Giá xăng dầu hôm nay 19/5: Giảm mạnh Giá xăng dầu hôm nay 18/5: Tăng mạnh Giá xăng dầu hôm nay 17/5: Tiếp đà tăng nhẹ |
Tính đến đầu giờ sáng ngày 19/5, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2021 đứng ở mức 63,27 USD/thùng, giảm 0,08 USD/thùng trong phiên. So với cùng thời điểm ngày 19/5, giá dầu WTI giao tháng 7/2021 đã giảm tới 1,94 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 7/2021 đứng ở mức 66,55 USD/thùng, giảm 0,11 USD/thùng trong phiên nhưng đã giảm tới 1,95 USD so với cùng thời điểm ngày 19/5.
Giá xăng dầu hôm nay 20/5: Tiếp tục giảm mạnh |
Giá dầu ngày 20/5 giảm mạnh chủ yếu do lo ngại về tiến độ cải thiện nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu toàn cầu, trong đó có dầu thô, ngày càng lớn trước diễn biến tiêu cực của dịch Covid-19.
Theo trang thống kê thời gian thực Worldometers, tính đến đầu giờ sáng 20/5, thế giới đã ghi nhận 165.519.677 ca nhiễm nCoV và 3.430.614 ca tử vong, tăng lần lượt 634.135 và 12.395, trong khi 145.781.888 người đã bình phục. Ấn Độ tiếp tục là vùng dịch lớn nhất thế giới và vẫn đang phải hứng chịu những đợt bùng phát mới. Trong khi đó tại một loạt các quốc gia, khu vực như Đài Loan, Malaysia… và một số nước nước Mỹ Latinh, dịch Covid-19 cũng đang có dấu hiệu bùng phát trong những ngày gần đây.
Giá dầu hôm nay giảm mạnh còn do đồng USD lấy lại đà phục hồi sau khi trượt sâu xuống mức thấp nhất 1 năm.
Ngoài ra, giá dầu ngày 20/5 đang chịu áp lực giảm giá bởi những lo ngại về sự gia tăng nguồn cung dầu thô trên thị trường thời gian tới khi OPEC+ và Saudi Arabia đã công bố lộ trình tăng sản lượng khai thác vào các tháng 5, 6 và 7/2021.
Cuộc đàm phán giữa Mỹ và Iran được cho có nhiều tích cực. Nếu thành công, việc này có thể dẫn đến việc Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với các hoạt động xuất khẩu dầu thô của Iran.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, đà suy giảm của giá dầu chỉ là hiệu ứng tâm lý và trong ngắn hạn khi các dữ liệu kinh tế được công bố thời gian gần đây cho thấy hầu hết các nền kinh tế đều đang có đà tăng trưởng, mặc dù đã có dấu hiệu chững lại. Các chương trình tiêm vắc-xin Covid-19 đang được các nước đẩy mạnh và có dấu hiệu giảm tại nhiều quốc gia sẽ là nền tảng cho đà phục hồi kinh tế toàn cầu thời gian tới.
Ở diễn biến mới nhất, EU đã đồng ý mở cửa trở lại các hoạt động du lịch. Theo đó, du khách đã tiêm vắc-xin Covid-19 theo danh mục vắc-xin được EU phê duyệt sẽ được nhập cảnh và đến các địa điểm du lịch trong khu vực mà không cần phải làm các thủ tục xét nghiệm cũng như thực hiện các biện pháp cách ly.
Bên cạnh đó, thông tin các kho dự trữ dầu thô của Trung Quốc đang suy giảm sẽ buộc nước này tăng nhập khẩu dầu thô cũng là nhân tố tích cực hỗ trợ giá dầu đi lên thời gian tới.
Giá xăng dầu trong nước
Tại thị trường trong nước, ngày 13/5, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với mặt hàng xăng dầu.
Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ BOG, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 18.426 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 19.531 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 14.774 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 13.825 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 14.279 đồng/kg.
Mới đây, Bộ Tài chính đã công bố số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (BOG) đến hết quý I/2021 (ngày 31/3/2021). Theo đó, Tổng số sử dụng Quỹ BOG trong quý I/2021 hơn 3.936 tỷ đồng. Lãi phát sinh trên số dư Quỹ BOG dương trong quý I/2021 là hơn 5 tỷ đồng. Lãi vay phát sinh trên số dư quỹ BOG âm trong quý I/2021 là 0 đồng.