Đến 2025, xử lý cơ bản các ngân hàng yếu kém

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 689/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã trả lời thẳng vào vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Kéo dài thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 có ý nghĩa quan trọng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Sẽ tăng cường các kênh tiếp cận tín dụng chính thức, hạn chế tín dụng đen

Mục tiêu cụ thể của Đề án là triển khai thí điểm áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước nắm cổ phần chi phối và NHTM cổ phần có chất lượng quản trị tốt đã hoàn thành áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn vào cuối năm 2025; phấn đấu đến năm 2023, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các NHTM đạt tối thiểu 10 - 11%; đến năm 2025, đạt tối thiểu 11 - 12%.

Phải bảo đảm số vốn điều lệ tối thiểu

TCTD phải có biện pháp bảo đảm có số vốn điều lệ đến năm 2025 như sau:

- Đối với TCTD đang hoạt động (không bao gồm NHTM, Công ty tài chính (CTTC), Công ty cho thuê tài chính (CTCTTC) yếu, yếu kém/được kiểm soát đặc biệt thực hiện phương án cơ cấu lại do cấp có thẩm quyền phê duyệt):

+ Đối với các NHTM, nhóm NHTM trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô lớn vốn điều lệ tối thiểu đạt 15.000 tỷ đồng; nhóm NHTM trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô nhỏ và trung bình và NHTM có vốn nước ngoài: vốn điều lệ tối thiểu đạt 5.000 tỷ đồng.

+ Đối với CTTC, vốn điều lệ tối thiểu đạt 750 tỷ đồng.

+ Đối với CTCTTC, vốn điều lệ tối thiểu đạt 450 tỷ đồng.

- Đối với NHTM, CTTC, CTCTTC yếu, yếu kém/được kiểm soát đặc biệt thực hiện phương án cơ cấu lại do cấp có thẩm quyền phê duyệt, phương án tăng vốn thực hiện theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD, nợ xấu đã bán cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) chưa được xử lý, thu hồi và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu ở mức dưới 3% (không bao gồm các NHTM yếu kém).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Khuyến khích mua bán, hợp nhất, sáp nhập các TCTD

Đề án nêu cụ thể nhóm giải pháp cơ cấu lại TCTD. Cụ thể, các TCTD xây dựng phương án và tổ chức triển khai các giải pháp phù hợp theo từng nhóm/khối các TCTD bao gồm: tăng vốn điều lệ, nâng tỷ lệ an toàn vốn để tăng cường năng lực tài chính và an toàn hoạt động ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, chất lượng tín dụng...; khuyến khích tham gia mua bán, hợp nhất, sáp nhập các TCTD trên cơ sở tự nguyện để gia tăng quy mô, phạm vi hoạt động, khả năng cạnh tranh; triển khai và áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao, hướng tới đạt trình độ phát triển của Nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2025. TCTD yếu, yếu kém áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật để bảo đảm giữ vững ổn định hệ thống các TCTD, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Trong đó, với các NHTM do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (không bao gồm các ngân hàng mua bắt buộc) (NHTMNN):

- Xây dựng phương án nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động và tổ chức triển khai thực hiện theo các giải pháp tăng vốn điều lệ để cải thiện, nâng cao năng lực tài chính, triển khai thí điểm áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao (riêng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam theo phương pháp tiêu chuẩn), trong đó, giai đoạn 2022 - 2023, tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021 - 2023 cho các NHTM cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và từ nguồn ngân sách nhà nước đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; giai đoạn 2024 - 2025, nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền để tăng vốn theo quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn hệ thống.

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chủ động xây dựng phương án để cơ cấu lại toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động và giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, nông thôn; tăng vốn điều lệ theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; triển khai các bước để thực hiện cổ phần hóa sau khi Bộ Tài chính hoàn tất việc phê duyệt phương án sắp xếp cơ sở nhà, đất của ngân hàng; thực hiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước.

Các NHTM mua bắt buộc, triển khai cơ cấu lại theo Phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với quy định của pháp luật; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động ngân hàng, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các tồn tại, rủi ro trong quá trình tác nghiệp của ngân hàng.

Đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu; phân loại nợ theo quy định của pháp luật; đẩy nhanh và gia tăng hiệu quả công tác xử lý, thu hồi nợ và tài sản tồn đọng cho ngân hàng.

