Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát vẫn giữ nguyên giá thép cuộn CB240 ở mức 14.500 đồng/kg, giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.600 đồng/kg.
Giá thép cuộn CB240 của thương hiệu thép Việt Ý vẫn được duy trì ở mức 14.510 đồng/kg. Tương tự, giá thép thanh vằn D10 CB300 cũng ở mức cũ là 14.720 đồng/kg.
Thép Việt Đức cũng giữ nguyên giá thép cuộn CB240 ở mức 14.350 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.660 đồng/kg.
Đối với thương hiệu Thép Việt Sing, giá thép cuộn CB240 hiện ở mức 14.310 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.510 đồng/kg.
Giá của thương hiệu thép Việt Nhật cũng đi ngang: giá thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.510 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Tương tự như miền Bắc, giá thép Hòa Phát miền Trung cũng ổn định trong hôm nay. Cụ thể, giá thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.820 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức có giá thép cuộn CB240 ở mức 14.350 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.660 đồng/kg.
Giá thép cuộn CB240 của thương hiệu thép Pomina hiện ở mức 15.730 đồng/kg. Tương tự, Pomina vẫn giữ nguyên giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.940 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thương hiệu thép Hòa Phát có giá thép cuộn CB240 ở mức 14.360 đồng/kg, giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.570 đồng/kg.
Giá thép cuộn CB240 của thương hiệu Pomina đang ở mức 15.580 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.680 đồng/kg - không đổi so với 21/11.
Thép Miền Nam cũng giữ nguyên giá trong hôm nay: thép cuộn CB240 hiện có giá 15.220 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.530 đồng/kg.
Giá sắt thép xây dựng trên Sàn giao dịch
Giá thép hôm nay giao tháng 1/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 11 nhân dân tệ lên mức 3.679 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).
Theo Reuters, giá quặng sắt giao ngay đến miền Bắc Trung Quốc đã tăng từ mức thấp nhất trong hai năm, trong bối cảnh thị trường lạc quan rằng điều tồi tệ nhất đối với nguyên liệu thô sản xuất thép này có thể đã qua.
Đánh giá của Cơ quan Báo giá Hàng hóa Argus cho thấy, giá giao ngay của quặng sắt 62% Fe chuẩn đã kết thúc ở mức 91,75 USD/tấn vào ngày 11/11, tăng 16% so với mức 79 USD/tấn vào ngày 31/10.
Tuy nhiên, quặng sắt vẫn giảm 43% so với mức cao nhất vào năm 2022 là 160,30 USD/tấn, đạt được vào ngày 8/3 sau khi Nga tấn công Ukraine vào ngày 24/2, làm dấy lên lo ngại về việc mất nguồn cung từ Ukraine - vốn là nước xuất khẩu lớn thứ 5 thế giới.
Trong khi những lo ngại về nguồn cung đã giảm bớt, động lực chính đằng sau sự giảm giá là sự yếu kém trong lĩnh vực xây dựng khu dân cư ở Trung Quốc, chiếm khoảng 70% quặng sắt được xuất khẩu bằng đường biển.
Theo dữ liệu chính thức được công bố vào ngày 24/10, đầu tư vào bất động sản của Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm thấp hơn 8% so với một năm trước đó, trong khi doanh số bán bất động sản theo diện tích sàn giảm 22,2% trong cùng kỳ.
Lĩnh vực xây dựng hiện chiếm hơn 1/3 tổng nhu cầu thép của Trung Quốc. Sự suy yếu liên tục của bất động sản dân cư đang được xem là “một đám mây đen” đối với triển vọng của quặng sắt.
Song, có một số dấu hiệu cho thấy các nỗ lực kích thích kinh tế của Bắc Kinh đang bắt đầu đơm hoa kết trái, với những thay đổi về chính sách giúp những người mua nhà lần đầu tiếp cận các khoản vay rẻ hơn và dễ dàng hơn.
Một số thay đổi đối với chính sách Zero COVID nghiêm ngặt của Trung Quốc cũng có thể thúc đẩy tâm lý thị trường và niềm tin của những người mua nhà tiềm năng, mặc dù quốc gia này đang chiến đấu với một số đợt bùng phát COVID-19 mới.
Tuy nhiên, nhiều nhận định cho rằng, có khả năng đợt phục hồi gần đây của quặng sắt vẫn chủ yếu được xây dựng dựa trên những thay đổi trong tâm lý thị trường, hơn là những thay đổi thực tế về nhu cầu thép.