Giá cà phê hôm nay tiếp tục tăng 500 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay (10/11), ghi nhận đảo tiếp tục tăng 500 đồng/kg, hiện giao dịch trung bình ở mức 58.300 đồng/kg.
Giá cà phê cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm của Tây Nguyên (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Kon Tum) được ghi nhận ở mức 58.500 đồng/kg.
Theo đó, tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 57.800 đồng/kg. Kế đến là tỉnh Gia Lai với 58.400 đồng/kg.
Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Nông có giá thu mua là 58.400 đồng/kg.
Đắk Lắk ghi nhận mức giao dịch là 58.500 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương được khảo sát.
Cập nhật giá cà phê hôm nay. |
Cập nhật giá cà phê Arabica trên sàn New York. |
Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 1/2024 được ghi nhận tại mức 2.430 USD/tấn sau khi tăng 1% (tương đương 24 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 12 tại New York ở mức 178,8 US cent/pound sau khi tăng 2,55% (tương đương 4,45 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h10 (giờ Việt Nam).
Cập nhật giá cà phê Robusta trên sàn London. |
Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2023 đạt 1,3 triệu tấn, trị giá hơn 3,3 tỷ USD, giảm 9,5% về lượng và 0,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Cơ cấu chủng loại cà phê xuất khẩu tiếp tục chuyển biến tích cực với sự gia tăng mạnh mẽ của các sản phẩm chế biến (cà phê hoà tan, rang xay...).
Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến hết tháng 9 xuất khẩu cà phê chế biến đã tăng 25,7% (tương ứng 123,7 triệu USD) so với cùng kỳ ngoái lên 604,8 triệu USD.
Tỷ trọng của cà phê chế biến đã tăng lên mức 19,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước so với 15,5% của cùng kỳ.
Trước đó, xuất khẩu cà phê chế biến của Việt Nam cũng tăng trưởng 18% trong năm 2022 và đạt hơn 677 triệu USD. Tính chung giai đoạn từ năm 2014 đến nay, xuất khẩu cà phê chế biến đã tăng trưởng bình quân hơn 15%/năm.
Ở chiều ngược lại, tỷ trọng của cà phê nhân đã giảm từ mức 84,5% của cùng kỳ xuống còn 80,7% trong 9 tháng đầu năm 2023. Chủ yếu là do kim ngạch xuất khẩu cà phê arabica giảm 34,3%, chỉ đạt 136,8 triệu USD; cà phê robusta giảm 1,3%, đạt 2,4 tỷ USD.
Các thị trường tiêu thụ cà phê chế biến của Việt Nam hiện nay gồm Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia…
Trong đó, đứng đầu là EU với kim ngạch xuất khẩu đạt 106,6 triệu USD trong 9 tháng đầu năm, tăng gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến của Việt Nam.
Tây Ban Nha, Ba Lan là hai thị trường xuất khẩu cà phê chế biến lớn nhất của Việt Nam tại EU, đạt lần lượt là 53,5 triệu USD và 18,6 triệu USD, tăng 107,2% và 49% so với cùng kỳ
Xuất khẩu cà phê chế biến sang thị trường châu Âu đang được các doanh nghiệp Việt Nam hướng đến do xuất khẩu sang khu vực này được hưởng thuế suất bằng 0% sau khi EVFTA có hiệu lực. Đồng thời, đáp ứng được xu hướng tiêu dùng của thị trường.
Ngoài EU, xuất khẩu cà phê chế biến sang các thị trường khác cũng đang được đẩy mạnh như: Trung Quốc đạt 65 triệu USD, tăng 7,3%; Nhật Bản đạt 62,9 triệu USD, tăng 22,5%; Indonesia tăng 44,6%, đặc biệt Thái Lan tăng tới 175%...
Giá tiêu hôm nay không điều chỉnh mới
Giá tiêu hôm nay (10/11), tăng nhẹ so với hôm qua tại Gia Lai và Bình Phước. Hiện tại, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn ghi nhận mức giá cao nhất là 68.000 đồng/kg. Hiện thị trường nội địa dao động trong khoảng 66.000 - 68.000 đồng/kg sau khi tăng nhẹ tại một số địa phương.
Chi tiết như sau, hồ tiêu tại Gia Lai và Đồng Nai đang được thu mua với mức giá chung là 66.000 đồng/kg. Theo đó, giá tiêu tại tỉnh Gia Lai tăng nhẹ 500 đồng/kg, trong khi tỉnh Đồng Nai vẫn duy trì giá ổn định.
Song song đó là Đắk Lắk và Đắk Nông vẫn có cùng mức giá thu mua 67.000 đồng/kg.
Đồng thời, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước cũng ghi nhận tăng 500 đồng/kg lên cùng mức với Bà Rịa - Vũng Tàu là 68.000 đồng/kg.
Cập nhật giá tiêu hôm nay. |
Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), 10 tháng năm 2023, Việt Nam đã nhập khẩu 22.502 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen đạt 21.084 tấn, tiêu trắng đạt 1.418 tấn, so với cùng kỳ năm 2022 lượng nhập khẩu giảm 29,2%.
Nhập khẩu từ Brazil chiếm 62,1% và tăng 51,4% so với cùng kỳ đạt 13.975 tấn, trong khi đó nhập khẩu từ Campuchia giảm 73,5% đạt 3.403 tấn và từ Indonesia giảm 46,6% đạt 2.880 tấn.
Ở chiều ngược lại, 10 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam đạt 57.723 tấn, chiếm 25,8% thị phần và tăng 265,3% so cùng kỳ, tuy nhiên, lượng nhập khẩu những tháng gần đây của Trung Quốc đang có chiều hướng giảm sau khi đã mua đủ lượng hàng từ 2 quý đầu năm.
Mỹ là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn thứ 2 của Việt Nam đạt 42.600 tấn, chiếm 19,1% và so cùng kỳ giảm 6,3%. Khu vực châu Âu chiếm tỷ trọng 19,0% thị phần xuất khẩu và so cùng kỳ giảm 4,8% trong đó Đức giảm 7,4% đạt 7.754 tấn, Hà Lan giảm 4,7% đạt 6.582 tấn, Nga giảm 8,1% đạt 4.662 tấn, Anh giảm 8,1% đạt 4.077 tấn.
Hai thị trường Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp ghi nhận xuất khẩu tăng mạnh 69,7% và 31,1% lần lượt đạt 3.900 tấn và 3.097 tấn.
Trên thị trường thế giới, thông tin trên Vietnambiz, theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia, trong 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt tiêu của nước này đã giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái xuống chỉ còn 5.000 tấn.
Sự sụt giảm này được nhận định là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến các đơn đặt hàng và biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng.
Ông Mak Ny, chủ tịch Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia (CPSF) cho biết, giá tiêu trên thị trường giảm khiến một số nông dân có tâm lý tích trữ hàng chờ giá lên.
“Tại ASEAN, Việt Nam là thị trường lớn của hạt tiêu Campuchia. Tuy nhiên, xuất khẩu tiêu sang Việt Nam vẫn phải đối mặt với hàng rào thuế quan và các vấn đề kiểm dịch mặc dù có một số hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực”, ông nói thêm.
Hồ tiêu hiện được trồng tại 18 tỉnh của Campuchia bao gồm Mondulkiri, Ratanakkiri, Tbong Khmum và Kampot... Các thị trường xuất khẩu tiêu hàng đầu của nước này bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản…