Rau sam tốt cho tim mạch Bí quyết "đánh gục" cơn thèm ăn - Kẻ thù số 1 của hành trình giảm cân Bột sắn dây - Bí quyết khỏe đẹp từ thiên nhiên |
"Đặc sản" của mùa hè
Cua đồng - "đặc sản" của mùa hè với hương vị thơm ngon, béo ngậy không chỉ là món ăn bổ dưỡng mà còn là "vị cứu tinh" cho những ngày hè oi ả.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm có 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp được 89g calo. Lượng vitamin và muối khoáng, đặc biệt là canxi trong cua đồng rất cao: Trong 100g cua có tới 5,040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP…
Từ những thành phần dinh dưỡng nói trên, cua đồng có tác dụng trị còi xương cho trẻ em và ngăn ngừa loãng xương cho người lớn tuổi.
Chất lượng protid trong cua cũng thuộc loại tốt, qua phân tích người ta thấy có 8 trên 10 axit amin cần thiết gồm: lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threonine và trytophane (chỉ thiếu arginine và histidine). Cua đồng cũng là nguồn chất đạm và canxi quan trọng trong bữa ăn hàng ngày, một nguồn thực phẩm dễ kiếm, sẵn có.
Ngoài giá trị dinh dưỡng, cua đồng còn là một vị thuốc được nhân dân ta dùng từ lâu đời với tên điền giải. Theo Đông y, điền giải (cua đồng) vị mặn, mùi tanh, tính lạnh, có tác dụng tán huyết, bổ gân cốt, khớp xương.
Vị mặn và tính hàn có trong cua đồng có tác dụng giải nhiệt cơ thể nên được nhiều người sử dụng để nấu các món ăn giúp thanh nhiệt trong những ngày hè nóng bức.
Theo y học hiện đại, trong cua đồng có chứa nhiều canxi photphat - thành phần được sử dụng để ngăn chặn hoặc điều trị nồng độ canxi huyết thấp ở những người không có đủ lượng canxi trong chế độ ăn uống.
Lưu ý khi ăn cua đồng để tránh rước bệnh vào người
Món canh cua đồng là "đặc sản" của mùa hè |
Tuy cua đồng có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được và biết ăn đúng cách.
Người bị bệnh tim mạch: Bởi vì gạch cua có chứa nhiều cholesterol (trong 100 gam thịt cua có đến 125 mg cholesterol) nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế ăn cua đồng.
Người dị ứng với cua: Những người sau khi ăn cua có biểu hiện ngứa, nổi mề đay, tiêu chảy, thậm chí khó thở, co thắt phế quản, nguy hiểm đến tính mạng.
Người mới khỏi bệnh: Theo Đông Y, cua có tính hàn nên ăn vào dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Người bị bệnh gout: Cua đồng chứa nhiều Kali và prunes nên không tốt cho người bị bệnh gout.
Người bị tiêu chảy: Những ai đang bị tiêu chảy tuyệt đối không nên các món chế biến từ cua đồng. Cua đồng có tính lạnh vì có thể khiến người đang bị bệnh, bị tiêu chảy càng bị nặng thêm, gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Phụ nữ có thai: Phụ nữ mang thai những tháng đầu hay thai nhi yếu tuyệt đối không nên ăn cua đồng. Bởi vì do tính độc trong cua không tốt cho sự phát triển của trẻ. Hai là do tính hàn sẽ dễ gây ra đau bụng, đặc biệt công năng phá thai cũng gần giống như một khối u trong cơ thể nên nếu ăn cua đồng sẽ dễ bị sảy thai hoặc sinh non.
Người bị hen, cảm cúm: Theo Đông y cổ truyền, cua đồng vốn có tính hàn, hạn chế sử dụng cho những người hay bị nhiễm lạnh, dính gió, đặc biệt là bị ho hen và cảm cúm. Vì tính hàn sẽ làm cho cơn hen trở nên nặng hơn, khó thở và ho liên tục. Tuy nhiên vẫn có thể dùng hạn chế chứ không cần phải kiêng khem tuyệt đối.
Không ăn đi ăn lại: Khi chế biến cua đồng, nên chế biến đến đâu sử dụng hết đến đó, bởi thịt cua có chứa rất nhiều chất đạm cũng như chất dinh dưỡng khác, sau khi tiếp xúc với môi trường sẽ dễ bị các vi khuẩn có hại làm hỏng, gây ôi thiu… Trong tiết trời hè hay đang chuyển mùa, việc nấu lại cua không những làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể thịt cua bị biến chất, gây độc.
Không nên ăn sống hoặc gỏi: Ở nhiều vùng quê, người dân có thói quen ăn gỏi cua sống, nhưng đây có thể là món ăn sống chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm, gây ngộ độc thức ăn, đặc biệt là bệnh sán lá phổi.
Sán lá phổi tuy ký sinh trong phổi và đẻ trứng ở phế quản nhưng vẫn là một bệnh lây theo đường tiêu hóa và có liên quan mật thiết với tập quán ăn cua, chưa nấu chín.
Cua chết hoặc không còn tươi sống: Với những con cua chết sẽ tiết ra nhiều histidine khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, nôn mửa. Cua chết càng lâu thì lượng histidine càng nhiều, nguy cơ ngộ độc sẽ cao hơn.
Cẩn thận loại bỏ các loại con vắt trước khi nấu chín: Theo TS Phan Thanh Tâm (Viện Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) nếu trong môi trường nước bẩn, cua rất dễ bị vắt, sán, đỉa sống ký sinh. Đặc biệt phần mai cua là nơi vắt, sán, đĩa… trú ẩn.
Không chỉ có vắt, sán, rất có thể trong thịt hoặc thân cua còn có trứng giun sán, ấu trùng bám vào. Vì thế, chúng ta cần tuân thủ quy tắc ăn chín uống sôi, vệ sinh tay chân sạch sẽ khi nấu nướng, tránh để những loại ấu trùng, trứng này đi vào cơ thể, sống ký sinh ở ruột, cơ bắp, não, mắt… rất nguy hiểm.
Không uống trà, ăn quả hồng gần với thời gian ăn canh cua: Cua rất giàu protein còn trong nước trà và quả hồng lại chứa tanin. Tanin có thể kết hợp với protein trong cua gây kết tủa tạo ra các triệu hứng lợm giọng, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy...
Chú ý trong và sau khi ăn canh cua khoảng 1 tiếng, bạn không nên uống nước trà. Vì khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí còn dẫn đến đau bụng đi ngoài.
Hồng và canh cua không nên ăn cùng nhau, vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm đối với sức khỏe.
Cua đồng là một món ăn thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, cần lưu ý các điểm quan trọng khi thưởng thức cua đồng.
Nước mía giúp giải nhiệt cơ thể hay "kẻ thù" của cân nặng? |
Tác hại của việc uống nước đóng chai hết hạn sử dụng |
Chè (trà) khô hỗ trợ giảm cân và chống lão hóa |