[VANG BÓNG MỘT THỜI] Kinh Đô táo bạo bỏ “ngôi vương”

TH&SP Với logo “vương miện đỏ”, Kinh Đô đã trở thành hình ảnh thân quen đối với nhiều thế hệ người tiêu dùng Việt.

Có thể nói, uy tín thương hiệu, chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm là yếu tố góp phần gầy dựng nên tính biểu trưng và bản sắc của thương hiệu liên tiếp được công nhận danh hiệu “hàng Việt Nam chất lượng cao” này.



Kinh Đô “chia tay” mảng bánh kẹo khiến nhiều người nuối tiếc.


Chính thức góp mặt vào thị trường thực phẩm tại Việt Nam từ năm 1993, với sự đầu tư nghiêm túc cho chất lượng, luôn tiên phong sáng tạo sản phẩm đáp ứng xu hướng thưởng thức, biếu tặng, thương hiệu Kinh Đô đã gắn bó và khẳng định vị trí trong lòng người tiêu dùng Việt suốt hơn 2 thập niên qua.

Khẳng định vị thế bằng chất lượng

Năm 2015 được đánh giá là một năm khá sôi động với thị trường bánh kẹo khi người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn với đa dạng thương hiệu, hương vị và mẫu mã. Trước bức tranh tổng thể của ngành với khá nhiều cạnh tranh, thương hiệu Kinh Đô vẫn duy trì đà phát triển bằng việc đầu tư chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đa dạng sản phẩm phục vụ người tiêu dùng. Nhiều sản phẩm bánh kẹo Kinh Đô đã “bám rễ” sâu vào tâm trí người tiêu dùng như bánh quy Cosy, bánh bông lan Solite, bánh quy giòn AFC hay bánh quy Oreo. Thậm chí, cứ hễ nhắc đến bánh kẹo là nhắc đến Kinh Đô.

Kinh Đô bắt đầu mở rộng ngành hàng với bánh mì tươi và bánh bơ vào năm 1996. Sản phẩm này nhanh chóng được người tiêu dùng đón nhận rộng rãi. Đến năm 1998, bắt nhịp cùng ngành hàng bánh kẹo sôi động, Kinh Đô chính thức gia nhập thị trường với sản phẩm bánh trung thu.

Bánh trung thu là sản phẩm mang tính bước ngoặt trong chặng đường phát triển của Kinh Đô. Nếu ở mảng bánh kẹo, Kinh Đô chỉ chiếm hơn 30% thị phần thì với bánh trung thu, Kinh Đô hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường với hơn 70% thị phần tại Việt Nam. Năm 2003, Kinh Đô mua lại thương hiệu kem Wall’s từ tập đoàn Unilever và thành lập Công ty cổ phần kem KIDO, chính thức dấn thân vào ngành hàng đông lạnh. Thương vụ cũng này đánh dấu sự kiện đột phá của doanh nghiệp Việt Nam thời điểm đó. Với hai thương hiệu kem nổi tiếng Merino và Celano, Kinh Đô đã tạo nên mức tăng trưởng hàng năm 20%.

Tuy nhiên, kể từ tháng 10/2014, Kinh Đô chính thức “chia tay” mảng bánh kẹo, vốn được coi là “linh hồn” của công ty, khi bán tới 80% cổ phần cho tập đoàn Mondelez International và tiếp tục bán nốt 20% cổ phần vào tháng 7/2015. Điều này không khỏi khiến nhiều người bất ngờ và nuối tiếc. Sau khi thương vụ hoàn tất, Công ty cổ phần Kinh Đô đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn KIDO vào tháng 10/2015. Động thái này thể hiện quyết tâm chuyển đổi lĩnh vực của KIDO, chính thức gia nhập vào ngành hàng thực phẩm và gia vị có quy mô 193.500 tỷ đồng.

Từ bỏ “ngôi vương” ngành bánh kẹo, từ bỏ “ngôi vương” mùa trung thu là quyết định rất “táo bạo” của hai anh em ông Trần Kim Thành – Trần Lệ Nguyên, thậm chí có thể coi là quyết định “táo bạo” nhất trong thương trường Việt năm 2015. Càng “táo bạo” hơn khi lãnh đạo Kinh Đô (nay là KIDO) đã quyết chí xóa bỏ hoàn toàn tên và thương hiệu cũ đã gắn bó với người tiêu dùng suốt bao nhiêu năm để tạo dựng thương hiệu mới và bản sắc mới.

