Đảm bảo doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm

Quy định của dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ góp phần thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; đảm bảo doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, tôn trọng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.

Sáng 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Đề cập sự cần thiết ban hành dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cho biết: Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, trước yêu cầu mới từ thực tiễn quản lý và hội nhập quốc tế, kịp thời khắc phục những hạn chế, tồn tại của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp hiện hành tại Luật số 69/2014/QH13, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam, Chính phủ trình dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp thay thế Luật số 69/2014/QH13 là cần thiết.

Quốc hội nghe Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long báo cáo về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Quốc hội nghe Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long báo cáo về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Bám sát nội dung Chính phủ đã đề xuất khi xây dựng chính sách và đăng ký chương trình xây dựng pháp luật năm 2024 tại các Tờ trình số 189/TTr-CP ngày 26/4/2024 của Chính phủ, Tờ trình số 79/TTr-BTC ngày 17/4/2024 của Bộ Tài chính và nội dung Báo cáo số 257/BC-CP ngày 20/5/2024 của Chính phủ đã được Quốc hội thông qua khi đề xuất xây dựng Luật.

Phạm vi điều chỉnh của Luật số 69/2014/QH13 có nội dung “sử dụng vốn nhà nước”, “đầu tư vào sản xuất, kinh doanh” thể hiện sự chi tiết, bó hẹp về cách tiếp cận, hạn chế tính tự chủ của doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn, tài sản trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; còn thể hiện sự can thiệp hành chính của nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp; chưa bao quát được công tác quản lý dòng vốn của nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; đồng thời chưa bao gồm nội dung sắp xếp, cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Do đó, cần thiết điều chỉnh phạm vi theo hướng không quy định cụ thể nội dung “sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp”.

Theo đó, việc sử dụng vốn, tài sản được quy định theo hướng “đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp”; các quy định về huy động vốn; mua, bán, sử dụng tài sản cố định; quản lý nợ phải thu, phải trả được giao cho doanh nghiệp quyết định nhằm xác định rõ Nhà nước là chủ sở hữu đầu tư vốn, quản lý theo phần vốn góp tại doanh nghiệp, không can thiệp hành chính vào hoạt động của doanh nghiệp; tăng cường phân cấp mạnh gắn với trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long

Về đối tượng áp dụng khi xây dựng chính sách đã xác định “Doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư khác” là doanh nghiệp có vốn đầu tư trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp 100% vốn điều lệ.

Trong quá trình nghiên cứu cụ thể khi xây dựng dự thảo Luật, để đảm bảo thống nhất với nguyên tắc nhà nước quản lý theo dòng vốn đầu tư và theo đúng phần vốn góp tại doanh nghiệp, trên cơ sở ý kiến đề nghị của các doanh nghiệp, các Bộ, ngành, đơn vị có liên quan, Chính phủ thống nhất dự thảo Luật không đưa đối tượng doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư khác vào trong phạm vi điều chỉnh của Luật và giao cho doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước chịu trách nhiệm.

Theo đó, tại Điều 2 dự thảo về đối tượng áp dụng gồm: (1) Doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (không bao gồm: Bảo hiểm tiền gửi và ngân hàng chính sách); (2) Cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn, người đại diện chủ sở hữu vốn tại các doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp và tổ chức tín dụng do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; (3) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thay mặt cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) Lê Quang Mạnh cho biết, Ủy ban TCNS cơ bản tán thành với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp thay thế Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69). Uỷ ban nhận thấy, quy định của dự thảo Luật sẽ góp phần thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (DNNN); đảm bảo DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường, tôn trọng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quản lý, đầu tư vốn tại doanh nghiệp. Để hoàn thiện Dự thảo Luật, Uỷ ban TCNS đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát các quy định cụ thể trong Dự thảo Luật để thể chế hóa đầy đủ, đồng bộ các chủ trương, nguyên tắc nêu trên.

Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng (Điều 1, Điều 2): Uỷ ban TCNS nhận thấy, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng quy định tại dự thảo Luật đã bảo đảm phù hợp, thống nhất với quy định về DNNN của Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh các doanh nghiệp có trên 50% vốn nhà nước, hiện còn có những loại hình doanh nghiệp khác có vốn nhà nước đầu tư mà chưa được quy định trong phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật. Do vậy, đề nghị cần xem xét, bổ sung phạm vi quản lý, đầu tư vốn nhà nước để có các quy định có tính nguyên tắc trong Dự thảo Luật và đồng thời, giao Chính phủ quy định chi tiết đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước này với biện pháp, mức độ quản lý phù hợp.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước (Điều 9, Điều 10): Ủy ban TCNS thấy rằng, dự thảo Luật đã quy định chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân cấp tỉnh và cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn. Ủy ban đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát, quy định bảo đảm phù hợp với Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định pháp luật liên quan; bảo đảm thống nhất trong Luật về quyền, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ; quyền, trách nhiệm của Bộ Tài chính với tư cách là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước về quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của doanh nghiệp (Điều 12): Uỷ ban TCNS nhận thấy, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của doanh nghiệp trong dự thảo luật chưa bao quát hết các loại hình doanh nghiệp. Do vậy, đề nghị Cơ quan soạn thảo cần bổ sung quy định phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn theo nhóm, quy mô, loại hình doanh nghiệp, trong đó lưu ý có quy định riêng đối với một số loại hình doanh nghiệp đặc thù như doanh nghiệp công ích, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh... Đồng thời đề nghị rà soát, hoàn thiện Điều 12 để quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của doanh nghiệp; bảo đảm đúng tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW, Kết luận của UBTVQH, thống nhất giữa quan điểm xây dựng Luật với các nội dung cụ thể quy định trong dự thảo Luật; làm rõ nguyên tắc nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp; phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.

Về phân phối lợi nhuận và sử dụng Quỹ: Uỷ ban TCNS nhận thấy, trích lập tối đa 50% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ đầu tư phát triển để tại doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước đầu tư là phù hợp. Dự thảo Luật đã chỉnh lý quy định về mục đích sử dụng Quỹ đầu tư phát triển để tại doanh nghiệp theo hướng sẽ được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Ủy ban TCNS nhất trí với dự thảo Luật; song, đề nghị bổ sung dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện nội dung này để bảo đảm đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, Dự thảo Nghị định cần quy định cụ thể về thẩm quyền, quyết định, phạm vi, nội dung sử dụng Quỹ, đảm bảo nguyên tắc vốn nhà nước sau khi đã đầu tư tại doanh nghiệp được xác định là tài sản, vốn của doanh nghiệp.

Về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp (Chương III): Nội dung về vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp được quy định tại dự thảo Luật chủ yếu đưa ra các nguyên tắc xác định nguồn, phạm vi, điều kiện, hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp. Ủy ban TCNS đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, bảo đảm đúng tinh thần của Nghị quyết số 12-NQ/TW. Theo đó, chỉ tập trung đầu tư vốn vào một số DNNN hoạt động trong lĩnh vực then chốt, thiết yếu hoặc lĩnh vực mà các doanh nghiệp khác không đầu tư.

Về sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của nhà nước tại doanh nghiệp (Chương V): Ủy ban TCNS cơ bản tán thành với nguyên tắc sắp xếp, cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp nêu tại Dự thảo Luật. Song, đề nghị Cơ quan soạn thảo rà soát, bổ sung một số nguyên tắc, đảm bảo đúng tinh thần của Nghị quyết số 12-NQ/TW như: áp dụng các phương pháp định giá tài sản tiên tiến phù hợp với cơ chế thị trường; bảo đảm vốn, tài sản của Nhà nước và giá trị doanh nghiệp được định giá đầy đủ, hợp lý, công khai, minh bạch; bổ sung quy định xử lý các trường hợp định giá thấp tài sản, giá trị doanh nghiệp, gây thất thoát vốn nhà nước, quy định trách nhiệm của tổ chức tư vấn định giá độc lập trong định giá tài sản, vốn và xác định giá trị doanh nghiệp.

