Hiệp định EVFTA: “Liều thuốc trợ lực” cho doanh nghiệp vượt qua đại dịch

Trước những khó khăn, thách thức chưa từng có của đại dịch Covid-19, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, cần rất nhiều giải pháp từ cả chính sách của Nhà nước và chiến lược riêng của doanh nghiệp. Trong các giải pháp đó, EVFTA có thể đóng góp và là một trợ lực ý nghĩa cho doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh để tiếp tục kinh doanh trong thời gian tới nếu khai thác hiệu quả các khía cạnh thích hợp.
Một năm thu quả ngọt từ Hiệp định EVFTA Việt Nam và EU đánh dấu một năm Hiệp định EVFTA EVFTA thúc đẩy thương mại Việt Nam – EU tăng trưởng tích cực
Dệt may là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam sang thị trường các nước EU
Dệt may là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam sang thị trường các nước EU

EVFTA “đòn bẩy” thúc đẩy xuất nhập khẩu

Tại Hội thảo trực tuyến “Hành trình 1 năm Hiệp định EVFTA: Khởi đầu thuận lợi và những bước tiếp theo”, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, trong gần 400 ngày vừa qua kể từ khi có hiệu lực ngày 1/8/2020, Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) đã cho thấy những đóng góp có ý nghĩa như một “cứu cánh” trong phát triển kinh tế giữa hai bên và cho sự tăng trưởng của Việt Nam mà những thay đổi trong quan hệ xuất nhập khẩu song phương là minh chứng điển hình.

Trong suốt 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam sang EU tụt dốc liên tục với mức giảm -5,9% so với cùng kỳ 2019. Tuy nhiên, dưới tác động của EVFTA, 5 tháng cuối năm 2020, trong khi tổng nhập khẩu của EU từ thế giới vẫn sụt giảm tới 20%, nhập khẩu từ Việt Nam sang thị trường này lại tăng 3,8%. Nửa đầu năm 2021, xuất khẩu từ Việt Nam sang EU vẫn tăng liên tục và ổn định, ở mức 18,3% so với cùng kỳ, đặc biệt là sự bứt phá của nhóm hàng nông sản.

Ở chiều ngược lại, EVFTA cũng thúc đẩy mạnh mẽ nhập khẩu từ EU vào Việt Nam, với các sản phẩm như linh kiện điện tử, nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị… là thế mạnh của EU và cũng là nguồn đầu vào quan trọng cho Việt Nam. Nếu như năm 2020, nhập khẩu từ EU của Việt Nam tăng 4,3% (cao hơn mức 3,7% tăng trưởng nhập khẩu từ tất cả các nguồn) thì 6 tháng đầu năm 2021, con số này là 19,8%.

Dẫn số liệu của Bộ Công Thương, ông Vũ Tiến Lộc cho biết, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu sử dụng được ưu đãi thuế quan theo EVFTA của Việt Nam cũng đạt được mức cao nhất so với năm đầu thực thi của bất kỳ FTA nào khác. Cụ thể, 5 tháng cuối năm 2020, tỷ lệ này là 14.8% (quan sát của VCCI cho thấy tỷ lệ này gấp 2 lần tỷ lệ sử dụng ATIGA, gấp 7 lần AIFTA, gấp 2 lần tỷ lệ tận dụng các thị trường mới của CPTPP trong năm đầu). Nửa đầu năm 2021, tỷ lệ này đã tăng lên tới mức 29%.

Hiệp định EVFTA: “Liều thuốc trợ lực” cho doanh nghiệp vượt qua đại dịch
Thủy sản là một trong những mặt hàng đang tận dụng hiệu quả EVFTA.

Về đầu tư, với những cam kết về quản trị minh bạch từ Hiệp định EVFTA và những cam kết tạo môi trường thương mại đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư của hai bên, Việt Nam đã tiếp nhận được nguồn đầu tư có chất lượng và được học hỏi, hấp thụ khoa học và công nghệ tiên tiến từ EU, tạo ra những giá trị và lợi ích cho doanh nghiệp và nhà đầu tư của cả hai bên.

