Thanh Hóa đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm công nghiệp trọng điểm

TH&SP UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo Sở Công thương và các sở, ngành có liên quan của tỉnh tích cực bám sát tình hình sản xuất của các nhóm sản phẩm trọng điểm để có kế hoạch chỉ đạo sát sao, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh.

Theo số liệu từ Số liệu từ Sở Công thương tỉnh Thanh Hóa, tăng trưởng sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm của tỉnh thấp nhất trong nhiều năm liên tiếp, chỉ đạt 44,1% kế hoạch năm. Các sản phẩm sản xuất công nghiệp trọng điểm của tỉnh đều gặp khó khăn, từ các ngành sản xuất mang tính chất gia công như may mặc, giầy da đến các sản phẩm công nghiệp truyền thống, như: gạch ceramic, ô tô tải, thuốc lá, đường, tinh bột sắn... đều gặp khó về thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Công nghiệp là ngành sản xuất đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Để thực hiện mục tiêu vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế, ổn định việc làm cho người lao động, Thanh Hóa đã hết sức khắc phục khó khăn, giữ vững mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp đạt 151.300 tỷ đồng. Trong khi ngành may mặc, giầy da vẫn gặp khó do phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới, Thanh Hóa xác định động lực chính đóng góp vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp chính là các sản phẩm công nghiệp trọng điểm, có ưu thế và ổn định thị trường tiêu thụ.


ds

Thanh Hóa đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm công nghiệp trọng điểm


Lãnh đạo Sở Công thương tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Bước sang quý III, Sở Công thương đã phối hợp với các ngành rà soát lại từng sản phẩm, nhất là sản phẩm trọng điểm, có lợi thế và đóng góp lớn cho tăng trưởng, như: lọc hóa dầu, thép Nghi Sơn, dầu ăn, nhiệt điện, xi măng... để động viên doanh nghiệp sản xuất với mức cao nhất, tăng sản lượng bù đắp các sản phẩm khó khăn. Bên cạnh đó, phối hợp tốt với các ngành, các cấp xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và chủ trương “Người Thanh Hóa ưu tiên dùng hàng Thanh Hóa”, tập trung vào các mặt hàng như: đường, bia, xi măng, phân bón, thủy sản chế biến, vật liệu xây dựng...

Với những giải pháp điều hành linh hoạt, sự nhạy bén trong thích ứng tình hình của các doanh nghiệp, tháng 8, nhiều ngành sản xuất công nghiệp đã có dấu hiệu hồi phục tốt. So với tháng trước, có 22 sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng, như: dầu ăn thực vật tăng 99%, xi măng tăng 3,6%, clinker tiêu thụ tăng 6,9%, sữa tươi các loại tăng 4,8%, xăng tăng 54,1%, dầu diesel tăng 31,3%, lưu huỳnh rắn tăng 67,5%... Lũy kế 8 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh 88.926 tỷ đồng, đạt 58,8% kế hoạch cả năm, tăng 7,1% so với cùng kỳ.

Với mục tiêu hoàn thành giá trị sản xuất công nghiệp cả năm, hiện nay, UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo Sở Công thương và các sở, ngành có liên quan của tỉnh tích cực bám sát tình hình sản xuất của các nhóm sản phẩm để có kế hoạch chỉ đạo sát sao, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh: Trọng tâm là tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tạo điều kiện để Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn hoạt động ổn định và thực hiện tốt khâu phân phối sản phẩm. Ưu tiên giải quyết các vấn đề về thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm công nghiệp truyền thống; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được quảng bá sản phẩm, lưu thông hàng hóa ra thị trường trong và ngoài tỉnh; nghiên cứu chiến lược xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thế mạnh của tỉnh để đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao vị thế trên thương trường.

Linh Anh

Linh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chợ truyền thống thích nghi với hóa đơn số

Chợ truyền thống thích nghi với hóa đơn số

Việc triển khai hóa đơn điện tử tại một số chợ truyền thống không chỉ là bước tiến trong quản lý thuế mà còn mở ra cơ hội nâng cao uy tín, xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch và hiện đại cho các hộ, cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.
Bứt tốc xuất khẩu nông sản cuối năm 2025

Bứt tốc xuất khẩu nông sản cuối năm 2025

Trước áp lực suy giảm từ thị trường toàn cầu, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu tăng tốc xuất khẩu trong nửa cuối năm 2025. Loạt giải pháp điều hành linh hoạt đang được kỳ vọng sẽ giữ đà tăng trưởng và đưa kim ngạch xuất khẩu cán đích 65 tỷ USD.
Xuất khẩu nông sản là sân chơi của tiêu chuẩn

Xuất khẩu nông sản là sân chơi của tiêu chuẩn

Trong bối cảnh thị trường nhập khẩu siết chặt kiểm soát, doanh nghiệp Việt buộc phải thay đổi tư duy sản xuất. Tư duy tiêu chuẩn, minh bạch và liên kết đang trở thành “chìa khóa” để nông sản Việt tăng sức cạnh tranh và chinh phục người tiêu dùng toàn cầu.
Kinh tế giữ đà tăng trưởng trong thách thức

Kinh tế giữ đà tăng trưởng trong thách thức

Năm tháng đầu năm 2025, kinh tế Việt Nam tiếp tục khởi sắc dù đối mặt không ít áp lực. Các chỉ số vĩ mô ổn định, thu hút đầu tư tăng mạnh, xuất khẩu khởi sắc, cho thấy nền kinh tế đang duy trì động lực tăng trưởng tích cực, tạo tiền đề để bứt phá trong giai đoạn tới.
Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Dù thuế quan đã dần được xóa bỏ trong nội khối ASEAN, các rào cản phi thuế quan vẫn âm thầm cản bước doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ. Giải quyết bài toán này là chìa khóa để ASEAN tiến tới một cộng đồng kinh tế thật sự sâu rộng.
Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Nhu cầu tăng cao đối với nông sản sạch và minh bạch đang mở ra cơ hội lớn cho hàng Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả, doanh nghiệp cần đầu tư bài bản về công nghệ, tiêu chuẩn, thương hiệu và nâng cấp toàn chuỗi giá trị.
Dệt may Việt chủ động đón cơ hội FTA

Dệt may Việt chủ động đón cơ hội FTA

Ngành dệt may Việt Nam cần chuyển từ thụ động sang chủ động xây dựng chuỗi cung ứng nguyên liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ và nâng chuẩn sản xuất để khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, lãi suất 0%/năm

Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, lãi suất 0%/năm

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng vừa được Quốc hội thông qua sáng 27/6, chính thức phân cấp quyền quyết định cho vay đặc biệt từ Thủ tướng Chính phủ sang Ngân hàng Nhà nước, với lãi suất 0%/năm và không cần tài sản bảo đảm trong một số trường hợp.
M&A Summit 2025: Thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số

M&A Summit 2025: Thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số

Chiều 26/6, Diễn đàn M&A Summit 2025 đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội), quy tụ đông đảo lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư trong và ngoài nước, với chủ đề “Tăng trưởng – Tái cấu trúc – Chuyển mình”.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động