Giá thép tại miền Bắc
Thương hiệu thép Hòa Phát vẫn giữ nguyên giá thép cuộn CB240 ở mức 14.500 đồng/kg, giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.600 đồng/kg.
Giá thép cuộn CB240 của thương hiệu thép Việt Ý vẫn được duy trì ở mức 14.510 đồng/kg. Tương tự, giá thép thanh vằn D10 CB300 cũng ở mức cũ là 14.720 đồng/kg.
Thép Việt Đức cũng giữ nguyên giá thép cuộn CB240 ở mức 14.350 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.660 đồng/kg.
Thép Việt Sing, giá thép cuộn CB240 hiện ở mức 14.310 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.510 đồng/kg.
Thép Việt Nhật cũng đi ngang: giá thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.510 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Giá thép Hòa Phát miền Trung cũng ổn định trong hôm nay. Cụ thể, giá thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.820 đồng/kg.
Thép Việt Đức có giá thép cuộn CB240 ở mức 14.350 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.660 đồng/kg.
Giá thép cuộn CB240 của thương hiệu thép Pomina hiện ở mức 15.730 đồng/kg. Tương tự, Pomina vẫn giữ nguyên giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.940 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát không có biến động, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.360 đồng/kg; trong khi đó, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.570 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.580 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.680 đồng/kg.
Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; còn với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.410 đồng/kg.
Giá sắt thép xây dựng trên Sàn giao dịch
Giá thép ngày 2/11, giao tháng 1/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 11 nhân dân tệ lên mức 3.453 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h10 (giờ Việt Nam).
Giá quặng sắt trên Sàn giao dịch Đại Liên (DCE) tăng nhờ những hỗ trợ về mặt kỹ thuật sau khi sụt giảm mạnh trong tháng 10, song triển vọng nhu cầu kém ở Trung Quốc đã làm ảnh hưởng đến tâm lý.
Giá quặng sắt giao tháng 1/2023 trên Sàn DCE đã đóng cửa với mức tăng 2,5%, đạt 628 nhân dân tệ/tấn (tương đương 86,30 USD/tấn).
Giá quặng sắt liên tục kéo dài chuỗi giảm thời gian qua, với giá trên sàn Đại Liên trong tháng 10 giảm mạnh nhất kể từ tháng 2/2020 do hoạt động của nhà máy ở Trung Quốc sụt giảm bất ngờ trong tháng 10 làm tăng thêm triển vọng ảm đạm ở nước sản xuất thép lớn nhất thế giới.
Tính đến nay, hợp đồng quặng sắt này đã giảm 29% so với mức đỉnh vào tháng 6 là 890 nhân dân tệ/tấn trong bối cảnh hạn chế COVID-19 nghiêm ngặt và sự suy thoái trong lĩnh vực bất động sản ở Trung Quốc.
Trên Sàn giao dịch Singapore, hợp đồng quặng sắt giao tháng 12 giảm 3,5% xuống mức 77,90 USD/tấn, sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm là 75 USD/tấn.
Các hoạt động nhà máy của Trung Quốc trong tháng 10 đã giảm xuống, điều này gây ảnh hưởng nặng nề đến triển vọng nhu cầu đối với kim loại và cho thấy sự phục hồi kinh tế yếu hơn trong quý IV.
Tại Mỹ, giá thép đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm, làm giảm lợi nhuận của các công ty thép nhưng mang lại cho các nhà sản xuất hy vọng về chi phí nguyên liệu thấp hơn.
Ấn Độ áp thuế AD cho thép mạ điện Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore
American Precoat Specialty, nhà cung cấp thép mạ điện duy nhất của Ấn Độ, đã đệ đơn điều tra chống bán phá giá (AD) lên Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đối với thép tấm mạ điện từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore. Giai đoạn điều tra bắt đầu vào tháng 6/2021.
Được biết rằng Bộ Tài chính của Ấn Độ đã quyết định áp thuế AD đối với các tấm thép mạ điện từ các quốc gia nêu trên.
Vào tháng 7, Bộ Thương mại đã áp mức thuế 16.05 USD/tấn đối với tôn mạ điện từ Hàn Quốc, không bao gồm các công ty như POSCO, Hyundai Steel và Dongkuk Steel; và áp đặt mức thuế 64.06 USD/tấn đối với Nhật Bản, không bao gồm Nippon Steel.
Bộ Thương mại và Công nghiệp trước đó đã ra phán quyết áp thuế 79.73 USD đối với các sản phẩm này từ Singapore.