Quy định mới về thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ Quy định mới về thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước Đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp nhà nước tinh gọn bộ máy, nâng cao khả năng cạnh tranh Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp nhà nước tinh gọn bộ máy, nâng cao khả năng cạnh tranh
Các doanh nghiệp Nhà nước Các doanh nghiệp Nhà nước '5 tiên phong' để trở thành những đầu tàu lớn, vươn tầm quốc tế
Mai Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quốc hội chốt cả nước còn 34 tỉnh, thành phố

Quốc hội chốt cả nước còn 34 tỉnh, thành phố

Sáng ngày 12/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, giảm số tỉnh, thành phố từ 63 xuống còn 34. Nghị quyết có hiệu lực từ khi được thông qua.
Dự kiến công bố bộ máy lãnh đạo các tỉnh mới vào ngày 30/6

Dự kiến công bố bộ máy lãnh đạo các tỉnh mới vào ngày 30/6

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết, ngày 30/6 tới đây, các tỉnh mới hình thành sau sắp xếp hành chính sẽ đồng loạt công bố địa giới mới và nhân sự lãnh đạo, sẵn sàng vận hành bộ máy chính quyền từ ngày 1/7.
Đề xuất Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh có hiệu lực từ 12/6

Đề xuất Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh có hiệu lực từ 12/6

Sáng 11/6, ngay trong ngày làm việc đầu tiên của đợt 2 Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thay mặt Chính phủ trình bày Tờ trình về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh năm 2025.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường quản lý, bình ổn giá vật liệu xây dựng

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường quản lý, bình ổn giá vật liệu xây dựng

Trước tình trạng giá vật liệu xây dựng tăng cao bất thường do đầu cơ, găm hàng và vướng mắc thủ tục, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ra công điện số 85/CĐ-TTg ngày 10/6/2025, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm quản lý, bình ổn thị trường vật liệu xây dựng. Mục tiêu là đảm bảo nguồn cung ổn định, kiểm soát giá cả, giữ tiến độ các công trình trọng điểm và tạo nền tảng tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế.
Quốc hội bắt đầu đợt 2 Kỳ họp thứ 9, xem xét Tờ trình sắp xếp về đơn vị hành chính cấp tỉnh

Quốc hội bắt đầu đợt 2 Kỳ họp thứ 9, xem xét Tờ trình sắp xếp về đơn vị hành chính cấp tỉnh

Sau khi thảo luận các dự án luật, trong phiên làm việc sáng ngày 11/6 Quốc hội báo cáo thẩm tra về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, thảo luận ở tổ về nội dung này.
Định vị thương hiệu sản phẩm thiên nhiên biển Việt Nam: Cơ hội từ UNOC 3

Định vị thương hiệu sản phẩm thiên nhiên biển Việt Nam: Cơ hội từ UNOC 3

Sự kiện Thủ tướng Phạm Minh Chính lần đầu tiên tham dự Hội nghị Đại dương Liên Hợp Quốc lần thứ ba (UNOC 3) tại Nice, Cộng hòa Pháp, từ ngày 9 - 13/6 không chỉ thể hiện cam kết chính trị mạnh mẽ của Việt Nam mà còn mở ra cơ hội vàng để định vị thương hiệu sản phẩm thiên nhiên biển Việt Nam trên trường quốc tế.
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp xây dựng văn hóa trong kỷ nguyên mới

Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp xây dựng văn hóa trong kỷ nguyên mới

Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), hội thảo “Báo chí đồng hành xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới” đã diễn ra ngày 5/6 tại Hà Nội. Sự kiện khẳng định vai trò của báo chí không chỉ là cầu nối thông tin, mà còn là lực lượng đồng hành kiến tạo môi trường kinh doanh nhân văn, minh bạch và bền vững.
Thủ tướng Chính phủ lên đường bắt đầu chuyến công tác tại châu Âu

