Giá cà phê hôm nay 19/11/2022: Quay đầu giảm 200 đồng/kg Giá cà phê hôm nay 20/11/2022: Không có điều chỉnh mới Giá cà phê hôm nay 21/11/2022: Tiếp tục đứng yên tại ba miền |
Giá cà phê trong nước
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 39.100 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 39.600 đồng/kg.
Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 39.500 đồng/kg.
![]() |
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 39.600 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 39.500 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 39.600 đồng/kg (Chư Prông).
Ở Pleiku và La Grai cùng giá 39.500 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 39.600 đồng/kg.
Giá cà phê thế giới
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2023 tăng 1 USD/tấn ở mức 1.812 USD/tấn, giao tháng 3/2023 tăng 1 USD/tấn ở mức 1.788 USD/tấn.
Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2022 tăng 5,3 cent/lb, ở mức 160,4 cent/lb, giao tháng 3/2023 tăng 5,05 cent/lb, ở mức 160,75 cent/lb.
Trong niên vụ 2021-2022 vừa qua, xuất khẩu cà phê của khu vực Nam Mỹ đã giảm 7,1% so với niên vụ trước xuống còn 55,3 triệu bao. Nguyên nhân là lượng cà phê xuất khẩu của Brazil, nước xuất khẩu lớn nhất khu vực, giảm 11,4% so với vụ trước xuống còn 38,1 triệu bao.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2017, xuất khẩu cà phê của Brazil giảm xuống dưới 40 triệu bao. Yếu tố mùa vụ và các vấn đề về logistics đã ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu cà phê của nước này trong niên vụ vừa qua.
Ngược lại, khu vực châu Á và châu Đại Dương đã xuất khẩu 43,9 triệu bao trong niên vụ 2021-2022, tăng 12,8% so với vụ trước. Riêng Việt Nam chiếm 64% khối lượng xuất khẩu của khu vực với 28,2 triệu bao, tăng 14,8% (tương ứng 3,6 triệu bao) so với niên vụ 2020-2021.
Điều này giúp Việt Nam trở thành nước có đóng góp chính vào mức tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực châu Á và Châu Đại Dương trong niên vụ vừa qua.
Tương tự, xuất khẩu cà phê của Ấn Độ đã tăng tới 21,7% trong niên vụ 2021-2022, lên 7,2 triệu bao. Còn Indonesia, nhà sản xuất và xuất khẩu lớn thứ ba trong khu vực, ghi nhận lượng xuất khẩu tăng nhẹ lên 6,9 triệu bao từ mức 6,8 triệu bao của niên vụ trước.
Trong khi đó, xuất khẩu cà phê từ khu vực châu Phi giảm 5,1% xuống 13,7 triệu bao. Sự sụt giảm xuất khẩu của Uganda là do là do tác động của hạn hán tại hầu hết các vùng trồng cà phê, dẫn đến mùa thu hoạch chính ngắn hơn ở miền Trung và miền Đông của nước này, do đó sản lượng và xuất khẩu cũng thấp hơn.
Tuy nhiên, Ethiopia, nhà sản xuất và xuất khẩu lớn thứ hai trong khu vực, lại ghi nhận khối lượng xuất khẩu tăng nhẹ lên 4 triệu bao từ 3,98 triệu bao trong năm trước đó.
Niên vụ 2021-2022 cũng chứng kiến sự sụt giảm trong xuất khẩu cà phê của khu vực Trung Mỹ và Mexico với mức giảm 3,3% so với niên vụ trước xuống 16,1 triệu bao.
Tại khu vực này, Honduras là nước ghi nhận sự sụt giảm xuất khẩu mạnh nhất khi giảm đến 20%, tương ứng với 1,2 triệu bao so với niên vụ 2020-2021. Hai quốc gia ghi nhận sự sụt giảm lớn tiếp theo là Costa Rica và Guatemala, với mức giảm lần lượt là 50.576 bao và 280.445 bao.
![]() |
![]() |
![]() |