Giá cà phê hôm nay quay đầu giảm 100 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay (7/11), ghi nhận thị trường cà phê trong nước tăng so với cùng thời điểm hôm qua.
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 57.600 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 58.600 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 58.500 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 58.400 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 58.300 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 58.400 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 58.300 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 58.400 đồng/kg.
Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 1/2024 được ghi nhận tại mức 2.422 USD/tấn sau khi tăng 2,11% (tương đương 50 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 12 tại New Italiaork ở mức 173,7 US cent/pound sau khi tăng 1,64% (tương đương 2,8 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h55 (giờ Việt Nam).
Theo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, quý 3/2023, nhu cầu tiêu thụ cà phê của hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới vẫn chịu ảnh hưởng do tình hình suy thoái kinh tế, lạm phát kéo dài và căng thẳng địa chính trị.
Tại Liên minh châu Âu, theo Cơ quan Thống kê châu Âu, 6 tháng đầu năm 2023, EU nhập khẩu cà phê từ thế giới đạt 9,74 tỷ EUR (tương đương 10,3 tỷ USD), giảm 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xu hướng giảm nhập khẩu tiếp tục diễn ra trong tháng 7/2023, kim ngạch đạt 1,57 tỷ EUR (tương đương 1,66 tỷ USD), giảm 11,1% so với tháng 7/2022.
Tuy nhiên, điểm tích cực là cà phê Việt Nam tiếp tục được thị trường EU ưa chuộng. EU đã tăng nhập khẩu cà phê từ Việt Nam, mức tăng 20,1% trong 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch đạt 869 triệu EUR (tương đương 917,6 triệu USD).
Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của EU từ thế giới chiếm 8,91% trong 6 tháng đầu năm 2023 và đã tăng lên 9,52% trong tháng 7/2023.
Tuy nhiên, theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Quy định chống phá rừng của EU được Nghị viện thông qua ngày 29/6/2023 và áp dụng từ ngày 30/12/2024 sẽ ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu cà phê tới đây.
Cụ thể, kể từ ngày 31/12/2024, EU cấm việc bán cà phê có nguồn gốc từ đất bị phá rừng hoặc đất bạc màu đã bị cấm. Quy định của EU yêu cầu các công ty bán cà phê ở EU thu thập tọa độ định vị của trang trại sản xuất cà phê. Các công ty có thể kết hợp dữ liệu này với các công cụ giám sát vệ tinh. Những công cụ này kiểm tra xem các công ty có đáp ứng các yêu cầu của quy định hay không và xác định các khu vực tiềm ẩn có nguy cơ suy thoái đất và phá rừng.
Đề xuất này cũng dán nhãn các quốc gia trồng cà phê là có rủi ro thấp hoặc rủi ro cao. Cà phê từ các vùng có rủi ro cao phải đáp ứng các yêu cầu thẩm định nhiều hơn so với các vùng có rủi ro thấp. Quy định nhằm giải quyết nạn phá rừng, gây suy thoái rừng và giúp bảo tồn rừng để giảm lượng khí thải carbon và mất đa dạng sinh học. Theo đó, phạm vi hàng hóa sản xuất chịu áp dụng trong quy định này gồm: Gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành, gỗ và một số sản phẩm có nguồn gốc từ chúng, chẳng hạn như da, lốp xe, hoặc đồ nội thất.
Quy định mới của EU đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Tại Hoa Kỳ, nhu cầu của thị trường này đối với mặt hàng cà phê cũng liên tục giảm. Song, Hoa Kỳ tăng nhập khẩu cà phê từ Việt Nam, mức tăng 30,3% trong 6 tháng đầu năm 2023. Xu hướng tăng tiếp tục diễn ra trong các tháng 7 và tháng 8, mức tăng lần lượt 6,8% và 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo đó, thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ từ thế giới tăng từ 3,51% trong 8 tháng đầu năm 2022 lên 4,89% trong 8 tháng đầu năm 2023.
Giá tiêu hôm nay không có thay đổi mới
Giá tiêu hôm nay (7/11), duy trì trong khoảng 65.500 - 68.000 đồng/kg tại thị trường trong nước.
Trong đó, mức giá được ghi nhận hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai lần lượt là 65.500 đồng/kg và 66.000 đồng/kg.
Kế đến là hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông với mức giá thu mua chung 67.000 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu lần lượt ổn định tại mức 67.500 đồng/kg và 68.000 đồng/kg.
Số liệu tổng hợp được cho thấy, tính đến hết quý III, xuất khẩu hồ tiêu ghi nhận sự sụt giảm ở hầu hết quốc gia sản xuất hàng đầu trên thế giới gồm Brazil, Indonesia, Ấn Độ… và chỉ tăng duy nhất tại Việt Nam.
Kinh tế toàn cầu suy giảm, lạm phát và lãi suất tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu tại nhiều quốc gia, đặc biệt là Mỹ và EU.
Trong khi đó, nhu cầu từ Trung Quốc và châu Phi lại cho thấy sự khởi sắc trở lại sau đại dịch COVID-19, đây cũng là hai thị trường tích cực nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam nhất trong 9 tháng đầu năm nay.
Brazil: Số liệu từ Trung tâm Thống kê Ngoại thương Nhà nước Brazil (Comex Stat) cho thấy, xuất khẩu hồ tiêu của Brazil trong tháng 9 đạt 7.297 tấn, tăng 41,4% so với tháng trước nhưng vẫn giảm 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính từ đầu năm đến hết tháng 9, Brazil đã xuất khẩu tổng cộng 58.310 tấn hồ tiêu, với kim ngạch thu về 178,4 triệu USD, giảm 2,4% về lượng và giảm tới 22,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022
Giá hồ tiêu xuất khẩu bình quân của Brazil trong tháng 9 tiếp tục giảm tháng thứ hai liên tiếp so với tháng trước, với mức giảm 0,6% xuống còn 3.265 USD/tấn. Bình quân 9 tháng đầu năm, giá tiêu xuất khẩu của Brazil đạt 3.059 USD/tấn, giảm 20,7% so với cùng kỳ.