Với các NHTM cổ phần, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, trên cơ sở số liệu giám sát, kết quả thanh tra, đánh giá của kiểm toán độc lập và kết quả xếp hạng, các NHTM cổ phần, CTTC và CTCTTC được phân thành 03 nhóm, bao gồm: Nhóm 1: Nhóm NHTM cổ phần, CTTC và CTCTTC có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô lớn; Nhóm 2: Nhóm NHTM cổ phần, CTTC và CTCTTC có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô nhỏ và trung bình; Nhóm 3: Nhóm NHTM cổ phần, CTTC và CTCTTC hoạt động yếu, yếu kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro, mất an toàn hoạt động để triển khai các giải pháp:

+ Tiếp tục phát triển, nâng cao năng lực tài chính cả về quy mô và chất lượng, hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh theo cơ chế thị trường, công khai, minh bạch, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực về quản trị và an toàn hoạt động ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật và thông lệ quôc tế; ứng dụng và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại.

+ Tăng vốn và cải thiện chất lượng nguồn vốn tự có của TCTD để bảo đảm mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật và nâng cao tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế.

+ Khuyến khích tham gia mua bán, hợp nhất, sáp nhập các TCTD trên cơ sở tự nguyện để gia tăng quy mô, phạm vi hoạt động, khả năng cạnh tranh.

+ Triển khai và áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao, hướng tới đạt trình độ phát triển của Nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2025.

+ Các TCTD yếu, yếu kém được xem xét áp dụng các biện pháp can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm giữ vững ổn định hệ thống các TCTD, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Còn với các TCTD nước ngoài (liên doanh, 100% vốn nước ngoài), tiếp tục tạo điều kiện cho các TCTD nước ngoài hoạt động kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng với các TCTD trong nước; khuyến khích các TCTD nước ngoài tham gia hỗ trợ và xử lý các vấn đề khó khăn, yếu kém của các TCTD trong nước; khuyến khích các TCTD nước ngoài đi đầu trong việc phát triển và áp dụng các công nghệ hiện đại, đưa các sản phẩm, dịch vụ mới tới thị trường Việt Nam; hỗ trợ các TCTD trong nước trong việc tiếp cận với các quy trình, sản phẩm, công nghệ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng về sản phẩm và dịch vụ của khách hàng.

Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh

Về nhóm giải pháp xử lý nợ xấu, đánh giá chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp; thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo đúng quy định pháp luật; bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm (TSBĐ); thu nợ và xử lý TSBĐ; kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động; tiếp tục triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng; chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là cơ quan Công an, Tòa án nhân dân, cơ quan Thi hành án các cấp trong quá trình xử lý TSBĐ để thu hồi nợ, nhằm bảo đảm thu hồi tối đa giá trị các khoản nợ, hạn chế thiệt hại cho các TCTD.

Trình cấp có thẩm quyền xem xét, cấp bổ sung vốn điều lệ đạt mức 10.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2022 - 2025 để nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động của VAMC.

Tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành và cơ quan liên quan trong việc xử lý nợ xấu của các TCTD. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD trên địa bàn trong việc xử lý nợ xấu, xử lý TSBĐ của các khoản nợ xấu, đặc biệt là hỗ trợ trong thực hiện các thủ tục hành chính tại địa phương để xử lý nợ xấu, TSBĐ, các thủ tục liên quan đến pháp lý các dự án bất động sản là TSBĐ của ngân hàng để từng bước tháo gỡ khó khăn, xử lý TSBĐ để thu hồi nợ; tạo điều kiện để TCTD có thể xử lý nhanh TSBĐ của các khoản nợ xấu liên quan đến các vụ án đang được xử lý tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quản lý doanh thu dễ dàng với tính năng mới "chia sẻ biến động số dư"

Quản lý doanh thu dễ dàng với tính năng mới "chia sẻ biến động số dư"

BIDV vừa ra mắt tính năng mới trên ứng dụng ngân hàng số BIDV SmartBanking cho phép chủ cửa hàng quản lý doanh thu và chia sẻ biến động số dư đến tất cả nhân viên mà vẫn đảm bảo bảo mật số dư tài khoản.
Mở ra thế giới, nâng tầm đẳng cấp với thẻ tín dụng SHB Mastercard World

Mở ra thế giới, nâng tầm đẳng cấp với thẻ tín dụng SHB Mastercard World

Sở hữu chiếc thẻ đen “quyền lực” SHB Mastercard World, khách hàng không những nhận được chính sách tài chính, phi tài chính hấp dẫn tại Việt Nam mà còn tận hưởng loạt đặc quyền thượng đỉnh như dịch vụ sân golf, ẩm thực – nghỉ dưỡng đẳng cấp hay phòng chờ sân bay trên toàn thế giới.
“Kinh doanh bao trùm trong lĩnh vực nông nghiệp và hệ thống thực phẩm”

“Kinh doanh bao trùm trong lĩnh vực nông nghiệp và hệ thống thực phẩm”

Ngày 15/3/2024, tại TP.HCM, đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tham gia sự kiện “Diễn đàn đầu tư quốc gia về Kinh doanh bao trùm trong lĩnh vực nông nghiệp và hệ thống thực phẩm”. Diễn đàn do Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc (UNESCAP) phối hợp cùng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức, với sự hỗ trợ của Quỹ Bill & Melinda Gates.
Nhiều lợi ích khi bỏ độc quyền vàng miếng

Nhiều lợi ích khi bỏ độc quyền vàng miếng

Độc quyền vàng miếng SJC được coi là thủ phạm gây ra khan hiếm nguồn cung, dẫn tới chênh lệch giá vàng kéo dài, tạo bất ổn thị trường vàng.
BIDV lập kỷ lục 9 lần nhận giải thưởng Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam

BIDV lập kỷ lục 9 lần nhận giải thưởng Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam

Với những kết quả kinh doanh ấn tượng và dịch vụ vượt trội dành cho khách hàng cá nhân, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã được Tạp chí The Asian Banker bình chọn là “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất năm 2024”. Giải thưởng đã được trao cho BIDV trong khuôn khổ sự kiện “Excellence In Retail Financial Services Global Awards Ceremony 2024” tổ chức tại Hàn Quốc ngày 07/03/2024. BIDV là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam 9 lần nhận giải thưởng này.
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phục vụ nhu cầu đời sống, Agribank dành khoảng 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm. Cụ thể:
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 3,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 3,0%/năm

Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phát triển kinh tế, Agribank dành khoảng 50.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh với lãi suất chỉ từ 3,0% /năm.
Trợ lực quan trọng giúp doanh nghiệp kinh doanh khởi sắc

Trợ lực quan trọng giúp doanh nghiệp kinh doanh khởi sắc

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu chi phí vốn, từ nay đến 31/12/2024, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai chương trình Guarantee Success – các giải pháp ưu đãi giảm phí hấp dẫn với các gói phí bảo lãnh linh hoạt.
BIDV đề xuất giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển bền vững

BIDV đề xuất giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển bền vững

Mới đây, tại Diễn đàn Tài trợ thương mại 2024, đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã đề xuất nhiều giải pháp tài chính thúc đẩy tài trợ thương mại vì mục tiêu chống biến đổi khí hậu.
Ngân hàng phải thông báo cho khách hàng nếu phát hiện bất thường trong việc sử dụng thẻ

Ngân hàng phải thông báo cho khách hàng nếu phát hiện bất thường trong việc sử dụng thẻ

Nếu ngân hàng phát hiện các vấn đề bất thường trong việc sử dụng thẻ của khách hàng như không phát sinh giao dịch, phát sinh nợ quá hạn kéo dài..., các nhà băng cần chủ động thông tin đến khách hàng.
BIDV Open API - Dẫn đầu xu thế Ngân hàng mở

BIDV Open API - Dẫn đầu xu thế Ngân hàng mở

Sau gần 4 tháng ra mắt kể từ ngày 29/11/2023, đã có gần 60 đối tác trải nghiệm hệ thống BIDV Open API (với hơn 17.000 lượt thử nghiệm trên môi trường sandbox) và đăng ký tích hợp với BIDV sau khi trải nghiệm... Với kết quả khả quan bước đầu, BIDV Open API đang mở ra cơ hội hợp tác giữa BIDV với nhiều đối tác phát triển phần mềm, fintech, bigtech,... hỗ trợ đẩy nhanh việc tích hợp dịch vụ ngân hàng lên các nền tảng số mới.
Lãnh đạo Eximbank khẳng định không thu khoản nợ 8,8 tỷ đồng

Lãnh đạo Eximbank khẳng định không thu khoản nợ 8,8 tỷ đồng

Lãnh đạo Eximbank cho rằng cán bộ xử lý nợ đã máy móc, gửi thông báo trực tiếp đến khách hàng khi chưa trình cấp thẩm quyền. Ngân hàng đã làm việc với khách hàng và chắc chắn "sẽ không có khoản nợ 8,8 tỷ đồng như vừa qua".
Chính thức “xoá sổ” lãi suất từ 6%/năm

Chính thức “xoá sổ” lãi suất từ 6%/năm

Sacombank đã chính thức "xoá sổ" mức lãi suất trên 6%/năm. Với động thái này, hiện mức lãi suất từ 6%/năm đã hoàn toàn biến mất trên thị trường, trừ một số ngân hàng áp dụng chính sách lãi suất đặc biệt với tiền gửi hàng trăm tỷ đồng.
3 cách để kiểm tra nợ xấu từ thẻ tín dụng để không “mất tiền oan”

3 cách để kiểm tra nợ xấu từ thẻ tín dụng để không “mất tiền oan”

Sau sự việc một khách hàng ở Quảng Ninh vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng bị nợ xấu 8,8 tỷ đồng, nhiều người băn khoăn không biết làm thế nào để quản lý thẻ tín dụng hiệu quả, tránh mất tiền oan.
Cùng Eximbank chuyển yêu thương - đi muôn phương

