Sửa đổi Luật Việc làm để phát triển thị trường lao động, hướng tới bảo đảm việc làm bền vững

Hiện nay, điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình già hóa dân số đã khiến các chính sách về việc làm bền vững bộc lộ các vấn đề, không còn phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu phát triển. Do đó, việc sửa đổi Luật Việc làm là cần thiết để phát triển thị trường lao động phù hợp với hoàn cảnh mới, hướng tới bảo đảm việc làm bền vững cho lực lượng lao động.

Luật Việc làm cần kịp thời đáp ứng các yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội

Vừa qua, Thường trực Ủy ban Xã hội đã tổ chức phiên họp thẩm tra sơ bộ dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết, với việc Luật Việc làm được ban hành năm 2013, lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản luật quy định đầy đủ, điều chỉnh toàn diện các quan hệ về việc làm và thị trường lao động, mở rộng độ bao phủ, điều chỉnh các chính sách lao động, việc làm đến toàn bộ lực lượng lao động, bao gồm cả đối tượng lao động có giao kết và không có giao kết hợp đồng lao động.

Sửa đổi Luật Việc làm để phát triển thị trường lao động, hướng tới bảo đảm việc làm bền vững
Sửa đổi Luật Việc làm để phát triển thị trường lao động, hướng tới bảo đảm việc làm bền vững

Luật Việc làm là cơ sở quan trọng để xây dựng các chính sách hỗ trợ người lao động, trong đó có lao động yếu thế và tăng cường cơ hội việc làm theo hướng bền vững cho lao động không có quan hệ lao động, không tham gia bảo hiểm xã hội; hỗ trợ lao động tìm việc làm, tiếp cận thông tin việc làm, nghề nghiệp thông qua phát triển hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm, cho vay hỗ trợ tạo việc làm, chính sách việc làm công; hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển kỹ năng nghề; hỗ trợ đảm bảo một phần thu nhập, giúp người thất nghiệp sớm quay trở lại thị trường lao động thông qua chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, qua quá trình triển khai thực hiện Luật Việc làm đã bộc lộ những khó khăn, hạn chế, bất cập. Trước hết, một số các quy định, chính sách của Luật Việc làm 2013 chưa đảm bảo sự phù hợp, thống nhất với quy định của các văn bản hiện hành có liên quan như: Các quy định về đăng ký và quản lý lao động, về độ tuổi người lao động chưa phù hợp với Bộ Luật Lao động 2019; Một số quy định, chính sách về bảo hiểm thất nghiệp chưa thống nhất với Luật Bảo hiểm xã hội 2024 vừa được thông qua; Quy định về điều kiện thành lập trung tâm dịch vụ việc làm không còn phù hợp với quy định tại Luật Quy hoạch năm 2017 ...

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh

Thứ hai, các quy định, chính sách của Luật Việc làm 2013 chưa kịp thời đáp ứng các yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, thế giới đang bước vào thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với bản chất là dựa trên cuộc cách mạng kỹ thuật số. Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh nhờ vào định hướng phát triển nền kinh tế số , thúc đẩy sự phát triển kinh tế số. Phát triển kinh tế số mở ra các cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, với nhiều hình thức việc làm đa dạng, từ việc làm đòi hỏi trình độ cao đến những việc làm với trình độ phổ thông.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định chính sách trong việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong thông tin thị trường lao động, dịch vụ việc làm; thiếu các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển việc làm sáng tạo, việc làm trong bối cảnh kinh tế số, chuyển đổi số; chưa có quy định, chế tài bảo vệ quyền lợi của người lao động cũng như xử lý cụ thể đối với các hành vi giao dịch việc làm trên môi trường điện tử…

Phát triển thị trường lao động, hướng tới bảo đảm việc làm bền vững

Hiện nay, Việt Nam nằm trong số 10 nước có tốc độ già hóa nhanh nhất trên thế giới (nước ta đã bước vào giai đoạn “già hoá dân số” ngay từ năm 2011, sớm hơn 6 năm so với dự báo của Tổng cục Thống kê là năm 2017), tuy nhiên chưa có quy định về chính sách hỗ trợ người lao động chuyển tiếp và tìm kiếm việc làm trong bối cảnh già hóa dân số; các quy định về việc làm đối với thanh niên; chất lượng việc làm của nhóm lao động yếu thế thấp.

