Nguồn gốc Quan Họ
Nói về nguồn gốc của dân ca Quan họ thì vẫn chưa được xác định và làm rõ. Có tích rằng xưa có vị quan nọ đi qua vùng Kinh Bắc đã nghe thấy tiếng hát dao duyên của các liền anh, liền chị nơi đây, nên đã dừng chân lại để thường thức giọng ca của “họ". Lại có lời đồn rằng, nguồn gốc của quan họ bắt nguồn từ các lễ nghi trong dân gian, từ những hoạt động sinh hoạt đời thường của người dân.
Hay có các câu ca dao nói về nguồn gốc của Quan họ như :
Vốn nay Quan họ Bắc Ninh
Muốn tìm tích cũ ở làng Diềm thôn
...
Quan họ là chúa sinh ra
Bịu Sim là gốc ai mà không tinh
![]() |
Hội làng Diềm đầu xuân năm mới |
Sự tích nhiều là thế, nhưng trong chính sử thì lại không có một ghi chép cụ thể nào nói rõ ràng về Quan họ, chính những vị già làng của vùng đất nơi đây cũng chỉ nói từ khi sinh ra Quan họ đã gắn liền với cuộc sống của họ, không ai biết rõ Quan ọ bắt nguồn từ khi nào.
Các loại hình Quan họ
Quan Họ mang tính chất quy củ, khuôn phép chặt chẽ, nhưng vô cùng đa dạng trong cách hát, Có bốn hình thức ca hát Quan họ phổ biến đó là: Hát chúc mừng, hát thờ, hát hội và hát canh.
Hát chúc mừng là hát vào những dịp Lễ Tết xuân sang, sang nhà gặp nhau để hát cho nhau nghe những lời chúc năm mới bình an, thuận lợi. Hát thờ là hát cho Thành Hoàng làng nghe, mỗi làng đều có Thành Hoàng để giữ gìn, bảo vệ làng, mục đích của việc hát thờ là ca ngợi, tạ ơn các vị thần có công đức bảo vệ làng. Và cầu mong sang năm mới các vị thần sẽ tiếp tục phù hộ cho dân chúng bình an, phát tài, phát lộc.
Hát hội là hình thức hát giao duyên,các anh hai, anh ba, chị hai chị ba bày tỏ tình cảm với nhau bằng những câu hát đầy ẩn ý và duyên dáng, đây là hình thức hát phổ biến nhất đến ngày nay.
Hát canh thường được tổ chức vào ban đêm, (đêm năm canh, ngày sáu khắc), nhưng hát đối đáp qua đêm có thể vắt sang ngày. Hát từ ngày này qua ngày khác, bên này đối thì bên kia sẽ đáp, hình thức hát canh sẽ kéo dài cho đến khi một bên chịu nhận thua khi không đối lại được mới thôi
Tuy rằng Quan họ có nguồn gốc từ Bắc Ninh nhưng cách hát lại tùy theo các vùng, mỗi vùng lại có một kiểu hát khác nhau mà không bị pha trộn, giống nhau bởi mỗi vùng Quan họ đều có thể bị ảnh hưởng bởi một loại hình dân ca nhạc cổ. Như Quan họ Thị Cầu ảnh hưởng từ hát tuồng, Quan họ Ngang Nội thì ảnh hưởng từ hát chèo... Đây chính là điểm đặc biệt và thú vị mà chỉ Quan họ có được.
|
Theo dòng chảy của lịch sử, Quan họ cũng đã trải qua thăng trầm, có khá nhiều sự thay đổi để dẫn đến cách hát Quan họ như ngày nay. Ngày xưa Quan họ truyền thống không có nhạc đệm, không có khán thính giả, người hát cũng chính là người thưởng thức cái tình trong lời hát của bạn hát, chính vì vậy các cụ ngày xưa gọi là “chơi Quan họ” chứ không phải “hát Quan họ”.
Và muốn “chơi“ được thì các liền anh, liền chị phải am tường tiêu chuẩn và tuân theo luật lệ khắt khe tiếp đó phải có trường hơi, trường canh để tạo nên độ vang, rền, nền, nảy, như vậy mới có thể “ chơi “ ra một bài Quan họ một cách hay nhất và trọn vẹn nhất.