“Thoái ngôi” khi thấy cơ hội khác

Ngay từ khi quyết định bỏ mảng bánh kẹo để bước chân vào mảng thực phẩm thiết yếu, KIDO đã nhìn thấy cơ hội ở phía trước, bởi xét về quy mô thị trường ở Việt Nam thì ngành thực phẩm thiết yếu đang có tới 50 triệu người tiêu dùng, trong khi ở lĩnh vực bánh kẹo chỉ 36 triệu người. Ngành thực phẩm và gia vị cũng là ngành có quy mô thị trường lớn, lên tới 193.500 tỷ đồng, trong đó ngành hàng khô có quy mô 70.300 tỷ đồng và ngành lạnh với quy mô 15.940 tỷ đồng.

Nói về việc tập trung nguồn lực đầu tư vào ngành hàng thực phẩm và gia vị, theo ông Trần Lệ Nguyên - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ, là bởi KIDO có thể tận dụng được hệ thống kênh phân phối dày đặc hiện có trên khắp cả nước. Cụ thể, với mảng thực phẩm đóng gói hiện KIDO có khoảng 400.000 điểm bán hàng, 220 nhà phân phối và 2 nhà máy ở 2 miền Nam – Bắc. Với mảng thực phẩm đông lạnh, công ty hiện đang sở hữu 70.000 điểm bán hàng, 100 nhà phân phối và 2 nhà máy ở 2 miền Nam – Bắc. Đây là lợi thế lớn nhất giúp công ty nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường.

Để tập trung mở rộng mảng kinh doanh cốt lõi, KIDO đặt mục tiêu đẩy nhanh hợp tác với các đối tác nước ngoài trong cùng ngành. Cụ thể, KIDO sẽ kết hợp với các doanh nghiệp sản xuất lớn trong khu vực như Thái Lan, Indonesia… để rút ngắn thời gian ra đời sản phẩm, nhanh chóng cung cấp cho thị trường những sản phẩm tốt, có thương hiệu.

Ông Trần Kim Thành, Chủ tịch HĐQT KIDO tự tin cho rằng, tiềm lực tài chính, nền tảng công nghệ, sự am hiểu khẩu vị người tiêu dùng Việt và năng lực thực thi hiệu quả sẽ tiếp tục là thế mạnh cốt lõi của KIDO. “Chính nhờ những thế mạnh cốt lõi trên mà chúng tôi vô cùng tự tin về tiềm năng phát triển lớn mạnh của tập đoàn trong tương lai”, ông Thành nói.

Theo báo cáo tài chính năm 2019, doanh thu của KIDO đạt 7.210 tỷ đồng, tổng tài sản công là 11.903 tỷ đồng. Hoàn thành 87% kế hoạch doanh thu và 94% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.

Theo Enternews

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Gia Lai: Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với hàng loạt cơ sở kinh doanh vi phạm

Gia Lai: Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với hàng loạt cơ sở kinh doanh vi phạm

Cục Quản lý thị trưởng tỉnh Gia Lai xử phạt hàng loạt cơ sở không có giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá điếu trong nước, rượu và trong đó có 1 có sở kinh doanh nhỏ lẻ nhưng tự đặt tên "Siêu thị" trên biển hiệu để thu hút người mua hàng, với tổng số tiền gần 50 triệu đồng.
Đắk Nông: Phát hiện gần 80 tấn phân bón giả

Đắk Nông: Phát hiện gần 80 tấn phân bón giả

Lực lượng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đắk Nông phát hiện gần 80 tấn phân bón giả của một công ty có trụ sở tại tỉnh Long An sản xuất.
Lâm Đồng được cấp 35 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Lâm Đồng được cấp 35 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng cho biết, đến nay tỉnh này đã được cấp 35 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu, trong đó 33 vùng trồng sầu riêng và 2 vùng trồng chanh leo.
Gia Lai: Xử phạt 21 cơ sở kinh doanh dược vi phạm

Gia Lai: Xử phạt 21 cơ sở kinh doanh dược vi phạm

Cục Quản lý thị trường Gia Lai kiểm tra, xử phạt 21 cơ sở vi phạm do không niêm yết giá bán, không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược, để lẫn sản phẩm không phải là thuốc cùng với thuốc.
Nâng cao chất lượng, sản xuất tập trung đưa vải thiều Đắk Lắk vươn ra thị trường quốc tế

Nâng cao chất lượng, sản xuất tập trung đưa vải thiều Đắk Lắk vươn ra thị trường quốc tế

Người dân ở Đắk Lắk đổ xô trồng vải thiều và tạo nên giá trị kinh tế cao. Do đó, ngành nông nghiệp ở tỉnh này khuyến khích nhân rộng diện tích trồng, xây dựng thành chuỗi thương hiệu giúp sản phẩm vải thiều có giá trị kinh tế cao hơn.
Không thể cưỡng lại với món ăn từ cá ngừ đại dương