Bên cạnh đó, các chính sách về việc làm bền vững bộc lộ các vấn đề không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội. Mặc dù Luật Việc làm 2013 đã có các quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm, gồm: chính sách về tín dụng tạo việc làm; hỗ trợ chuyển dịch việc làm cho lao động nông thôn; hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên; chính sách việc làm công và hỗ trợ phát triển thị trường lao động, tuy nhiên hiện nay, điều kiện kinh tế - xã hội đã có nhiều thay đổi, do đó các chính sách đã không còn phù hợp và phát huy được hiệu quả.

Sửa đổi Luật Việc làm để phát triển thị trường lao động, hướng tới bảo đảm việc làm bền vững

Theo Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mức độ đáp ứng của hệ thống thông tin thị trường lao động, sự kết nối về thông tin trên phạm vi vùng, cả nước chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn; chất lượng, tính minh bạch, chuyên nghiệp của hoạt động dịch vụ việc làm chưa cao; tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với khó khăn trong tuyển dụng lao động, kể cả lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và lao động phổ thông.

Thêm vào đó, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm chưa bao phủ hết tất cả đối tượng có quan hệ lao động; chính sách bảo hiểm thất nghiệp chưa thực sự gắn với thị trường lao động, còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp, chưa chú ý thỏa đáng đến giải pháp phòng ngừa thất nghiệp; một số quy định về chế độ trợ cấp thất nghiệp, căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp không còn phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Luật cũng thiếu các quy định về trách nhiệm, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong phát kỹ năng nghề, xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động, nhất là nhân lực trình độ cao; tổ chức hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ quốc gia còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu ...

Thứ ba, một số quy định của Luật Việc làm năm 2013 cần rà soát, sửa đổi theo khuyến nghị của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, như: Việt Nam đã tham gia Công ước số 88 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về dịch vụ việc làm mà Việt Nam trong đó nhấn mạnh dịch vụ việc làm phải được hợp thành một hệ thống quốc gia bao gồm một mạng lưới các cơ quan dịch vụ việc làm địa phương hoặc vùng. Tuy nhiên, hiện nay các trung tâm hoạt động chưa có sự phối hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu, hoạt động giữa các trung tâm còn hạn chế và chưa thể hiện nguyên tắc thống nhất về hoạt động nghiệp vụ.

Từ những phân tích trên, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Việc làm là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp của hệ thống pháp luật có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường lao động, hướng tới bảo đảm việc làm bền vững cho tất cả lao động./.

Người lao động nghỉ ngang có được hưởng trợ cấp thất nghiệp? Người lao động nghỉ ngang có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Lao động thời hiện đại và cách đảm bảo “lượng” và “chất” Lao động thời hiện đại và cách đảm bảo “lượng” và “chất”
Đề nghị giảm thời gian đóng BHXH còn 15 năm, đảm bảo cuộc sống về già cho người lao động Đề nghị giảm thời gian đóng BHXH còn 15 năm, đảm bảo cuộc sống về già cho người lao động
Đề xuất 10 nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế Đề xuất 10 nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế
Minh Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%

Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh nhấn mạnh, không để người dân nào phải thiếu ăn, thiếu mặc, bị đói bị rét, thiếu nước sạch, không có chỗ ở, các sinh hoạt thiết yếu hằng ngày; khắc phục hậu quả siêu bão số 3 có hiệu quả; nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân về tinh thần và vật chất; khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh; kiểm soát tốt lạm phát và phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm khoảng 7%.
Trong đại bão Yagi, nghĩ về truyền thống, lịch sử, hiện tại và tương lai của quốc gia, dân tộc

Trong đại bão Yagi, nghĩ về truyền thống, lịch sử, hiện tại và tương lai của quốc gia, dân tộc

Đại bão Yagi gây tổn thất vô cùng lớn khiến nhiều người đau xót, nhưng cũng ấm lòng vì nghĩa tình đồng bào, tương thân, tương ái trên cả nước.
Hỗ trợ khẩn cấp cho Lào Cai khắc phục thiệt hại do bão số 3

