Cập nhật giá cà phê hôm nay 23/5/2022: Đứng yên trên toàn quốc Cập nhật giá cà phê hôm nay 22/5/2022: Đứng yên ngày cuối tuần Cập nhật giá cà phê hôm nay 21/5/2022: Quay đầu giảm nhẹ |
Cập nhật giá cà phê trong nước
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.400 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.000 đồng/kg.
Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 40.900 đồng/kg.
Cập nhật giá cà phê hôm nay 24/5/2022: Giảm nhẹ |
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 40.900 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 40.800 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 40.900 đồng/kg (Chư Prông).
Ở Pleiku và La Grai cùng giá 40.800 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 40.900 đồng/kg.
Cập nhật giá cà phê thế giới
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 giảm 15 USD/tấn ở mức 2.041 USD/tấn, giao tháng 9/2022 giảm 16 USD/tấn ở mức 2.043 USD/tấn.
Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 giảm 0,1 cent/lb, ở mức 215,75 cent/lb, giao tháng 9/2022 giảm 2,8 cent/lb, ở mức 215,95 cent/lb.
Thị trường cà phê đang trải qua giai đoạn đầy biến động, với những phiên lên nhanh, xuống mạnh. Giá cà phê thế giới được dự báo nhiều khả năng sẽ không duy trì mức tăng ổn định trong thời gian tới.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, những ngày qua, giá cà phê thế giới phục hồi nhờ sức mua từ giới đầu cơ và sương giá tại vùng trồng cà phê Brazil.
Xuất khẩu cà phê của Brazil giảm trong tháng 4 cũng tác động tích cực lên giá cà phê thế giới. Hiệp hội xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafe) cho biết, xuất khẩu cà phê của nước này trong tháng 4 đạt 2,81 triệu bao, giảm so với 3,78 triệu bao tháng 3 và giảm so với 3,7 triệu bao tháng 4/2021.
Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ dần nới lỏng việc phong tỏa Thượng Hải tác động tích cực lên hầu hết thị trường hàng hóa nguyên liệu nói chung. Tuy nhiên, giao dịch vẫn đang ở mức thận trọng do giới đầu cơ còn e ngại rủi ro tăng trưởng toàn cầu có thể ảnh hưởng đến hàng hóa.
Xung đột địa chính trị ở Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phục hồi kinh tế thế giới và khiến lạm phát gia tăng, lãi suất tiền tệ gia tăng ở các nền kinh tế phát triển. Giá cả hàng hóa có xu hướng tăng khiến người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu.