Chủ động kiểm tra yếu tố hình thành giá khi hàng hóa có biến động bất thường

Để chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá trong 7 tháng còn lại của năm 2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp, sát với tình hình thực tế, có kế hoạch chi tiết, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị chức năng thuộc hệ thống, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để giữ ổn định mặt bằng giá thị trường, góp phần kiểm soát lạm phát theo mục tiêu.
Kiểm soát chặt các mặt hàng nhà nước định giá; bảo đảm nguồn cung xăng dầu; mọi học sinh đều được tiếp cận SGK với giá hợp lý Điều hành giá để giữ ổn định thị trường, kiểm soát lạm phát Điều hành giá xăng dầu bám sát giá thị trường thế giới
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá - phát biểu tại cuộc họp về điều hành giá một số nhóm mặt hàng. Ảnh: VGP
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá - phát biểu tại cuộc họp về điều hành giá một số nhóm mặt hàng. Ảnh: VGP

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 179/TB-VPCP ngày 22/6/2022 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp ngày 13/6/2022 về điều hành giá một số nhóm mặt hàng.

Trong 5 tháng đầu năm 2022, trước bối cảnh áp lực lạm phát toàn cầu có xu hướng ngày càng gia tăng, nhất là tại khu vực Bắc Mỹ và châu Âu do ảnh hưởng bởi xung đột Nga – Ukraine đã tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu về lương thực, nguyên, nhiên, vật liệu chiến lược.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp tích cực, hiệu quả, đồng bộ trong quản lý, điều hành để bình ổn giá nhằm kiểm soát lạm phát trong 5 tháng đầu năm; qua đó giúp mặt bằng giá vẫn cơ bản được kiểm soát, so với cùng kỳ năm 2021, CPI bình quân 5 tháng đầu năm tăng 2,25%, lạm phát cơ bản 5 tháng đầu năm tăng 1,1%.

Trong thời gian tới, áp lực lạm phát có xu hướng tăng, giá nguyên, nhiên vật liệu đặc biệt là mặt hàng xăng dầu có nhiều biến động, tác động đến mặt bằng giá nhiều mặt hàng trong đó có những mặt hàng quan trọng, thiết yếu như xăng dầu, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, vận tải và một số nhóm dịch vụ như giáo dục, y tế… đặt ra những thách thức trong công tác quản lý điều hành giá từ nay đến cuối năm gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi các bộ, ngành theo chức năng quản lý nhà nước cần tích cực đánh giá, nắm bắt tình hình, chuẩn bị các phương án, kịch bản dự báo để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Để chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá trong 7 tháng còn lại của năm 2022, căn cứ các văn bản thông báo về các giải pháp cụ thể về công tác điều hành giá năm 2022 (văn bản số 882/VPCP-KTTH ngày 10/2/2022, Thông báo số 65/TB-VPCP ngày 02/3/2022, Thông báo số 81/TB-VPCP ngày 24/3/2022), đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp, sát với tình hình thực tế, có kế hoạch chi tiết, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị chức năng thuộc hệ thống, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để giữ ổn định mặt bằng giá thị trường, góp phần kiểm soát lạm phát theo mục tiêu.

Tiếp tục theo dõi sát tình hình lạm phát và các chính sách ứng phó của các nước

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Tiếp tục kiểm soát lạm phát cơ bản trong năm 2022 để tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung.

Bộ Ngoại giao phối hợp với các Bộ, ngành tiếp tục theo dõi sát tình hình kinh tế, lạm phát và các chính sách ứng phó của các nước, diễn biến giá cả các mặt hàng nhiên liệu, vật tư chiến lược để kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan chuyên môn.

Chủ động kiểm tra yếu tố hình thành giá khi hàng hóa có biến động bất thường
Chủ động kiểm tra yếu tố hình thành giá khi hàng hóa có biến động bất thường

Bộ Tài chính chủ động phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh công tác tổng hợp, phân tích, dự báo, xây dựng trước các kịch bản cụ thể, chi tiết, sát với tình hình thực tế giúp cho công tác quản lý, điều hành của Chính phủ và các Bộ, ngành.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước các mặt hàng theo thẩm quyền, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, có các biện pháp bình ổn giá phù hợp; chủ động kiểm tra yếu tố hình thành giá theo quy định tại Luật giá và theo thẩm quyền khi hàng hóa có biến động bất thường.

