Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát ổn định từ ngày 12/10 tới nay, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.600 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Ý tiếp đà đi ngang 23 ngày liên tiếp, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.510 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.720 đồng/kg.
Giá thép hôm nay (3/11) tiếp tục bình ổn với thị trường trong nước; Tập đoàn thép Nippon của Nhật Bản đã nâng dự báo lợi nhuận ròng cả năm lên 12%. Ảnh: luxtimes
Giá thép hôm nay (3/11) tiếp tục bình ổn với thị trường trong nước; Tập đoàn thép Nippon của Nhật Bản đã nâng dự báo lợi nhuận ròng cả năm lên 12%. Ảnh: luxtimes
Thép Việt Đức giữ nguyên giá bán so với ngày hôm qua, với 2 dòng sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.350 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.660 đồng/kg.
Thương hiệu thép VAS, với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.410 đồng/kg.
Thép Việt Sing không có thay đổi, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.510 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 có giá 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.510 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát duy trì bình ổn, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.820 đồng/kg.
Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.620 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.020 đồng/kg.
Thép VAS, với thép cuộn CB240 ở mức 14.260 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.360 đồng/kg.
Thép Pomina, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.730 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.940 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát không có biến động, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.360 đồng/kg; trong khi đó, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.570 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.580 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.680 đồng/kg.
Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; còn với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.410 đồng/kg.
Tồn kho còn nhiều, ngành thép vẫn tiếp tục nhập siêu hàng tỉ USD
Trong bối cảnh nhu cầu suy yếu, tiêu thụ khó khăn, hàng tồn kho còn nhiều, Việt Nam vẫn tiếp tục chi hàng tỉ USD mỗi năm để nhập khẩu thép và nguyên liệu.
Số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy doanh số bán hàng thép các loại trong tháng 10.2022 đạt gần 1,9 triệu tấn, giảm 5,53% so với tháng trước và giảm 29,4% so với cùng kỳ.
Sau 10 tháng đầu năm, bán hàng thép thành phẩm của toàn ngành đạt 23,2 triệu tấn, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu thép chỉ đạt 5,3 triệu tấn, giảm 16,6% so với cùng kỳ.
Lượng tiêu thụ trên thị trường giảm mạnh, trong khi nguồn hàng tại các nhà máy sản xuất vẫn còn chồng chất khiến nhiều doanh nghiệp ngành thép đang gặp khó trong những tháng cuối năm 2022.
Cụ thể, sản xuất thép thành phẩm của cả nước trong tháng 10 đạt hơn 2 triệu tấn, giảm 16,3% so với tháng 9 và giảm 28,7% so với cùng kỳ 2021. Tính từ đầu năm, các nhà máy thép trong nước đã sản xuất được 25,3 triệu tấn thép thành phẩm, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Như vậy, tồn kho của cả nước tính đến hết tháng 10 đang ở mức 2,2 triệu tấn, tương đương với sản lượng tiêu thụ của 1 tháng.
Số liệu cập nhật mới nhất từ VSA cho thấy, trong 9 tháng vừa qua, xuất khẩu và nhập khẩu mặt hàng sắt thép đều giảm mạnh trong bối cảnh tiêu thụ nội địa và thế giới trong nhiều tháng đang tương đối yếu.
Trong khi xuất khẩu sắt thép giảm đến 34%, nhập khẩu sắt thép chỉ giảm khoảng 8%. Lượng xuất khẩu giảm hơn nhập khẩu rất nhiều khiến mặt hàng sắt thép nhập siêu hơn 2,5 triệu tấn.
Đây được xem là một nghịch lý của ngành thép Việt Nam khi nguồn cung thép xây dựng vẫn dư thừa nhưng các loại sắt thép làm nguyên liệu đầu vào sản xuất lại rất thiếu.
Cụ thể, nhập khẩu thép các loại về Việt Nam trong tháng 9 vừa qua đạt khoảng 743 triệu tấn với kim ngạch đạt 710 triệu USD, giảm 11,8% về lượng và giảm 24,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Tính chung 9 tháng đầu năm, cả nước đã nhập khẩu khoảng 8,93 triệu tấn thép thành phẩm với trị giá hơn 9,56 tỉ USD, giảm 8,3% về lượng nhưng tăng 10% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, Việt Nam tiếp tục nhập siêu 3,1 tỉ USD các mặt hàng sắt thép.
Được biết, các quốc gia cung cấp thép chính cho Việt Nam trong giai đoạn này bao gồm Trung Quốc (44,68%); Nhật Bản (15,46%); Hàn Quốc (11,44%); Đài Loan (9,64%) và Ấn Độ (7,93%).
Giá sắt thép xây dựng trên Sàn giao dịch
Giá thép ngày 18/11, giao tháng 1/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 19 nhân dân tệ lên mức 3.723 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h00 (giờ Việt Nam).
Ngày 17/11, giá quặng sắt trên Sàn giao dịch Đại Liên (DCE) đã kết thúc phiên giao dịch ban ngày đầy biến động ở mức cao hơn, Reuters đưa tin.
Hợp đồng quặng sắt DCIOcv1 giao tháng 1/2023 trên Sàn DCE đã tăng 1,7% lên 740 nhân dân tệ/tấn (tương đương 103,85 USD/tấn) vào cuối phiên giao dịch, sau khi dao động giữa tăng và giảm trong phiên.
Nguyên nhân xuất phát từ việc các thương nhân bám vào đặt cược rằng, nhà sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc sẽ đưa ra nhiều biện pháp hơn để hỗ trợ nền kinh tế đang gặp khó khăn của nước này.
Trên Sàn giao dịch Singapore (SGX), hợp đồng quặng sắt chuẩn SZZFZ2 giao tháng 12/2022 đã tăng 0,2%, chốt phiên ở mức 97,20 USD/tấn.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết, nước này sẽ đẩy mạnh thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, ổn định việc làm và giá cả nhằm củng cố và cải thiện xu hướng đi lên của nền kinh tế trong bối cảnh rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng.
Quặng sắt đã phục hồi mạnh mẽ sau đợt bán tháo tháng 10, được thúc đẩy bởi sự lạc quan rằng các hành động chính sách gần đây ở Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhu cầu thép và nguyên liệu thô.
Trung Quốc đã nới lỏng một số quy tắc phòng chống dịch COVID-19 và công bố các biện pháp hỗ trợ lĩnh vực bất động sản yếu kém - lĩnh vực chiếm một phần lớn nhu cầu thép trong nước.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn tồn tại những nghi ngờ về việc liệu các biện pháp được đưa ra có đủ hay không.