đoạn cấp tính của người bệnh”, TS BS Vũ Minh Điền nói.

TS BS Vũ Minh Điền cũng khuyến cáo, ngoài phòng ngừa cơ bản, các bà mẹ cần lưu ý lịch tiêm chủng của con để đảm bảo tiêm đúng lịch, tiêm đầy đủ các vaccine. Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia được triển khai đến tận xã trạm y tế xã, phường, theo đó, các gia đinh nên đưa con đi tiêm phòng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng có định hiện nay. Nếu cần thiết thì có thể tiêm bổ sung thêm các vaccine bảo vệ cho trẻ ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng.

“Tại nơi có ổ dịch, chúng ta cần kiểm tra lại xem nồng độ kháng thể với vi khuẩn bạch hầu của trẻ đã đủ chưa. Chưa đủ thì ta đưa trẻ đi tiêm nhắc lại để củng cố miễn dịch ở trẻ và đảm bảo đủ kháng thể bảo vệ cho trẻ”, TS BS Vũ Minh Điền khuyến cáo.

Theo chuyên gia của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, người dân không nên quá hoang mang về nguy cơ thiếu vaccine, cũng không chủ quan mà không đưa trẻ nhỏ đi tiêm phòng theo quan điểm của một số người anti-vaccine.

Trong nỗ lực phòng, chống dịch bạch hầu, Sở Y tế Gia Lai đã gửi văn bản tới Bộ Y tế đề nghị cấp 100.000 liều vaccine để tiêm phòng cho người dân huyện Đăk Đoa. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai đã khoanh vùng, khử khuẩn tại khu vực có người dân mắc bạch hầu; giám sát, cách ly các trường hợp nghi ngờ không để lây lan bệnh trong cộng đồng.

Tại Đăk Nông, Sở Y tế nhận định, các điểm bùng phát dịch đều là những vùng trũng về tiêm chủng; vùng dân tộc thiểu số từ phía Bắc vào, các ca mắc bạch hầu chủ yếu là trẻ từ 9 đến 13 tuổi.

Theo thông tin mới nhất, tại Kon Tum tiếp tục ghi nhận thêm 2 trường hợp dương tính với bạch hầu. Theo đó 2 trường hợp dương tính với bạch hầu được phát hiện tại huyện Đăk Tô và thành phố Kon Tum vào ngày 9/7.

Trong đó trường hợp ở huyện Đăk Tô là ca bệnh và ở thành phố Kon Tum là người lành mang trùng. Như vậy tỉnh Kon Tum ghi nhận 19 ca dương tính với bạch hầu.

Trong đó huyện Sa Thầy có 12 trường hợp, huyện Đăk Tô 6 trường hợp và thành phố Kon Tum 1 trường hợp.

Ngoài ra tại hai huyện Đăk Tô, Sa Thầy cũng có 4 ca nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu.

dg

Kon Tum thêm 2 trường hợp dương tính với bạch hầu


Liên quan đến vấn đề trên, mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Công điện số 862/CĐ-TTg yêu cầu tăng cường công tác phòng chống bệnh bạch hầu.

Để chủ động kiểm soát, ngăn chặn kịp thời dịch bệnh bạch hầu, không để lây lan, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cấp chính quyền và các Sở, ban, ngành đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, hướng dẫn người dân khi có dấu hiệu của bệnh, phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Tổ chức việc giám sát chặt chẽ tình hình, phát hiện sớm, xử lý triệt để không để dịch bùng phát, lan rộng; điều trị kịp thời người mắc bệnh, người lành mang trùng, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong.

Xác định rõ địa bàn, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh; tổ chức tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho các nhóm đối tượng, nhất là ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên; bảo đảm đủ kinh phí, phương tiện, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, thực hiện tốt công tác chẩn đoán sớm, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Trên cơ sở xác định địa bàn, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh của từng địa phương, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh; Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch; tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về công tác giám sát, chẩn đoán, điều trị; chỉ đạo bảo đảm cung ứng đủ vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho các tỉnh...

Minh Nhật

Minh Nhật

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

7 sản phẩm của Vinalink Group đạt giải "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2024"

7 sản phẩm của Vinalink Group đạt giải "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2024"

Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên kết Việt Nam - Vinalink Group vinh dự được trao tặng giải thưởng "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2024”. Đây là năm thứ 12 liên tiếp các sản phẩm chất lượng cao của Vinalink Group được Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) ghi nhận bằng giải thưởng uy tín này.
Thu hồi Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm Black Pearl – Cleopatra Mask For All Skin Types

Thu hồi Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm Black Pearl – Cleopatra Mask For All Skin Types

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có Quyết định thu hồi số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm Black Pearl – Cleopatra Mask For All Skin Types do sản phẩm có công thức không đúng như hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm.
Dự thảo Thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

Dự thảo Thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

Mới đây, Bộ Y tế đưa ra dự thảo, đề xuất quy định danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp và các tiêu chí đề xuất các bệnh mới, đặc thù bổ sung vào danh mục.
5 món rau giúp giảm cân nhưng ăn nhiều lại gây hại cho sức khỏe

5 món rau giúp giảm cân nhưng ăn nhiều lại gây hại cho sức khỏe

Rau xanh là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh, thiết yếu cho cơ thể. Vì vậy, các nhà nghiên cứu khuyến khích bổ sung rau xanh vào bữa ăn hàng ngày. Nếu bạn muốn ăn rau để giảm cân, “đốt” mỡ bụng thì có thể tham khảo các loại dưới đây.
Ăn cam giúp đẹp da, tốt cho sức khoẻ

Ăn cam giúp đẹp da, tốt cho sức khoẻ

Cam là loại quả được sử dụng nhiều ở Việt Nam, tuy nhiên không phải ai cũng biết tác dụng của trái cam.
Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, tỷ lệ tử vong cao

Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, tỷ lệ tử vong cao

Các nhà khoa học cho biết một dạng đậu mùa khỉ mới được phát hiện tại một thị trấn khai thác mỏ ở Congo có thể dễ dàng lây lan hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn.
Vì sao không nên lạm dụng xét nghiệm tìm “cục máu đông”?

Vì sao không nên lạm dụng xét nghiệm tìm “cục máu đông”?

Sau khi AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông làm nhiều người lo lắng và muốn làm xét nghiệm để biết bản thân bị tình trạng này không. Điều này có thực sự cần thiết?
Bộ Y tế chấn chỉnh chất lượng bệnh viện và khuyến cáo về nguy cơ sự cố y khoa

Bộ Y tế chấn chỉnh chất lượng bệnh viện và khuyến cáo về nguy cơ sự cố y khoa

Vừa qua, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã ban hành văn bản về việc chấn chỉnh công tác QLCL-ATNB, khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa tới các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các bộ, ngành; Các bệnh viện trực thuộc trường Đại học yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh, khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa và nâng cao sự an toàn và hài lòng người bệnh.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động