Không thể cưỡng lại với món ăn từ cá ngừ đại dương

Cá ngừ đại dương là một trong những đặc sản của Phú Yên - vùng biển khai thác những con cá ngừ đại dương ngon và bổ dưỡng nhất. Từ nguyên liệu chính là cá ngừ qua bàn tay của người đầu bếp có thể chế biến ra những món ăn từ đơn giản đến cầu kỳ rất tốt cho sức khỏe.
Đắk Lắk: Xử phạt cơ sở kinh doanh giả mạo nhãn hiệu Nike

Đắk Lắk: Xử phạt cơ sở kinh doanh giả mạo nhãn hiệu Nike

Cục quản lý thị trường Đắk Lắk xử phạt một cơ sở kinh doanh của ông Lâm Minh Thức do bán giày thể thao gắn nhãn hiệu NIKE vi phạm luật Sở hữu trí tuệ.
Lâm Đồng: Thêm nhiều sản phẩm được sử dụng thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”

Lâm Đồng: Thêm nhiều sản phẩm được sử dụng thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”

Nhiều loại rau, quả, các sản phẩm tươi, khô... được tỉnh Lâm Đồng thống nhất mở rộng đối tượng sử dụng thương hiệu "Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.
Huyện Cô Tô (Quảng Ninh): Hơn 3.000 đầu sách được trưng bày trong “Ngày sách Việt Nam”

Huyện Cô Tô (Quảng Ninh): Hơn 3.000 đầu sách được trưng bày trong “Ngày sách Việt Nam”

UBND huyện Cô Tô tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 hướng tới Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 – 30/10/2023) với chủ đề “Sách cho tôi, cho bạn!”.
Đắk Nông: Hàng loạt cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy giả mạo nhãn hiệu Honda và Yamaha

Đắk Nông: Hàng loạt cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy giả mạo nhãn hiệu Honda và Yamaha

Qua công tác nắm tình hình, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông kiểm tra và phát hiện 6 cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Honda và nhãn hiệu Yamaha đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Bất ngờ nông dân Thái thích trồng giống lúa Việt hơn giống bản địa

Bất ngờ nông dân Thái thích trồng giống lúa Việt hơn giống bản địa

Nông dân Thái đang âm thầm chuyển đổi sang canh tác các giống lúa Việt Nam, mặc các nhà chức trách nước này lo ngại giống ngoại đang làm mất đi thương hiệu quốc gia.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “TEQUILA” cho sản phẩm rượu

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “TEQUILA” cho sản phẩm rượu

Mơi đây, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 4686/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00120 cho sản phẩm rượu “TEQUILA”nổi tiếng. Consejo Regulador Del Tequila, A.C là Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Lamphun” cho sản phẩm nhãn sấy khô cơm vàng

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Lamphun” cho sản phẩm nhãn sấy khô cơm vàng

Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 3332/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00117 cho sản phẩm nhãn sấy khô cơm vàng “Lamphun”.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “MIYAGI SALMON” cho sản phẩm cá hồi

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “MIYAGI SALMON” cho sản phẩm cá hồi

Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 3820/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00119 cho chỉ dẫn địa lý “MIYAGI SALMON” cho sản phẩm cá hồi. Miyagi Coho Salmon Promotion Association là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Bến Kè” cho sản phẩm khoai mỡ

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Bến Kè” cho sản phẩm khoai mỡ

Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 3333/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00118 “Bến Kè” cho sản phẩm khoai mỡ. Ủy ban nhân dân huyện Thạnh Hóa (tỉnh Long An) là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Nhu cầu bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam

Nhu cầu bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam

Số lượng các sản phẩm thủy sản của nước ta được bảo hộ sở hữu trí tuệ chỉ chiếm tỷ lệ thấp so với các nông sản khác của ngành nông nghiệp, trong khi tiềm năng phát triển thủy sản của nước ta là rất lớn, với nhiều sản phẩm đặc thù như cá tra, tôm sú, cá ngừ, bạch tuộc, sò điệp...
Startup cần lưu ý gì về xây dựng, quản trị thương hiệu

Startup cần lưu ý gì về xây dựng, quản trị thương hiệu

Việt Nam hiện nay có một nền kinh tế phát triển nhanh và năng động, rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đã thu hái được thành công vang dội làm tiền đề cho phong trào khởi nghiệp (startup) đang ngày càng phát triển mạnh. Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến phát triển sản phẩm, bán hàng... mà quên mất vấn đề sở hữu trí tuệ (SHTT), bảo vệ ý tưởng, bảo hộ thương hiệu vốn là quyền pháp lý rất quan trọng của người khởi nghiệp.
Đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài: Những vấn đề cần lưu ý

Đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài: Những vấn đề cần lưu ý

Hiện nay, trong môi trường kinh doanh số toàn cầu, thực trạng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa, sử dụng trái phép nhãn hiệu hàng hóa thường xuyên xảy ra, không chỉ tại Việt Nam mà còn cả ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài - Vai trò và tầm quan trọng của nhãn hiệu sản phẩm trong hoạt động xuất khẩu

Bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài - Vai trò và tầm quan trọng của nhãn hiệu sản phẩm trong hoạt động xuất khẩu

Thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cho thấy, những năm gần đây, số lượng nhãn hiệu đăng ký ở Việt Nam là hàng chục ngàn trong khi chỉ có khoảng vài trăm đơn đăng ký quốc tế có nước gốc là Việt Nam. Con số khá khiêm tốn khiến đặt ra câu hỏi: Phải chăng doanh nghiệp Việt chưa hiểu về vai trò của nhãn hiệu sản phẩm nói riêng, sở hữu trí tuệ nói chung trong hoạt động xuất khẩu?
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý - Nâng cao chuỗi giá trị đặc sản địa phương

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý - Nâng cao chuỗi giá trị đặc sản địa phương

Với một quốc gia có nhiều lợi thế về các mặt hàng nông sản nhưng công nghiệp chế biến sâu sau thu hoạch chưa phát triển mạnh như Việt Nam, chỉ dẫn địa lý đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng để giúp nâng cao chuỗi giá trị nông sản.
Làm gì để bảo vệ nhãn hiệu Việt khi ra thị trường quốc tế?

Làm gì để bảo vệ nhãn hiệu Việt khi ra thị trường quốc tế?

Thời gian qua, với quá nhiều bài học thực tiễn đắt giá của các nhãn hiệu Việt Nam do đang bị chiếm mất tại các thị trường nước ngoài, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã dần chú trọng và quan tâm hơn đến việc hoạch định chiến lược đăng ký nhãn hiệu của mình ra nước ngoài khi có kế hoạch mở rộng thị trường kinh doanh.
Bảo hộ Chỉ dẫn địa lý "Cà Mau" cho sản phẩm cua

Bảo hộ Chỉ dẫn địa lý "Cà Mau" cho sản phẩm cua

Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 2576/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00116 cho sản phẩm cua “Cà Mau”. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau là Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Ứng dụng vi khuẩn lactic: Giải pháp mới cho nước mắm truyền thống

Ứng dụng vi khuẩn lactic: Giải pháp mới cho nước mắm truyền thống

Việc ứng dụng vi khuẩn lactic để rút ngắn thời gian sinh hương trong quá trình lên men sẽ góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nước mắm truyền thống - hiện đang yếu thế trước các loại nước mắm công nghiệp trên thị trường hiện nay.
Tách chiết Collagen từ vảy cá nước ngọt

Tách chiết Collagen từ vảy cá nước ngọt

Từ nguồn vảy cá nước ngọt thu được từ các chợ dân sinh, TS. Nguyễn Thúy Chinh và các cộng sự tại Viện Kỹ thuật nhiệt đới (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã tách chiết và thu được collagen sạch, an toàn làm nguồn vật liệu đầu giúp cầm máu vết thương, tái tạo mô và bào chế thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gout.
Công nghệ xúc tác mới: Xử lý hiệu quả khí thải nhà máy công nghiệp nhỏ

Công nghệ xúc tác mới: Xử lý hiệu quả khí thải nhà máy công nghiệp nhỏ

Các kỹ sư tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã phát triển các công nghệ nhiệt độ thấp sử dụng hỗn hợp các xúc tác oxit kim loại chuyển tiếp để xử lý khí thải và bụi sinh ra trong những quá trình sản xuất công nghiệp.
Gia Lai: Phát triển tài sản trí tuệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao giá trị sản phẩm

Gia Lai: Phát triển tài sản trí tuệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao giá trị sản phẩm

Để giúp doanh nghiệp hình thành, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, UBND tỉnh Gia Lai đã phê duyệt Chương trình “Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2030”. Trong đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng ưu tiên nhằm hỗ trợ nâng cao giá trị sản phẩm.
Ra mắt phần mềm Vinacheck+ giúp quản lý doanh nghiệp và bảo vệ thương hiệu trên nền tảng số

Ra mắt phần mềm Vinacheck+ giúp quản lý doanh nghiệp và bảo vệ thương hiệu trên nền tảng số

Vừa qua, VINA CHG đã cho ra mắt phần mềm vinacheck+ giúp quản lý doanh nghiệp và bảo vệ thương hiệu trên nền tảng số.
Bắc Kạn: Thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh

Bắc Kạn: Thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh

Vừa qua, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 - 2030 (tại Quyết định số 1154/QĐ-UBND).
Gia Lai: Phê duyệt Chương trình “Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 - 2030"

Gia Lai: Phê duyệt Chương trình “Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 - 2030"

UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 384/QĐ-UBND về Phê duyệt Chương trình “Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 - 2030".
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
phu-dien-2
Phiên bản di động