Thủ tướng Chính phủ lên đường bắt đầu chuyến công tác tại châu Âu

Thủ tướng và Phu nhân đã rời Hà Nội lên đường tham dự Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 3 (UNOC 3), tiến hành các hoạt động song phương tại Pháp; thăm Cộng hòa Estonia và Vương quốc Thụy Điển.
Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Điều hòa dưới 24.000 BTU được miễn thuế

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Điều hòa dưới 24.000 BTU được miễn thuế

Tại phiên họp sáng 4-6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất không áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ có công suất từ 24.000 BTU trở xuống và loại trên 90.000 BTU. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhằm hài hòa giữa mục tiêu giảm phát thải và đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thị trường vàng, hàng giả, thủ tục hành chính vẫn là điểm nghẽn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thị trường vàng, hàng giả, thủ tục hành chính vẫn là điểm nghẽn

Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh nền kinh tế tiếp tục duy trì xu hướng tích cực, nhưng đồng thời cảnh báo nhiều rủi ro tiềm ẩn, trong đó có biến động khó lường của thị trường vàng, tình trạng hàng giả, hàng nhái và vấn đề an toàn thực phẩm. Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường kỷ luật hành chính, phản ứng chính sách linh hoạt và giải quyết hiệu quả các đề xuất của người dân, doanh nghiệp.
Bảo đảm điện cho mùa cao điểm: Chính phủ yêu cầu triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp

Bảo đảm điện cho mùa cao điểm: Chính phủ yêu cầu triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp

Trước tình hình nắng nóng gay gắt kéo dài làm tăng mạnh nhu cầu sử dụng điện, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 81/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và tập đoàn năng lượng chủ động triển khai các biện pháp cấp bách nhằm đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định cho các tháng cao điểm năm 2025 và thời gian tới.
Không đưa vào danh sách ứng cử người để xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng

Không đưa vào danh sách ứng cử người để xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng

Bộ Chính trị yêu cầu kiên quyết không đưa vào danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp những người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị từng để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, mất đoàn kết nghiêm trọng hoặc có biểu hiện cơ hội chính trị, tư tưởng bè phái, tham vọng quyền lực.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp hành chính

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp hành chính

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 80/CĐ-TTg ngày 1/6/2025 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai phương án xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp, đảm bảo hiệu quả, minh bạch và tránh lãng phí.
Thực hành tiết kiệm

Thực hành tiết kiệm

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu bài viết " Thực hành tiết kiệm” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ: Tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh

Thủ tướng Chính phủ: Tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh

Sáng 31/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Tọa đàm với doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tọa đàm diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 63 tỉnh, thành, với sự tham dự của hơn 1.000 đại biểu, là lãnh đạo doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên cả nước.
Báo chí Cách mạng Việt Nam – Hành trình 100 năm đồng hành cùng Đảng và dân tộc

Báo chí Cách mạng Việt Nam – Hành trình 100 năm đồng hành cùng Đảng và dân tộc

Hội thảo khoa học quốc gia “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam đồng hành cùng sự nghiệp vẻ vang của Đảng và dân tộc” diễn ra chiều 30/5 tại Hà Nội, khẳng định vai trò to lớn của báo chí trong sự nghiệp cách mạng, đồng thời đề ra phương hướng phát triển trong kỷ nguyên mới.
Nghị quyết 68 và sứ mệnh nâng tầm kinh tế tư nhân Việt Nam

Nghị quyết 68 và sứ mệnh nâng tầm kinh tế tư nhân Việt Nam

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân đang mở ra kỳ vọng lớn cho việc kiến tạo một nền kinh tế tự lực, tự cường, với doanh nghiệp làm trung tâm và Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, đồng hành. Tuy nhiên, để biến nghị quyết này thành hành động thực chất, cần một cú huých từ thể chế, tín dụng đến đào tạo nguồn nhân lực và đổi mới sáng tạo trong lòng từng doanh nghiệp.
Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng “về đích sớm” trong chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng “về đích sớm” trong chuyển đổi số

