Bất động sản Hà Nội vẫn hút các nhà đầu tư

TH&SP Trong mắt các nhà đầu tư bất động sản (BĐS), nếu TP HCM là thị trường rất được quan tâm thì Hà Nội lại có sức hút riêng biệt nhờ sự phát triển nhanh chóng của cơ sở hạ tầng. Hiện nay, trong bối cảnh quỹ đất nội đô ngày càng eo hẹp, các nhà đầu tư đang chuyển hướng sang khu vực mới phát triển của Hà Nội như Gia Lâm, Long Biên, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm,...

Ông Troy Griffiths, Phó Tổng Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam cho biết, theo tiêu chuẩn mặt bằng chung tại Việt Nam, Hà Nội có lượng dân số trung lưu lớn và con số này vẫn còn đang tăng nhanh. Tính liên kết và giá trị BĐS của Thủ đô đang được cải thiện nhờ sự phát triển nhanh chóng của cơ sở hạ tầng.

Trong khi đó, nguồn cung các dự án BĐS hiện đại của Hà Nội đang tăng lên và các chủ đầu tư trong nước đang tập trung cung cấp ra thị trường các BĐS tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, dân số ngày càng tăng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng nguồn cầu cho các dự án nhà ở tại Hà Nội.

Đồng quan điểm, bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu Savills Hà Nội đánh giá, sự phát triển của thị trường BĐS Hà Nội trong những thập niên vừa qua đã mang lại cho Thủ đô một diện mạo mới. "Hà Nội tiếp tục khẳng định tiềm năng đầu tư trong tương lai từ nguồn cầu lớn được tạo ra bởi cơ sở hạ tầng, dân số đông, tốc độ đô thị hóa nhanh, triển vọng thu hút FDI lớn,… và đặc biệt từ nguồn cung có thể được hình thành chủ yếu với quỹ đất còn tại các khu vực vành đai", bà Hằng cho hay.



Thị trường BĐS Hà Nội đã mang lại cho thủ đô 1 diện mạo mới


Các chuyên gia Savills cũng dự báo, trong nửa cuối năm 2020, khoảng 24.200 căn hộ từ 4 dự án hiện tại và 18 dự án tương lai sẽ ra mắt thị trường. Trong đó, 68% đang trong quá trình xây dựng và 32% đang làm móng. Các quận/huyện dẫn đầu nguồn cung bao gồm Từ Liêm với 45% thị phần, Gia Lâm với 32% và Hoàng Mai với 9% thị phần.

Theo ông Nguyễn Đức Thêm, Quản lí kinh doanh bộ phận kinh doanh nhà ở Savills Hà Nội cho biết, dịch COVID-19 tái bùng phát lần này đã không ảnh hưởng quá mạnh đến thị trường BĐS, do Chính phủ đã có kinh nghiệm hơn.

"Giá nhà trên thị trường sơ cấp tại Hà Nội không có quá nhiều biến động. Trong khi đó, giá BĐS thứ cấp lại đang có xu hướng giảm do làn sóng cắt lỗ từ các nhà đầu tư. Nguyên nhân là do tác động của dịch bệnh, nhiều nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính đã buộc phải thanh lí sản phẩm bất động sản", ông Thêm cho biết.

Cũng theo đánh giá của vị chuyên gia này, thị trường BĐS nhà ở Hà Nội đang ổn định và không có quá nhiều biến động. Đặc biệt, thị trường hiện nay không có nhiều sự lựa chọn mặc dù nhu cầu vẫn có. Do đó, những dự án tốt, có đầy đủ pháp lí, chủ đầu tư uy tín, sản phẩm tốt,... thì chắc chắn sẽ không có chuyện giảm giá.

Một trong những nguyên nhân tác động đến giá bán trong thời gian tới theo ông Thêm, đó là dân số tại khu vực Hà Nội đang có xu hướng tăng. Điều này tất yếu sẽ kéo theo sự gia tăng của nhu cầu về nhà ở. Trong khi đó, quĩ đất trung tâm ngày càng eo hẹp,...

Đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư, vị này cho rằng, các nhà đầu tư phải căn cứ vào khả năng tài chính của mình. Đặc biệt, không nên vay ngân hàng để đầu tư trong bối cảnh hiện tại



BĐS ngoại thành Hà Nội vẫn có khả năng sinh lời tốt trong tương lai


"Còn với những nhà đầu tư có tiềm lực, nên tham khảo các khu vực mới, các địa bàn mới thay vì khu vực nội đô cũ. Bởi vì hiện nay quĩ đất nội đô rất eo hẹp, một khi quĩ đất đã hết thì rất khó để phát triển dự án. Mà nếu có cũng thì giá rất đắt, gần như chỉ bán cho những người có nhu cầu ở thực", ông Thêm nhận định.