Ông Alain Cany – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocharm) cũng nhìn nhận, những kết quả đạt được sau hơn một năm thực thi EVFTA sẽ còn gia tăng hơn nữa khi Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) có hiệu lực. Trong khi đó, chỉ số niềm tin kinh doanh của EuroCham (BCI) cho thấy rằng gần 2/3 thành viên của chúng tôi đã được hưởng lợi từ EVFTA kể từ khi EVFTA có hiệu lực.

Tuy nhiên, sau những thành công bước đầu khả quan và tích cực trong thực thi EVFTA, Việt Nam đang bước vào giai đoạn mới khó khăn hơn, thách thức hơn dưới áp lực chưa từng có của dịch bệnh ở Việt Nam”, Alain Cany nhấn mạnh. Dù vậy, theo ông Alain Cany, bất chấp những thách thức ngắn hạn đáng kể này, chúng ta không được đánh mất những cơ hội dài hạn mà EVFTA mang lại.

Hiệp định EVFTA: “Liều thuốc trợ lực” cho doanh nghiệp vượt qua đại dịch
EU là một trong những thị trường xuất khẩu thuỷ hải sản lớn của Việt Nam năm 2020. Ảnh: VASEP

EVFTA - Trợ lực ý nghĩa cho doanh nghiệp

Ông Vũ Tiến Lộc cho biết, ở góc độ sản xuất, dịch bệnh khiến chuỗi sản xuất bị đứt gãy nghiêm trọng, từ việc thiếu lao động, đến phải ngừng sản xuất do không đáp ứng được điều kiện làm việc trong giãn cách, từ việc thiếu hụt nguồn đầu vào đến việc không thể giải phóng nguồn đầu ra do ách tắc trong khâu vận chuyển liên tỉnh.

"Với các doanh nghiệp xuất khẩu, không chỉ đầu vào và sản xuất gặp rủi ro, đầu ra cũng cực kỳ phức tạp khi đơn hàng không thể xuất theo kế hoạch, vận tải đường bộ chậm trễ do các thủ tục kiểm soát dịch bệnh, cảng xuất ách tắc do không thể vận hành bình thường, tình trạng thiếu container rỗng vẫn diễn biến nghiêm trọng và chi phí logistics tăng phi mã.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những hệ lụy chưa thể lường hết được trong tương lai, khi dịch đã đi qua. Liệu những đơn hàng mà hiện vì dịch bệnh mà doanh nghiệp không thể đáp ứng, khách hàng chuyển sang mua từ các nước khác, có quay trở lại với Việt Nam sau đó?

Liệu nguồn nguyên liệu đầu vào có khôi phục lại khi mà nhiều nông dân, người nuôi trồng thủy sản có thể vì những thiệt hại hiện tại mà không thể tiếp tục tái đàn, xuống giống, thả nuôi cho mùa tới? Liệu một lượng đáng kể người lao động đã rời tâm dịch về quê có trở lại để tái khởi động sản xuất?", Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Để xử lý tất cả những nguy cơ cả hiện hữu và trong tương lai này, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, cần rất nhiều giải pháp từ cả chính sách của Nhà nước và chiến lược riêng của doanh nghiệp. Trong các giải pháp đó, EVFTA có thể đóng góp và là một trợ lực ý nghĩa cho doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh để tiếp tục kinh doanh trong thời gian tới nếu khai thác hiệu quả các khía cạnh thích hợp.

Ví dụ với lợi thế về thuế quan, EVFTA có thể là một lực hấp dẫn quan trọng để thu hút các khách hàng EU quay trở lại với Việt Nam sau thời gian đỉnh dịch. EVFTA mang đến cho Việt Nam lợi thế cực kỳ đáng kể trong cạnh tranh với các đối thủ khác ở thị trường EU.