Cùng Eximbank chuyển yêu thương - đi muôn phương

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) triển khai chương trình ưu đãi phí "Cùng Eximbank chuyển yêu thương - đi muôn phương".
SHB đồng loạt giảm lãi suất cho vay chỉ còn từ 5,79%/năm

SHB đồng loạt giảm lãi suất cho vay chỉ còn từ 5,79%/năm

Tích cực đồng hành cùng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất - kinh doanh, mới đây, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đồng loạt giảm lãi suất các gói vay ưu đãi xuống chỉ còn từ 5,79%/năm. Đây được xem là mức lãi suất cho vay cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng tính đến thời điểm hiện nay.
Nguyên nhân tín dụng 2 tháng đầu năm tăng trưởng âm

Nguyên nhân tín dụng 2 tháng đầu năm tăng trưởng âm

Đến ngày 29/2/2024, tín dụng nền kinh tế giảm 0,72% so với cuối năm 2023. Tuy nhiên, tốc độ giảm của tháng Hai đã chậm lại (-0,05%) so với tháng Một (-0,6%).
Vì sao doanh nghiệp chưa “mặn mà” với gói cho vay 120.000 tỷ đồng

Vì sao doanh nghiệp chưa “mặn mà” với gói cho vay 120.000 tỷ đồng

Hiện mức lãi suất cho vay bình thường là 8%-9% nhưng lãi suất của gói vay 120.000 tỷ đồng đã là 7%-8,2%. Một số doanh nghiệp đề xuất ngân hàng xem xét giảm mức lãi suất xuống thấp hơn nữa để doanh nghiệp mặn mà với việc vay vốn.
Tạo đà bứt phá với BIDV SME Champion

Tạo đà bứt phá với BIDV SME Champion

Chào đón năm mới với những cơ hội phát triển mới, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai chương trình “SME Champion” dành cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhiều ưu đãi hấp dẫn về lãi suất và miễn giảm phí, hỗ trợ các doanh nghiệp SME tạo đà bứt phá trong năm 2024.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh lúa, gạo

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh lúa, gạo

Ngân hàng Nhà nước đề nghị các ngân hàng thương mại chủ động cân đối nguồn vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay của người dân, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, thu mua, tạm trữ, xuất khẩu lúa, gạo, nhất là thu mua lúa hàng hóa vụ Đông Xuân 2023-2024 tại các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng ngân hàng nào cao nhất?

Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng ngân hàng nào cao nhất?

Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng cao nhất thị trường hiện nay theo hình thức gửi tiết kiệm trực tuyến lĩnh lãi cuối kỳ là 5,3%/năm, được áp dụng tại VietBank, BaoViet Bank, và Nam A Bank.
SeABank kiện toàn đội ngũ lãnh đạo cao cấp, tăng cường năng lực quản trị điều hành hướng tới phát triển bền vững

SeABank kiện toàn đội ngũ lãnh đạo cao cấp, tăng cường năng lực quản trị điều hành hướng tới phát triển bền vững

Trong khuôn khổ chiến lược phát triển bền vững đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị, điều hành, ngày 23/2/2024, Hội đồng Quản trị (HĐQT) SeABank đã ban hành các Nghị quyết kiện toàn đội ngũ lãnh đạo cao cấp , nhằm triển khai mạnh mẽ chiến lược phát triển bền vững (ESG) với các trụ cột về Quản trị ngân hàng, Quản trị rủi ro, Nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự, Văn hóa tổ chức, An sinh xã hội và Môi trường xã hội.
Tín dụng tăng trưởng âm, lãnh đạo các ngân hàng nói gì?

Tín dụng tăng trưởng âm, lãnh đạo các ngân hàng nói gì?

Sáng 20/2, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng năm 2024.
SeABank mang hơi ấm mùa xuân đến với những người có hoàn cảnh khó khăn

SeABank mang hơi ấm mùa xuân đến với những người có hoàn cảnh khó khăn

Xuân Yêu thương - hoạt động thiện nguyện thường niên vừa được Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) tổ chức vào những ngày đầu năm 2024 nhằm hỗ trợ cho những người có hoàn cảnh khó khăn tại các địa bàn có điểm giao dịch của Ngân hàng. Gần 1 tấn nhu yếu phẩm cùng 1.600 phần quà trị giá hơn 666 triệu đồng đã được trao cho các em nhỏ, cụ già có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại 5 bệnh viện, 8 trường học và 15 trung tâm bảo trợ ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất?

Gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất?

Lãi suất tiết kiệm cao nhất tháng 2/2024 kỳ hạn 6 tháng là 5%/năm, được áp dụng tại CBBank, đứng thứ 2 là VietBank (4,8%/năm).
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động