Theo vị chuyên gia này, các nhà đầu tư nên cân nhắc các khu vực, các quận mới như Long Biên, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm,... bởi khả năng sinh lời tốt trong tương lai.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần lưu ý đến hạ tầng đi kèm ở những khu vực này. Bởi hạ tầng cơ bản là một yếu tố cực kì quan trọng, sẽ quyết định rất nhiều đến vấn đề tăng giá của BĐS.

Đánh giá chung về triển vọng thị trường thời gian tới, chuyên gia Savills cho biết, đã khoảng hai năm, từ cuối năm 2018 đến nay, toàn bộ nguồn cung trên thị trường nhà ở có dấu hiệu sụt giảm bởi một số nguyên nhân.

"Sắp tới, khi tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước được kiểm soát, những vấn đề liên quan đến hành lang pháp lí của tất cả các phân khúc được đưa ra một cách cụ thể, chắc chắn nhiều chủ đầu tư sẽ đẩy mạnh tiến trình để ra hàng", ông Thêm nói.

Gia Khánh

Gia Khánh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (Midcap) tại VLCA 2024

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (Midcap) tại VLCA 2024

Ngày 16/11/2024, trong khuôn khổ Lễ trao giải “Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024” (VLCA 2024) nhằm tôn vinh các doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tự hào được xếp hạng đầu tiên trong Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (nhóm vốn hóa vừa - Midcap). Cùng với đó, Ngân hàng cũng được vinh danh trong Top 10 Báo cáo thường niên nhóm ngành Tài chính.
Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị

Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị

Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè, với sản phẩm được xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy nhiên, giá bán chè Việt Nam hiện vẫn đang ở mức thấp, thời gian tới người làm chè cần thay đổi tư duy để tìm con đường thương mại mới cho chè Việt.
Cua ghẹ của Việt Nam được khách hàng Trung Quốc ưa chuộng

Cua ghẹ của Việt Nam được khách hàng Trung Quốc ưa chuộng

Trung Quốc & HongKong, Nhật Bản, Mỹ, Canada và Hàn Quốc đang là 5 thị trường đơn lẻ nhập khẩu nhiều nhất cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam.
Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Người tiêu dùng tại Hà Lan luôn ý thức về sức khỏe và quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh và họ lựa chọn cá tra Việt Nam là một trong những thực phẩm trên bàn ăn hàng ngày.
Cơ hội nào cho cá ngừ Việt Nam tại thị trường Mỹ?

Cơ hội nào cho cá ngừ Việt Nam tại thị trường Mỹ?

Nhiều chuyên gia dự báo, với vị trí địa lý ngay sát Trung Quốc, Việt Nam bị coi là cửa ngõ để hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ, chính quyền Mỹ có thể cố gắng ngăn chặn lỗ hổng này và áp thuế lên hàng từ Việt Nam. Do đó, ngành thuỷ sản Việt Nam, trong đó có cá ngừ, cũng có thể đối mặt với khó khăn khi nhu cầu từ thị trường Mỹ giảm vì hàng hóa nhập quá đắt đỏ vì bị áp thuế cao.
Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị tác động ra sao khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống?

Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị tác động ra sao khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống?

Sự kiện Tổng thống mới của Mỹ sẽ mang lại cả cơ hội và thách thức cho xuất khẩu tôm của Việt Nam, phụ thuộc vào mức thuế hàng hóa mà Chính quyền ông Trump sẽ áp dụng.
Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Các đại biểu đồng tình tăng thuế với đồ uống có cồn, đồng thời nhấn mạnh cần đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện để có lộ trình và mức tăng phù hợp, bảo đảm các mục tiêu đề ra.
Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Dù logistics Việt Nam đã có những bước tiến dài nhưng con đường phía trước không hề dễ dàng. Theo các doanh nghiệp, các mặt hàng cồng kềnh hay tươi sống vẫn là bài toán khó để đưa lên sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Việt Nam đang nhập khẩu gạo nhiều thứ 3 thế giới

Việt Nam đang nhập khẩu gạo nhiều thứ 3 thế giới

Trong báo cáo cập nhật về thị trường gạo thế giới của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2024 Việt Nam sẽ nhập khẩu gạo đến 3,2 triệu tấn, tăng thêm 300.000 tấn so với báo cáo cách đây một tháng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động