Hiện tại ngoài Việt Nam, EU mới chỉ có FTA với 3 nền kinh tế ở châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore, trong đó không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp nào với Việt Nam.

Ông Vũ Tiến Lộc khẳng định: "Nếu xuất khẩu sang EU qua EVFTA có thể giữ được nhờ lợi thế giá, đặc biệt trong lĩnh vực nông thủy sản, tiềm năng lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu sẽ là động lực để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư khôi phục sản xuất sau dịch, thu hút người lao động trở lại cũng như thúc đẩy khôi phục nguồn nguyên liệu.

Cũng như vậy, các lợi thế từ thuế quan trong nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ, nguyên phụ liệu cho sản xuất từ EU theo EVFTA có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, đồng thời tăng năng suất lao động, cải thiện hiệu quả cạnh tranh khi một lần nữa trở lại đường đua".

Cần tập trung thêm các ngành có tiềm năng phát triển trong tương lai

Dẫn số liệu tham khảo tiềm năng xuất khẩu của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (XTTM), Bộ Công Thương cho biết, ước tính thị trường EU còn tới 49% dung lượng mà Việt Nam có thể khai thác. Trong đó, nhóm công nghiệp chế biến còn 35%-60% chưa khai thác và nhóm nông sản thực phẩm còn có thể khai thác từ 35%-90%, tuỳ theo sản phẩm cụ thể.

Theo các chuyên gia, khi xây dựng các giải pháp phục hồi sau đại dịch Covid-19 nên ưu tiên đặc biệt cho những ngành quan trọng có đóng góp nhiều nhất vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian gần đây để tiếp tục tận dụng lợi thế khi thực hiện EVFTA.

Ví dụ, các mặt hàng như dệt may và da giày, điện thoại di động, máy tính, nông sản luôn được coi là các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam sang thị trường các nước EU. Đáng chú ý, tăng trưởng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU ngay trong bối cảnh đại dịch Covid-19 thời gian qua là tín hiệu hết sức khả quan, cho thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chứng minh được chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của EU, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng EU, nhiều sản phẩm Việt Nam được ưa chuộng như hạt điều, cà phê, rau củ, thanh long, vải…

Hiệp định EVFTA: “Liều thuốc trợ lực” cho doanh nghiệp vượt qua đại dịch
Nông sản luôn được coi là một trong những hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam sang thị trường EU

“Về lâu dài, cần tập trung thêm các ngành có tiềm năng phát triển trong tương lai như năng lượng tái tạo, ô tô sử dụng năng lượng sạch và những sản phẩm khác Việt Nam có cơ hội thâm nhập sâu vào chuỗi giá trị để tạo ra giá trị gia tăng cao hơn (từ khâu thiết kế đến xây dựng thương hiệu) như đồ gỗ nội thất, dệt may, nông sản nguồn gốc thiên nhiên chế biến (NI)…”, ông Vũ Bá Phú cho hay.

Bên cạnh đó, lĩnh vực thu hút đầu tư FDI từ EU vào Việt Nam cũng được xem là có nhiều cơ hội bứt phá sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát nhờ việc hai bên thúc đẩy thực thi EVIPA.

Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh có khả năng diễn biến phức tạp, kéo dài trên phạm vi toàn thế giới, ảnh hưởng đến các hoạt động xuất khẩu và đầu tư, việc thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA và EVIPA cần sự chung tay của các Bộ, ngành, địa phương cũng như cộng đồng doanh nghiệp.

Nhằm tận dụng các cơ hội mà EVFTA mang lại, ông Vũ Bá Phú cho biết, Bộ Công Thương luôn ưu tiên đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu thông tin, kết nối đối tác, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. Trong khuôn khổ Chương trình XTTM quốc gia, hàng năm, Bộ Công Thương dành trung bình 20% tổng kinh phí của Chương trình cho các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường này.