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các Bộ, ngành tiếp tục chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, công khai minh bạch thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng; hạn chế những thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng gây bất ổn thị trường

Về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, Bộ Tài chính bám sát chỉ đạo tại Công văn số 3173/VPCP-PL thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh năm 2022 để hoàn thiện dự án Luật giá đảm bảo tiến độ; các Bộ, ngành chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong việc tham gia ý kiến cũng như triển khai xây dựng và sửa đổi, bổ sung các dự án Luật có liên quan (như Luật Đất đai, Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Viễn thông sửa đổi...) đảm bảo đồng bộ, thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước không bị gián đoạn

Đối với các mặt hàng cụ thể, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh để chuẩn bị đầy đủ nguồn cung hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tạo thuận lợi cho quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ. Trong trường hợp có biến động lớn về giá, căn cứ quy định tại Luật giá để đề xuất và tổ chức triển khai các biện pháp bình ổn giá phù hợp.

Cụ thể, đối với các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá trước mắt cần tính toán kỹ phương án, đánh giá tác động đến mặt bằng giá, mục tiêu kiểm soát lạm phát để có phương án điều hành cụ thể để báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Bộ Công Thương chủ động điều hành để đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước không bị gián đoạn trên cơ sở đánh giá khả năng cung cấp từ nguồn sản xuất trong nước và nguồn nhập khẩu; theo dõi sát diễn biến giá thế giới để có phương án điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp, sử dụng linh hoạt Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để hạn chế mức tăng giá xăng dầu trong nước trong các kỳ điều hành có biến động lớn.

Hạn chế mức tăng, đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu không bị gián đoạn
Hạn chế mức tăng, đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu không bị gián đoạn

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sớm có báo cáo về kế hoạch cung ứng xăng dầu của Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn chuyển Bộ Công Thương làm căn cứ xây dựng phương án bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho Quý III và cuối năm 2022.

Bộ Giao thông vận tải tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về việc kê khai, niêm yết giá và việc bán vé đúng giá niêm yết đối với các đơn vị kinh doanh vận tải; rà soát việc tăng giá phải phù hợp với diễn biến và cơ cấu của chi phí xăng dầu trong chi phí vận tải.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng và giá vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp

Về vật liệu xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong quản lý hiệu quả nguồn cung; không để xảy ra tình trạng găm giữ hàng, làm đứt gãy chuỗi cung ứng.

Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành, chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng chủ động tổng hợp danh mục vật liệu xây dựng theo yêu cầu kỹ thuật của công trình giao thông, đặc biệt là các vật liệu sử dụng làm đường cao tốc gửi các địa phương có cơ sở thực hiện xác định, công bố giá theo quy định.

Các địa phương chú trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ công bố giá vật liệu xây dựng kịp thời theo quy định; phối hợp với các bộ, ngành để bảo đảm lưu thông, nguồn cung vật liệu xây dựng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng và giá vật tư đầu vào phục vụ sản xuất; phối hợp với Bộ Công Thương chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất phân bón duy trì, phát huy tối đa công suất để cung ứng nhanh, kịp thời phân bón ra thị trường; phục vụ nhu cầu trong nước. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi; phân bón.

Với mặt hàng thịt lợn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chú trọng công tác bảo đảm nguồn cung nhất là giai đoạn cuối năm; Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường kiểm soát các khâu trung gian, lưu thông trên thị trường.

Về giá dịch vụ khám chữa bệnh, giá dịch vụ giáo dục - đào tạo và giáo dục nghề nghiệp, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, căn cứ quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ và theo chức năng nhiệm vụ được giao, chủ trì, đánh giá kỹ tác động, đề xuất phương án phù hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính, bảo đảm thận trọng, hạn chế tác động đến mặt bằng giá và mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu kỹ pháp luật về giá để quản lý giá sách giáo khoa phù hợp với tình hình thực tế, có lộ trình điều chỉnh rõ ràng; tiếp tục tiếp nhận kê khai giá theo quy định pháp luật; các đơn vị xuất bản tiếp tục rà soát và triển khai các biện pháp tiết giảm chi phí nhằm tiếp tục kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, chia sẻ với người tiêu dùng.

Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ: Thị trường phản ứng ra sao?

Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ: Thị trường phản ứng ra sao?

Ngày 19/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng với giá 25.450 đồng/USD, thấp hơn mức trần 23 đồng nhằm “hạ nhiệt” tỷ giá.
Lo ngại thiếu nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tăng vọt

Lo ngại thiếu nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tăng vọt

Lo ngại về tình trạng khô hạn ở các vùng trồng trọng điểm cà phê Việt Nam ảnh hưởng đến vụ tới tiếp tục đẩy thị trường đi lên.
Giá chung cư tăng nóng, chuyên gia tư vấn cách mua hợp túi tiền

Giá chung cư tăng nóng, chuyên gia tư vấn cách mua hợp túi tiền

Thời gian gần đây, thị trường ghi nhận hiện tượng giá căn hộ chung cư, đất nền, thổ cư tăng “chóng mặt", các chuyên gia bất động sản đưa ra lời khuyên khách hàng cần phải tỉnh táo, lựa chọn các sản phẩm phù hợp với khả năng tài chính và pháp lý đảm bảo.
Gần 17.000 lượng vàng miếng sẽ được đấu thầu vào sáng 22/4

Gần 17.000 lượng vàng miếng sẽ được đấu thầu vào sáng 22/4

Thời gian bắt đầu đấu thầu vàng miếng là 10 giờ sáng ngày 22/4/2024. Địa điểm đấu thầu tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước (NHNN), số 25 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hình thức đấu thầu là đấu thầu theo giá.
Giá vàng nhẫn tăng mạnh vẫn tạo ra cơn sốt

Giá vàng nhẫn tăng mạnh vẫn tạo ra cơn sốt

Nhu cầu mua vàng nhẫn tăng vọt, SJC giới hạn mỗi khách được mua tối đa 5 chỉ trong một lần giao dịch. Nhưng mức này là quá ít với nhiều người có nguyện vọng tích trữ và đầu tư.
Tăng thêm 2.000 chuyến bay sau 21h dịp 30/4 và cao điểm hè

Tăng thêm 2.000 chuyến bay sau 21h dịp 30/4 và cao điểm hè

Cùng với việc bổ sung thuê máy bay, rút ngắn thời gian quay đầu và tăng thời gian khai thác máy bay, các hãng hàng không đã tăng cường các chuyến bay đêm, sáng sớm để mang tới cho khách hàng những mức giá phù hợp nhất trong giai đoạn nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm Hè.
Chuyên gia: Đấu thầu vàng sẽ khiến giá vàng trong nước giảm mạnh

Chuyên gia: Đấu thầu vàng sẽ khiến giá vàng trong nước giảm mạnh

Ngay trong tuần này từ 15-19/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức đấu thầu vàng để tăng cung cho thị trường, các chuyên gia dự báo việc đấu thầu vàng sẽ khiến giá vàng trong nước giảm mạnh.
Ngân hàng Nhà nước sắp đấu thầu vàng miếng: Chỉ là giải pháp trong ngắn hạn?

Ngân hàng Nhà nước sắp đấu thầu vàng miếng: Chỉ là giải pháp trong ngắn hạn?

Ngân hàng Nhà nước hoàn tất các bước chuẩn bị cho đấu thầu vàng miếng SJC sau 11 năm tạm ngưng. Theo các chuyên gia đây chỉ là giải pháp trong ngắn hạn để tăng cung và thu hẹp khoảng cách với giá vàng thế giới.
Bất động sản ven đô đang “sốt ảo”?

Bất động sản ven đô đang “sốt ảo”?

