Xuất khẩu dệt may sụt giảm mạnh, 'bay hơi' hơn 2 tỷ USD

TH&SP Khó khăn về thị trường, nhất là các thị trường lớn trọng điểm bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19, đã khiến các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam “bay hơi” hơn 2 tỷ USD từ đầu năm đến giữa tháng 7.

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 15 ngày đầu tháng 7 đạt hơn 1,4 tỷ USD, lũy kế từ đầu năm đạt 14,6 tỷ USD.


So với cùng kỳ năm 2019, kim ngạch xuất khẩu dệt may bị sụt giảm hơn 2 tỷ USD (cùng kỳ đạt gần 16,66 tỷ USD), tương đương giảm khoảng 14%.

Sự sụt giảm của kim ngạch xuất khẩu dệt may là điều dễ hiểu khi xuất khẩu sang cả 3 thị trường lớn nhất đều tăng trưởng âm.

sf

Tỷ trọng 3 ngành hàng chủ lực trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đến 15/7/2020. Biểu đồ: T.Bình


Cụ thể, theo cập nhật của Tổng cục Hải quan theo thị trường hết tháng 6, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam nhưng trị giá giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là Nhật Bản cũng giảm 7%; thị trường EU đứng thứ ba và giảm mạnh nhất tới 19,2%...

Số liệu từ cơ quan hải quan cho thấy, trong 3 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực (điện thoại, máy vi tính, dệt may), dệt may là nhóm hàng bị giảm mạnh nhất.

Nếu các năm trước, dệt may và máy vi tính luôn so kè nhau cạnh tranh vị trí thứ 2 về quy mô kim ngạch, thì từ đầu năm 2020 đến nay, dệt may đã bị bỏ lại rất xa: Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt gần 21,2 tỷ USD, vượt dệt may đến gần 6,7 tỷ USD.

Ngoài nguyên nhân do dệt may bị sụt giảm, khoảng cách giữa hai ngành hàng được nới rộng còn do nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện vẫn duy trì được đà tăng trưởng khả quan (tăng trưởng khoảng 25%).

Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 15,68 tỷ USD, giảm tới 13,4% so với cùng kỳ 2019. Đây là lần đầu tiên kim ngạch dệt may trong 6 tháng đầu năm của Việt Nam chứng kiến mức giảm mạnh trong 1 thập kỷ trở lại đây. Kết quả này một lần nữa cho thấy rõ tác động của dịch bệnh Covid-19 lên các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Liên quan đến hoạt động xuất khẩu nói chung, lũy kế từ đầu năm đến 15/7, tổng kim ngạch đạt 133,68 tỷ USD, tăng gần 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương tăng gần 600 triệu USD.

Hồng Nga

Hồng Nga

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (Midcap) tại VLCA 2024

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (Midcap) tại VLCA 2024

Ngày 16/11/2024, trong khuôn khổ Lễ trao giải “Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024” (VLCA 2024) nhằm tôn vinh các doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tự hào được xếp hạng đầu tiên trong Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (nhóm vốn hóa vừa - Midcap). Cùng với đó, Ngân hàng cũng được vinh danh trong Top 10 Báo cáo thường niên nhóm ngành Tài chính.
Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị

Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị

Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè, với sản phẩm được xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy nhiên, giá bán chè Việt Nam hiện vẫn đang ở mức thấp, thời gian tới người làm chè cần thay đổi tư duy để tìm con đường thương mại mới cho chè Việt.
Cua ghẹ của Việt Nam được khách hàng Trung Quốc ưa chuộng

Cua ghẹ của Việt Nam được khách hàng Trung Quốc ưa chuộng

Trung Quốc & HongKong, Nhật Bản, Mỹ, Canada và Hàn Quốc đang là 5 thị trường đơn lẻ nhập khẩu nhiều nhất cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam.
Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Người tiêu dùng tại Hà Lan luôn ý thức về sức khỏe và quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh và họ lựa chọn cá tra Việt Nam là một trong những thực phẩm trên bàn ăn hàng ngày.
Cơ hội nào cho cá ngừ Việt Nam tại thị trường Mỹ?

Cơ hội nào cho cá ngừ Việt Nam tại thị trường Mỹ?

Nhiều chuyên gia dự báo, với vị trí địa lý ngay sát Trung Quốc, Việt Nam bị coi là cửa ngõ để hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ, chính quyền Mỹ có thể cố gắng ngăn chặn lỗ hổng này và áp thuế lên hàng từ Việt Nam. Do đó, ngành thuỷ sản Việt Nam, trong đó có cá ngừ, cũng có thể đối mặt với khó khăn khi nhu cầu từ thị trường Mỹ giảm vì hàng hóa nhập quá đắt đỏ vì bị áp thuế cao.
Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị tác động ra sao khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống?

Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị tác động ra sao khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống?

Sự kiện Tổng thống mới của Mỹ sẽ mang lại cả cơ hội và thách thức cho xuất khẩu tôm của Việt Nam, phụ thuộc vào mức thuế hàng hóa mà Chính quyền ông Trump sẽ áp dụng.
Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Các đại biểu đồng tình tăng thuế với đồ uống có cồn, đồng thời nhấn mạnh cần đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện để có lộ trình và mức tăng phù hợp, bảo đảm các mục tiêu đề ra.
Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Dù logistics Việt Nam đã có những bước tiến dài nhưng con đường phía trước không hề dễ dàng. Theo các doanh nghiệp, các mặt hàng cồng kềnh hay tươi sống vẫn là bài toán khó để đưa lên sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Việt Nam đang nhập khẩu gạo nhiều thứ 3 thế giới

Việt Nam đang nhập khẩu gạo nhiều thứ 3 thế giới

Trong báo cáo cập nhật về thị trường gạo thế giới của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2024 Việt Nam sẽ nhập khẩu gạo đến 3,2 triệu tấn, tăng thêm 300.000 tấn so với báo cáo cách đây một tháng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động