Trong thời gian tới, Cục XTTM sẽ tiếp tục đổi mới cách thức triển khai hoạt động XTTM theo hướng tăng cường các hoạt động hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả tham gia hoạt động XTTM của doanh nghiệp; đa dạng hóa hoạt động XTTM phù hợp với các nhóm đối tượng doanh nghiệp khác nhau; hỗ trợ triển khai hoạt động XTTM theo chuỗi giá trị từ khâu phát triển sản phẩm, xúc tiến đầu tư, xây dựng phát triển thương hiệu, phát triển thị trường xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và kỹ năng xúc tiến phát triển thị trường tận dụng các cơ hội FTA cho doanh nghiệp.

Song hành với công tác phổ biến tuyên truyền về các cam kết và cách thức tận dụng cam kết FTA, cần thiết phải thúc đẩy hơn nữa các nỗ lực quảng bá, xúc tiến thương mại Việt Nam ở thị trường tiềm năng, đồng thời giới thiệu các cơ hội thị trường, hỗ trợ các thông tin về đặc điểm và yêu cầu của thị trường, đặc biệt là với các thị trường mới theo các FTA cho các doanh nghiệp Việt Nam.

M.Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất siêu 4 tháng ước đạt 8,4 tỷ USD

Xuất siêu 4 tháng ước đạt 8,4 tỷ USD

Mặc dù xuất khẩu tháng 4/2024 giảm 8,1% so với tháng trước. Tuy nhiên, do tăng khá mạnh trong quý I, nên tính chung 4 tháng đầu năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 8,4 tỷ USD.
Giá xăng dầu kéo CPI tháng 4 tăng 0,07%

Giá xăng dầu kéo CPI tháng 4 tăng 0,07%

Giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước.
Anh tiêu thụ ổn định cá tra Việt Nam

Anh tiêu thụ ổn định cá tra Việt Nam

Anh là một trong những thị trường quan trọng của ngành xuất khẩu cá tra Việt Nam với mức tiêu thụ gần như ổn định.
Rau quả tiếp tục là “điểm sáng” trong “bức tranh” xuất khẩu nông sản

Rau quả tiếp tục là “điểm sáng” trong “bức tranh” xuất khẩu nông sản

Nối tiếp đà xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I, đến hết tháng 4 rau quả Việt Nam tiếp tục có những kết quả khởi sắc góp phần tô điểm cho “bức tranh” xuất khẩu nông sản.
2 nhóm hàng nhập khẩu "chục tỷ đô"

2 nhóm hàng nhập khẩu "chục tỷ đô"

Trong quý I/2024 có 2 nhóm hàng nhập khẩu đạt trên 10 tỷ USD là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời

Bộ Thương mại Hoa Kỳ thông báo nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam.
Bột nhuyễn thể cải thiện hiệu suất sinh sản của cá rô phi

Bột nhuyễn thể cải thiện hiệu suất sinh sản của cá rô phi

Bổ sung bột nhuyễn thể vào chế độ ăn của cá rô phi cho thấy những tác động tích cực đến hiệu suất sinh sản và tăng tỷ lệ sống của ấu trùng.
Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào thị trường Singapore

Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào thị trường Singapore

Quý I/2024, đánh dấu mốc Việt Nam đã vượt qua Nhật Bản, vươn lên từ vị trí đối tác lớn thứ 6 lần đầu tiên lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào Singapore.
Thương mại điện tử Việt Nam phát triển nhanh song chưa bền vững

Thương mại điện tử Việt Nam phát triển nhanh song chưa bền vững

Khoảng cách số, nguồn nhân lực số và môi trường được cho là ba yếu tố chính dẫn đến sự thiếu bền vững trong tăng trưởng của thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam.
Doanh nghiệp ngành tôm nỗ lực “vượt sóng”

Doanh nghiệp ngành tôm nỗ lực “vượt sóng”

Quý đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu tôm chiếm 35% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Tôm Việt Nam được xuất khẩu sang gần 90 thị trường.
Xuất khẩu cá tra sang Mỹ tăng trưởng khả quan