Trong quý I/2024 xuất hiện nhiều hơn nhà đầu tư đi "săn" đất. Do vậy, nhiều khu vực ghi nhận lượng giao dịch đất nền tăng "đột biến", nhất là những lô đất đã tách thửa.
Làm gì để khai thác hết tiềm năng của cây dược liệu

Làm gì để khai thác hết tiềm năng của cây dược liệu

Thời gian gần đây, báo chí phản ánh hoạt động xuất khẩu một số dược liệu gặp khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Giải mã hiện tượng giá cà phê liên tục lập đỉnh mới

Giải mã hiện tượng giá cà phê liên tục lập đỉnh mới

Giá cà phê trong nước tiếp tục đạt đỉnh giá, hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 111.200 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 111.400 đồng/kg.
Sau sóng chung cư, đến lượt biệt thự liền kề rủ nhau tăng giá

Sau sóng chung cư, đến lượt biệt thự liền kề rủ nhau tăng giá

Thời gian qua, giá chung cư tăng mạnh đang kéo theo các loại hình bất động sản khác như thổ cư, biệt thự, liền kề, đặc biệt là đất nền tăng cao.
Sự thật đằng sau lời chào hàng “quýt Úc giá rẻ chỉ 35.000 đồng/kg”

Sự thật đằng sau lời chào hàng “quýt Úc giá rẻ chỉ 35.000 đồng/kg”

Gần một tháng nay, quýt Úc có mặt ở hầu hết các quầy hàng trái cây với màu vàng rực rỡ, quả to được nhiều người chào hàng với nhiều mức giá, từ 30.000 đồng (hơi héo, rụng cuống) đến 45.000 - 50.000 đồng/kg (trái tươi mới, còn cuống lá).
Chung cư đang một mình một ngựa trên thị trường nhà ở

Chung cư đang một mình một ngựa trên thị trường nhà ở

"Không thể chỉ dựa vào ngân hàng để đẩy nhà ở xã hội lên" bởi ngân hàng cũng là tổ chức kinh doanh, ưu tiên lợi nhuận. "Thiếu phân khúc cạnh tranh, chung cư đang một mình một ngựa trên thị trường nhà ở", đó là khẳng định của chuyên gia Lê Xuân Nghĩa tại Tọa đàm “Cơ hội đầu tư bất động sản với Luật Đất đai sửa đổi” do Tạp chí Đầu tư Tài chính tổ chức sáng 12/4.
Giá chung cư còn tăng đến bao giờ?

Giá chung cư còn tăng đến bao giờ?

Nhiều chuyên gia cho rằng, chung cư tăng giá đang phần nào phản ánh quan hệ cung - cầu. Ở Hà Nội, nguồn cung chưa đủ đáp ứng nhu cầu, dẫn đến hiện tượng giá vẫn đi lên.
Giá sầu riêng bất ngờ giảm mạnh, thương lái rơi vào thế khó

Giá sầu riêng bất ngờ giảm mạnh, thương lái rơi vào thế khó

Nguồn cung sầu riêng hạn chế nhưng mấy ngày gần đây giá sầu riêng bất ngờ giảm mạnh khiến một số thương lái gặp khó khăn.
Nguồn cung cá tra nguyên liệu thấp, nông dân chần chừ mở rộng diện tích

Nguồn cung cá tra nguyên liệu thấp, nông dân chần chừ mở rộng diện tích

Tháng 3/2024, xuất khẩu cá tra sang các thị trường đã có những dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, nguồn cung cá tra nguyên liệu ở mức thấp, do giá thấp kéo dài cùng sự phục hồi chậm của kim ngạch xuất khẩu nhiều nông dân chần chừ mở rộng diện tích nuôi cá tra.
Cơ hội và thách thức của thị trường mỹ phẩm Việt Nam

Cơ hội và thách thức của thị trường mỹ phẩm Việt Nam

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và nhu cầu làm đẹp ngày càng cao. Thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang chứng kiến những đổi mới đáng kể. Vậy trong năm 2024, các thương hiệu mỹ phẩm sẽ thay đổi cách làm kinh doanh như thế nào để phù hợp với xu hướng?
Giá vàng nhẫn lập kỷ lục, hàng loạt hệ thống kinh doanh “cháy hàng”