Hỗ trợ khẩn cấp cho Lào Cai khắc phục thiệt hại do bão số 3

Hỗ trợ 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 để khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và ổn định đời sống người dân.
Tạo định hướng để phát triển lành mạnh, bền vững thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Tạo định hướng để phát triển lành mạnh, bền vững thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn Giám sát của Quốc hội với Chính phủ về chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến năm 2023”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, chủ trương, đường lối của Đảng đã rõ, cụ thể là tạo định hướng để phát triển lành mạnh, bền vững thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.
Việt Nam khẳng định chính sách phát triển lấy con người làm trung tâm

Việt Nam khẳng định chính sách phát triển lấy con người làm trung tâm

Việt Nam lấy con người làm trung tâm, coi con người là chủ thể, mục tiêu và động lực của phát triển, hướng đến đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.
Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...
Thủ tướng: Pháp luật phải vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển

Thủ tướng: Pháp luật phải vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển

Tại phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển, huy động tối đa các nguồn lực phát triển, tạo không gian phát triển mới; quy định, chính sách nào tốt nhất cho đất nước thì cương quyết làm.
Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu Phong Châu mới

Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu Phong Châu mới

UBND tỉnh Phú Thọ vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị Trung ương hỗ trợ công trình xử lý khẩn cấp khắc phục ảnh hưởng cơn bão số 3.
Hỗ trợ khẩn cấp 30 tỷ đồng cho tỉnh Yên Bái khắc phục thiệt hại do bão số 3

Hỗ trợ khẩn cấp 30 tỷ đồng cho tỉnh Yên Bái khắc phục thiệt hại do bão số 3

Kinh phí hỗ trợ cho tỉnh Yên Bái từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 để khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và ổn định đời sống người dân.
Thống kê thiệt hại do bão số 3 mới nhất

Thống kê thiệt hại do bão số 3 mới nhất

Theo báo cáo nhanh của của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT), tình hình thiệt hại về người tính đến 06h00 ngày 14/9 đã có 345 người chết, mất tích (262 người chết, 83 người mất tích), tăng 09 người (Quảng Ninh tăng 10, Thanh Hóa tăng 01, Yên Bái tăng 05; Lào Cai giảm 07 người).
Hà Nội: UBND phường Đại Kim ra quân tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Hà Nội: UBND phường Đại Kim ra quân tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Sáng ngày 14/9, UBND phường Đại Kim đã tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 vừa đổ bộ vào thành phố. Sự kiện này đánh dấu một bước quan trọng trong nỗ lực chung của cộng đồng nhằm nhanh chóng phục hồi và ổn định đời sống của người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão.
Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Dự kiến xây khu tái định cư rộng 5ha phía hạ lưu thôn Làng Nủ

Dự kiến xây khu tái định cư rộng 5ha phía hạ lưu thôn Làng Nủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao địa phương phối hợp các bộ, ngành liên quan khảo sát, quy hoạch, tìm 1 - 2 địa điểm và nghiên cứu, đánh giá an toàn dựa trên khoa học, có sự tham vấn của các cơ quan chuyên môn, nhanh chóng khôi phục lại thôn Làng Nủ trước 31/12.
6 hồ thủy điện lớn ở miền Bắc đóng toàn bộ cửa xả lũ

6 hồ thủy điện lớn ở miền Bắc đóng toàn bộ cửa xả lũ

6 hồ thủy điện gồm uyên Quang, Lai Châu, Bản Chát, Huội Quảng, Sơn La, Hòa Bình hiện đã đóng toàn bộ các cửa xả lũ theo lệnh chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tin giả hoành hành trong bão số 3, người dùng mạng xã hội cần tỉnh táo

Tin giả hoành hành trong bão số 3, người dùng mạng xã hội cần tỉnh táo

Trong lúc cả nước đang hướng về miền Bắc thân yêu, đồng lòng chung tay khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, thì nhiều đối tượng lại tận dụng hoàn cảnh khó khăn này tung tin giả, tin sai sự thật nhằm câu like, câu view.
Cả nước chung tay ủng hộ hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Cả nước chung tay ủng hộ hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Với tinh thần “tương thân tương ái,” “lá lành đùm lá rách,” Ban Tuyên giáo Trung ương, các tỉnh Lâm Đồng, Hậu Giang, Hà Tĩnh đã kêu gọi nguồn lực hỗ trợ đồng bào khắc phục thiệt hại do bão lũ.
Huyện Thạch Thất nỗ lực khắc phục hậu quả sau mưa lũ