Xuất khẩu cá tra sang Mỹ tăng trưởng khả quan

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ trong quý I/2024 đạt gần 65 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sẽ thành lập trung tâm nguyên phụ liệu da giày, giảm lệ thuộc nguồn nhập khẩu

Sẽ thành lập trung tâm nguyên phụ liệu da giày, giảm lệ thuộc nguồn nhập khẩu

Phần lớn nguyên liệu phục vụ sản xuất xuất khẩu da giày được nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước ASEAN, trước khó khăn đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhất trí với kiến nghị thành lập trung tâm giao dịch phát triển nguyên phụ liệu ngành thời trang Việt Nam tại Bình Dương.
Nhận diện những yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới

Nhận diện những yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới

Tình trạng xâm nhập mặn, những bất ổn liên quan đến căng thẳng địa chính trị, căng thẳng Biển Đỏ được cho là những yếu tố sẽ tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 25/4/2024 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch).
Ngành sắn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Ngành sắn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Trung Quốc bao mua sản phẩm sắn của nước ta với tỷ lệ áp đảo 94,2% về lượng và 92% về giá trị trong tổng kim ngạch xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của nước ta trong quý I vừa qua.
Căn hộ Outdoor Living độc đáo tại Meypearl Harmony Phú Quốc

Căn hộ Outdoor Living độc đáo tại Meypearl Harmony Phú Quốc

Thừa hưởng chất sống tinh khiết từ đô thị Meyhomes Capital Phú Quốc, Meyland cho ra mắt dòng căn hộ Outdoor Living độc đáo tại Tháp B - Meypearl Harmony, nơi thiên nhiên là nhà, từ đó định nghĩa những giá trị sống hạnh phúc, vững bền.
3 tháng đầu năm, Trung Quốc chi 228 triệu USD mua sầu riêng Việt Nam

3 tháng đầu năm, Trung Quốc chi 228 triệu USD mua sầu riêng Việt Nam

Sầu riêng của Việt Nam vẫn chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong quý đầu năm với khối lượng đạt 51.500 tấn, trị giá hơn 228 triệu USD, tăng 57,5% về lượng và tăng 71% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Khuyến cáo doanh nghiệp cần tìm hiểu đối tác UAE kỹ trước khi giao dịch

Khuyến cáo doanh nghiệp cần tìm hiểu đối tác UAE kỹ trước khi giao dịch

Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đề nghị, trước khi tiến hành ký kết hợp đồng, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ thông tin về đối tác, liên hệ các Thương vụ Việt Nam ở nước sở tại hoặc kiêm nhiệm để được hỗ trợ thêm thông tin về đối tác.
Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu tươi sang Trung Quốc

Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu tươi sang Trung Quốc

Dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống gồm 3 loài ruồi đục quả, một loài rệp và một loại vi khuẩn.
Đầu tư tư nhân và tiêu dùng là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đầu tư tư nhân và tiêu dùng là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Kinh tế Việt Nam đang hồi phục tăng dần, năm 2024 có thể đạt mục tăng trưởng 6 - 6,5 %. Theo TS. Cấn Văn Lực, kích cầu đầu tư tư nhân và tiêu dùng là chìa khóa để mở ra thêm trợ lực tăng trưởng kinh tế.
Thanh Hoá: Sắp có thêm Nhà máy chế biến gỗ và sắn lát 100 tỷ đồng

Thanh Hoá: Sắp có thêm Nhà máy chế biến gỗ và sắn lát 100 tỷ đồng

Theo quyết định của UBND tỉnh Thanh hoá, Nhà máy chế biến gỗ và sắn lát Nghi Sơn được thực hiện trên khoảng 1,48ha diện tích đất tại xã Trường Lâm thị xã Nghi Sơn, với vốn đầu tư 105 tỷ đồng. Nhà máy này chế biến cắt lát sắn củ, sản xuất gỗ Pallet, gỗ xẻ than, nan, gỗ ghép thanh. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm.
Xuất khẩu gạo tiếp tục thuận lợi