Chiều 29/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự sự kiện “Ngày chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2025” và công bố Chương trình tín dụng 500.000 tỷ đồng hỗ trợ các lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và hạ tầng chiến lược. Thủ tướng nhấn mạnh: ngành ngân hàng phải tăng tốc, bứt phá, trở thành lực lượng tiên phong trong chuyển đổi số quốc gia.
Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội

Chiều 29/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, với 461/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,44%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Đại biểu Quốc hội đồng loạt ủng hộ xóa độc quyền vàng miếng, sửa Nghị định 24

Đại biểu Quốc hội đồng loạt ủng hộ xóa độc quyền vàng miếng, sửa Nghị định 24

Trao đổi với báo chí sáng 29/5, nhiều đại biểu Quốc hội và chuyên gia đánh giá cao chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về xóa bỏ độc quyền vàng miếng, coi đây là yêu cầu bức thiết nhằm trả lại đúng bản chất hàng hóa cho thị trường vàng. Việc sửa đổi Nghị định 24 được xem là đã "chín muồi", trong bối cảnh thị trường vàng tồn tại nhiều bất cập và mất cân đối nghiêm trọng giữa cung – cầu.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quản lý thị trường vàng theo hướng mở, có kỷ cương

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quản lý thị trường vàng theo hướng mở, có kỷ cương

Chiều 28/5, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương, yêu cầu đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng, chuyển từ “siết để kiểm soát” sang “mở để quản trị”, thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh, minh bạch và hiệu quả.
Báo chí – “thiết chế” đặc biệt trong cuộc chiến chống hàng giả, buôn lậu

Báo chí – “thiết chế” đặc biệt trong cuộc chiến chống hàng giả, buôn lậu

Công điện 72/CĐ-TTg ngày 24/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính không chỉ là lời cảnh tỉnh mà còn là mệnh lệnh hành động chống hàng giả, buôn lậu. Trong đó, báo chí phải thực sự trở thành một chủ thể có vai trò điều phối dư luận, giám sát quyền lực, khơi thông nguồn tin và thúc đẩy hành động thực chất của các cơ quan chức năng.
Thủ tướng: Không để thị trường vàng bị thao túng, gây rối loạn kinh tế

Thủ tướng: Không để thị trường vàng bị thao túng, gây rối loạn kinh tế

Chiều tối 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình thị trường vàng, với sự tham dự của các Phó Thủ tướng, lãnh đạo bộ, ngành, chuyên gia và doanh nghiệp. Thủ tướng yêu cầu siết chặt quản lý, giảm chênh lệch giá trong nước và thế giới, ngăn thao túng, buôn lậu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm; đồng thời, xử lý nghiêm các cán bộ, công chức, sĩ quan có biểu hiện suy thoái đạo đức, tham nhũng, tiêu cực...
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46

Tối 24/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 24-28/5 theo lời mời của Thủ tướng Malaysia - nước Chủ tịch ASEAN 2025 Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Treo cờ rủ, không tổ chức hoạt động vui chơi công cộng trong hai ngày Quốc tang

Treo cờ rủ, không tổ chức hoạt động vui chơi công cộng trong hai ngày Quốc tang

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các cơ quan, công sở và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ trong thời gian tổ chức Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Bộ trưởng Y tế: Cuộc chiến chống hàng giả phải quyết liệt và không khoan nhượng

Bộ trưởng Y tế: Cuộc chiến chống hàng giả phải quyết liệt và không khoan nhượng

Sáng 23-5, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm đánh giá đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực y tế.
Tổ chức Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Tổ chức Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương với nghi thức Lễ Quốc tang.
Quốc hội thảo luận giải pháp thúc đẩy tăng trưởng GDP đạt 8%

Quốc hội thảo luận giải pháp thúc đẩy tăng trưởng GDP đạt 8%

Sáng 23/5, Quốc hội sẽ thảo luận tổ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong đó tập trung vào các giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên – một mục tiêu được Chính phủ đánh giá là nhiều thách thức trong bối cảnh hiện nay.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động