Tiếp tục xây dựng chính sách đảm bảo, chất lượng an toàn thực phẩm trong nông nghiệp

TH&SP Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, liên kết phát triển các chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Tại Hội nghị sơ kết công tác đảm bảo, chất lượng an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 6 tháng đầu năm, nhiệmvụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2020 và triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới vừa diễn ra ngày 3/7, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh công tác đảm bảo, chất lượng an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay còn nhiều khó khăn, thách thức. Bởi vậy các đơn vị trực thuộc Bộ cần tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, liên kết phát triển các chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng cường thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội nâng cao hiệu quả giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm.


df

Hội nghị sơ kết công tác đảm bảo, chất lượng an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 6 tháng đầu năm, nhiệmvụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2020 và triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới


Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm tối đa thời gian, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; kiện toàn tổ chức bộ máy ngành dọc cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đảm trách công tác quản lý chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ...

Ngoài ra, theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, phải tiếp tục thúc đẩy sản xuất nông lâm thủy sản đảm bảo an toàn; hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, sản xuất kinh doanh thực phẩm theo chuỗi; phát triển làng nghề thực phẩm đảm bảo an toàn; chợ đầu mối nông sản thực phẩm an toàn.

Cùng với đó, phải tăng cường giám sát, thanh, kiểm tra, tập trung vào kiểm soát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ; kiểm soát sử dụng phụ gia, điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm tại làng nghề thực phẩm, chợ thực phẩm, chợ đầu mối nông sản thực phẩm, cơ sở chuyên doanh thực phẩm nông lâm thủy sản.

Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm, kể cả về hình sự các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn thực phẩm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lơ là, thiếu trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm.

Đối với các địa phương, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (Hà Nội, Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh) tham mưu trình Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị phù hợp với đặc điểm, thế mạnh của từng địa phương.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng tiếp tục chỉ đạo các địa phương nhân rộng, mở rộng các chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn, đến nay đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã triển khai xây dựng và phát triển được 1.612 chuỗi (tăng 367 chuỗi so với cùng kỳ năm 2019).

Linh Anh

Linh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Dự báo diễn biến thiên tai phức tạp, mưa bão xuất hiện nhiều

Dự báo diễn biến thiên tai phức tạp, mưa bão xuất hiện nhiều

Biến đổi khí hậu tiếp tục tác động nên năm 2024 dự báo sẽ có diễn biến thiên tai phức tạp gồm cả nắng nóng, hạn mặn, dông lốc mưa đá hơn mức bình thường vào nửa đầu năm và mưa, bão, lũ, ngập lụt xuất hiện nhiều, tập trung vào nửa cuối năm. Đây là kịch bản tác động khá giống với hình thái diễn biến ENSO năm 2020.
Hạt chia giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Hạt chia giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Hạt chia một loại thực phẩm tốt, có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ. Ngoài tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho sức khoẻ, hạt chia còn giúp phòng một số bệnh như: Chống oxy hóa, tim mạch, giảm đường trong máu…
Quả mâm xôi giúp cải thiện chức năng sinh sản

Quả mâm xôi giúp cải thiện chức năng sinh sản

Quả mâm xôi là loại quả không chỉ dễ tìm, dễ mua, bắt mắt mà còn có tác dụng không ngờ với sức khoẻ. Theo đó, quả mâm xôi giúp cải thiện chức năng sinh sản, tăng cường miễn dịch, tốt cho mắt, tốt cho xương, cải thiện trí nhớ...
Củ sen - "Kho báu" tiềm ẩn dưới bùn

Củ sen - "Kho báu" tiềm ẩn dưới bùn

Củ sen không chỉ là một loại thực phẩm quen thuộc trong mâm cơm của người Việt mà còn là "kho tàng" dinh dưỡng dồi dào, mang đến lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Ánh nắng mặt trời - là nguồn sống nhưng cũng là mối nguy hại cho đôi mắt

Ánh nắng mặt trời - là nguồn sống nhưng cũng là mối nguy hại cho đôi mắt

Ánh nắng mặt trời mang đến nguồn sống cho muôn vật, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là đôi mắt. Nếu tiếp xúc quá nhiều với tia UV (tia cực tím), mắt có thể bị tổn thương nghiêm trọng.
Đình chỉ vĩnh viễn cơ sở bánh mì patê có giòi ở Thái Bình

Đình chỉ vĩnh viễn cơ sở bánh mì patê có giòi ở Thái Bình

Ban quản trị của chuỗi cửa hàng Cột Điện Quán thống nhất đình chỉ vĩnh viễn cơ sở tại Thái Bình để xảy ra sự việc patê có giòi.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động