Xuất khẩu gạo tiếp tục thuận lợi

Quý đầu năm 2024, ngành gạo xuất khẩu 2,18 triệu tấn, mang về doanh thu 1,43 tỷ USD, tăng 17,6% về lượng, tăng 45,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Song song với đó, lần đầu tiên Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore.
Đầu tư shophouse sinh lợi ngay với số vốn chỉ từ 3,9 tỷ đồng

Đầu tư shophouse sinh lợi ngay với số vốn chỉ từ 3,9 tỷ đồng

Chuyên gia đánh giá, shophouse khối đế có khả năng khai thác cho thuê, kinh doanh ngay tạo dòng tiền đang là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư.
Gỡ khó cho doanh nghiệp thủy sản về hạn ngạch xuất khẩu và chỉ tiêu kháng sinh

Gỡ khó cho doanh nghiệp thủy sản về hạn ngạch xuất khẩu và chỉ tiêu kháng sinh

Hạn ngạch xuất khẩu và chỉ tiêu kháng sinh đối với doanh nghiệp thủy sản đang là thử thách lớn. Cần nhanh chóng tìm ra giải pháp nhằm gỡ khó cho doanh nghiệp trong thời gian tới, để đảm bảo mở rộng thị trường xuất khẩu và duy trì uy tín về chất lượng.
Tín chỉ carbon cần được xem như là tài nguyên quốc gia

Tín chỉ carbon cần được xem như là tài nguyên quốc gia

Theo TS Phạm Văn Đại, Giảng viên cao cấp Trường chính sách công và quản lý Fulbright, tín chỉ carbon cần được xem như là tài nguyên quốc gia, không phải tài nguyên vô tận hay tái tạo được.
Việt Nam cần làm gì để hút “đại bàng FDI về làm tổ”?

Việt Nam cần làm gì để hút “đại bàng FDI về làm tổ”?

Cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài cho rằng, môi trường đầu tư Việt Nam bên cạnh những ưu điểm như chính trị ổn định, chất lượng nguồn lao động đang dần được cải thiện, vẫn bộc lộ không ít những tồn tại cần được tiếp tục cải thiện trong thời gian tới, những tồn tại này thể hiện qua thủ tục hành chính rườm rà; chính sách thu hút đầu tư hay thay đổi và chuỗi cung ứng chưa hoàn thiện.
Quý I/2024, làm đẹp có doanh thu cao nhất trên sàn thương mại điện tử

Quý I/2024, làm đẹp có doanh thu cao nhất trên sàn thương mại điện tử

Với việc mang lại tổng cộng 11,25 nghìn tỷ đồng cho cả 5 sàn thương mại điện tử (TMĐT) trong 3 tháng đầu năm, Làm đẹp cho thấy sức ảnh hưởng của mình khi tiếp tục duy trì vị trí quán quân trong bảng xếp hạng những ngành hàng có doanh thu cao nhất.
Tiềm năng thị trường cá ngừ Canada còn rất lớn

Tiềm năng thị trường cá ngừ Canada còn rất lớn

Từ sau khi Hiệp đinh CPTPP có hiệu lực, xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ đóng hộp mã HS16 của Việt Nam sang Canada tăng đáng kể. Mặc dù vậy, thị phần của Việt Nam vẫn còn nhỏ, chỉ chiếm khoảng 13% trong tổng nhập khẩu cá ngừ của Canada.
Giảm cấp phép hạn ngạch khai thác thủy sản

Giảm cấp phép hạn ngạch khai thác thủy sản

Việc phân bổ hạn ngạch khai thác thủy sản cho các địa phương được dựa trên cơ cấu tàu cùng khơi; điều kiện kinh tế xã hội, tập quán khai thác; điều kiện ngư trường và nguồn lợi.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động