Giá vàng nhẫn lập kỷ lục, hàng loạt hệ thống kinh doanh “cháy hàng”

Giá vàng nhẫn có cú bứt phá lịch sử lên hơn 77 triệu đồng/lượng, ghi nhận tại các hệ thống kinh doanh vàng trong ngày 9/4 đã xảy ra tình trạng khan hàng.
Sẽ phát nguồn đắt tiền để không phải cắt điện

Sẽ phát nguồn đắt tiền để không phải cắt điện

Trước nguy cơ thiếu điện mùa nắng nóng, Bộ Công Thương đã ban hành các kế hoạch cung ứng điện, nhận diện tốc độ tăng trưởng điện quý 1 là 9,6% - đây là mức tăng trưởng khá cao kể từ năm 2018.
Ngăn chặn hơn 1 tấn cá thể lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi

Ngăn chặn hơn 1 tấn cá thể lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi

Mới đây, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT Thái Nguyên phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế môi trường, Công an phường Đắc Sơn thuộc Công An thành phố Phổ Yên và Trung tâm dịch vụ nông nghiệp đã tiến hành kiểm tra phương tiện vận tải xe ôtô nhãn hiệu KIA do ông L.V.D điều khiển, phát hiện hơn 1,1 tấn cá thể lợn, thịt lợn và nội tạng lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi.
Giá sầu riêng tăng cao, thương lái vào tận vườn tìm mua

Giá sầu riêng tăng cao, thương lái vào tận vườn tìm mua

Ghi nhận tại nhiều địa phương như Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, sầu riêng Ri 6 phục vụ xuất khẩu đang được thương lái thu mua với giá 120.000-130.000 đồng/kg; sầu riêng Thái từ 180.000-210.000 đồng/kg.
Giá vàng cao nhất mọi thời đại: Cú bứt phá mới chỉ bắt đầu?

Giá vàng cao nhất mọi thời đại: Cú bứt phá mới chỉ bắt đầu?

Giá vàng thế giới kết thúc tuần giao dịch ở mức 2.329 USD/ounce, ghi nhận đạt mức giá cao nhất trong lịch sử.
Nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến quý III

Nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến quý III

Nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn đặt hàng đến quý II và III. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thị trường thế giới hiện nay biến động rất khó lường là thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp dệt may trong thời gian tới.
Nuốc Huế gây sốt khắp cõi mạng

Nuốc Huế gây sốt khắp cõi mạng

Nửa tháng nay, mạng xã hội thi nhau réo tên một món ăn độc đáo: con nuốc. Dù trước đó đã trở thành một "cơn sốt" ẩm thực, thế nhưng vẫn có rất nhiều người chưa từng thử, thậm chí còn chưa biết con nuốc là con gì, và có hương vị như thế nào...
Giá vàng nhẫn tiến sát mức 74 triệu đồng/lượng, khách xếp hàng dài chờ bán chốt lời

Giá vàng nhẫn tiến sát mức 74 triệu đồng/lượng, khách xếp hàng dài chờ bán chốt lời

Khảo sát tại thời điểm 12h trưa ngày 6/4, Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn tròn trơn vàng rồng Thăng Long ở mức 72,28-73,68 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Khoai lang rớt giá, mất mùa, nông dân lo lắng thua lỗ

Khoai lang rớt giá, mất mùa, nông dân lo lắng thua lỗ

UBND huyện Phú Thiện vừa có báo cáo về việc khoai lang rớt giá đồng thời đề nghị UBND tỉnh Gia Lai kêu gọi các doanh nghiệp “giải cứu” khoai lang cho nông dân.
Thịt nhập khẩu đổ về Việt Nam, người tiêu dùng cần làm gì để nhận biết sản phẩm an toàn?

Thịt nhập khẩu đổ về Việt Nam, người tiêu dùng cần làm gì để nhận biết sản phẩm an toàn?

2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu 105,14 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, lượng sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu về nước ta tăng khủng khiếp khiến cho việc quản kiểm soát vô cùng khó khăn. Người tiêu dùng luôn ở thế tiến thoái lưỡng nam mỗi khi có nhu cầu mua sản phẩm chăn nuôi nhập ngoại.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động