Với Quan họ ngày nay, loại hình dân ca này đã được biến tấu để có thể dễ hát và tiếp cận với mọi người một cách gần gũi hơn. Với “hát Quan họ“ là hình thức biểu diễn trên sân khấu không chỉ vào dịp năm mới mới biểu diễn mà vào những dịp như đám cưới, hay trong các tiệc tiếp đãi ở nhà hàng, hội nghị. Quan họ ngày nay sẽ có nhạc đệm, khán thính giả, Có nhiều hình thức biểu diễn phong phú hơn như hát đơn ca, tốp ca, có người biểu diễn phụ họa...và đa số các bài ngày nay đã được cải biên để có thể dễ dàng hát hơn.
![]() |
Ca sĩ Minh Ngọc biểu diễn trên sân khấu |
Trang phục
Về trang phục của các liền anh liền chị khi hát Quan họ cũng là một điều quan trọng. Với các liền anh sẽ mặc áo ngũ thân, cổ dứng, trong là gấm trắng hoặc gấm vàng in hoa văn hình chữ Thọ, ngoài là áo the đen, Quần của liền anh là quần trắng dáng suông, ống rộng, thường dài tới mắt cá chân, được may bằng những chất liệu chất lượng như vải phin, trúc bâu hoặc lụa,…
Đầu các liền anh thường đội khăn xếp có màu đen phải xếp lẻ, có thể 7 hoặc 9 tùy theo luật âm dương, và phải có kích thước phù hợp để liền anh khi đội toát lên sự thanh lịch. Bên cạnh đó trên tay các liền anh sẽ cầm theo chiếc ô đen vừa thể hiện sự tinh tế, lịch lãm vừa tiện cho việc che ô che nắng.
![]() |
Trang phục quan họ của các liền anh, liền chị |
Trang phục của các liền chị sẽ là áo mớ ba mớ bảy, nghĩ là ba hoặc bảy chiếc áo dài được lồng vào nhau, bên trong sẽ mặc cái áo yếm màu đỏ được mặc thắt qua eo. Phụ kiện đi kèm thường là chân đi đôi dép cong, đầu quấn khăn vấn ở trong và khăn vuông mỏ quạ ở ngoài, tay cầm chiếc nón quai thao tôn lên sự duyên dáng.
Khăn vấn tóc là một dải hồng đào. Với kới khăn vấn tóc các liền chị có thể quấn tóc trong một khăn vấn và đặt trên đầu, hơi ngả về sau có hình bầu dục về phía gáy và ghim lại. Khăn mỏ quạ được làm từ vải láng hoặc the thâm có màu đen và hình vuông.
Để đội lên đầu, các liền chị sẽ gấp chéo thành hình tam giác để lên trên vòng khăn vấn, bẻ hình mỏ quạ chính giữa đường rẽ ngôi của tóc, bắt hai góc khăn về 2 phía tai, rồi thắt múi lại đằng sau gáy. Nón Quai thao được gắn liền với hình ảnh nổi bật nhất là những liền chị Quan họ.
Nón có đường kính to, được làm từ lá cọ hoặc lá gồi được chọn lựa kĩ càng có màu vàng sáng, hơi đanh mặt, để khi kết thành nón các đường nét rõ ràng và gọn gàng. Bên trong ở giữa nón gắn một vành tròn như nắp tráp có kích thước vừa đầu đội cao.
Cho đến ngày nay mỗi khi có dịp như Tết đến xuân sang, tùy theo từng vùng ở bắc Ninh mà tổ chức lễ hội, trong đó không thể thiếu được loại hình nghệ thuật dân ca Quan họ này. Không chỉ vậy, để thúc đẩy và lan tỏa bản sắc dân tộc, mỗi khi có dịp tiếp đón các đoàn đại sứ nước ngoài sẽ tổ chức biểu diễn văn nghệ dân ca Quan họ, đây là điều hết sức tốt đẹp để giữ gìn và phát huy nghệ thuật truyền thống của dân tộc.