Huyện Thạch Thất nỗ lực khắc phục hậu quả sau mưa lũ

Sau cơn bão số 3, mực nước sông Tích dâng cao khiến một số nơi trên địa bàn huyện Thạch Thất bị ngập nặng. Đến 6h ngày 12/9/2024 mực nước sông Tích lên cao ảnh hưởng đến 481 hộ dân với 2013 nhân khẩu, trong đó có 62 hộ với 256 nhân khẩu phải di chuyển.
Xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật

Xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 895/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 (Quy hoạch). Trong đó, Chính phủ đặt ra nhiều mục tiêu, xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật.
Hà Giang chỉ đạo, ứng phó trước thông tin Trung Quốc tiến hành xả lũ thủy điện tới Sông Lô

Hà Giang chỉ đạo, ứng phó trước thông tin Trung Quốc tiến hành xả lũ thủy điện tới Sông Lô

Trước thông tin phía Trung Quốc sẽ thực hiện xả lũ các thủy điện từ 11 giờ ngày 11/9/2024. UBND thành phố Hà Giang chỉ đạo các đơn vị khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống ngập úng trên địa bàn thành phố.
Hàng không, đường sắt vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ các tỉnh miền Bắc

Hàng không, đường sắt vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ các tỉnh miền Bắc

Nhằm kịp thời chia sẻ khó khăn và hỗ trợ đồng bào các khu vực đang chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ sau bão YAGI, đường sắt Việt Nam cùng các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways chobiết tiếp nhận và vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ cho các tỉnh miền Bắc.
Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng đạt đỉnh vào trưa nay

Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng đạt đỉnh vào trưa nay

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi tin lũ đặc biệt lớn trên sông Thao, tin lũ khẩn cấp trên sông Lô, sông Thương, sông Hoàng Long và tin lũ trên sông Thái Bình, sông Lục Nam và sông Hồng.
Nước sông Hồng dâng nhanh, Hà Nội khẩn cấp sơ tán dân

Nước sông Hồng dâng nhanh, Hà Nội khẩn cấp sơ tán dân

Lũ sông Hồng dâng cao tại địa phận Hà Nội, từ đêm qua đến sáng nay (10/9), các quận huyện ven sông Hồng khẩn cấp sơ tán người dân và tài sản để đảm bảo an toàn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết

Trưa 10/9, ngay sau khi kiểm tra tình hình thực tế, tại trụ sở Thị ủy Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến, được kết nối trực tuyến với một số điểm cầu tại các tỉnh, thành phố Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội về công tác ứng phó mưa lũ, thiên tai, khắc phục hậu quả bão số 3, bảo đảm tính mạng, sức khỏe, an toàn, đời sống nhân dân trên địa bàn các tỉnh.
Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ cấm các phương tiện di chuyển vào do ngập sâu

Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ cấm các phương tiện di chuyển vào do ngập sâu

Theo thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an, trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ có đoạn bị ngập 2 chiều, do đó lực lượng CSGT tổ chức cấm đường không cho các phương tiện di chuyển vào cho đến khi đảm bảo an toàn.
Cảnh báo hơn 75 tuyến phố ở Hà Nội có nguy cơ bị ngập úng trong 3 giờ tới

Cảnh báo hơn 75 tuyến phố ở Hà Nội có nguy cơ bị ngập úng trong 3 giờ tới

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lưu ý một số tuyến phố có khả năng ngập sâu hơn với độ sâu 25 - 30 cm trong 3 - 6 giờ tới.
Hà Nội: Dừng chạy tàu hỏa qua cầu Long Biên, cấm nhiều loại xe qua cầu Chương Dương

Hà Nội: Dừng chạy tàu hỏa qua cầu Long Biên, cấm nhiều loại xe qua cầu Chương Dương

Do mực nước sông Hồng dâng cao, dòng chảy xiết nên Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thông báo cấm nhiều loại xe qua cầu Chương Dương. Ngành đường sắt cũng vừa có quyết định dừng chạy tàu qua cầu Long Biên.
Khẩn trương cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ người dân vùng lũ

Khẩn trương cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ người dân vùng lũ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 90/CĐ-TTg ngày 9/9/2024 về việc khẩn trương cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống của người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động