Giá heo hơi ổn định trên cả ba miền Giá heo hơi giảm nhẹ tại một vài địa phương Giá heo hơi đi ngang trên cả nước |
![]() |
Giá heo hơi tiếp tục ghi nhận điều chỉnh giảm nhẹ ở miền Trung và miền Nam tại một số phiên giao dịch trong tuần qua. |
Khảo sát cho thấy, thị trường heo hơi miền Bắc kéo dài xu hướng đi ngang trong suốt tuần, với mức thu mua dao động từ 68.000–69.000 đồng/kg. Cụ thể, tại các tỉnh Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang, giá heo hơi đạt mức cao nhất khu vực là 69.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại được thương lái thu mua ở mức 68.000 đồng/kg.
Ở miền Trung – Tây Nguyên, một số địa phương ghi nhận giá heo hơi giảm nhẹ 1.000 đồng/kg. Mức giá tại khu vực này dao động khá rộng, từ 68.000–73.000 đồng/kg. Trong đó, Lâm Đồng và Bình Thuận là hai tỉnh có mức giá cao nhất, đạt 73.000 đồng/kg. Ngược lại, các tỉnh như TP Huế, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định và Khánh Hòa ghi nhận mức thấp nhất là 68.000 đồng/kg.
Tại miền Nam, giá heo hơi cũng có xu hướng giảm tại một số địa phương. Mức giá cao nhất khu vực – 73.000 đồng/kg – được ghi nhận tại TP.HCM, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu và Cà Mau. Trong khi đó, Bến Tre hiện là địa phương có giá thấp nhất, ở mức 70.000 đồng/kg. Các tỉnh, thành còn lại duy trì giá trong khoảng 71.000–72.000 đồng/kg.
Chăn nuôi đối mặt rủi ro dịch bệnh
![]() |
Nếu không xuất hiện yếu tố đột biến như dịch bệnh hoặc nhu cầu xuất khẩu lợn sống tăng mạnh, giá heo hơi được dự báo sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn. |
Diễn biến ổn định trong hai ngày gần đây được xem là một “khoảng lặng” mang tính tạm thời. Nhiều thương lái vẫn trong trạng thái thăm dò, chờ đợi tín hiệu rõ ràng hơn từ các doanh nghiệp chế biến cũng như sức mua thực tế trên thị trường bán lẻ. Đáng chú ý, các doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn vẫn kiên định giữ giá, nhằm tránh gây xáo trộn tâm lý thị trường. Nếu không xuất hiện yếu tố đột biến như dịch bệnh hoặc nhu cầu xuất khẩu lợn sống tăng mạnh, giá heo hơi được dự báo sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh vẫn đang là mối đe dọa tiềm ẩn với ngành chăn nuôi, đặc biệt là dịch tả heo châu Phi. Trên địa bàn tỉnh Hà Nam, bệnh dịch này vẫn xuất hiện rải rác tại một số địa phương. Gần đây nhất, ngày 27/5/2025, lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở giết mổ của ông Nguyễn Tiến Mạnh (tổ dân phố Ninh Lão, phường Duy Minh, thị xã Duy Tiên) và phát hiện gần 30 con heo có biểu hiện nghi nhiễm bệnh.
Ông Đỗ Mạnh Hà – Phó Chi cục trưởng Chi cục Nông nghiệp và Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường) – cảnh báo: “Việc phát hiện ổ dịch tại phường Duy Minh cho thấy mức độ phức tạp của dịch tả heo châu Phi. Nếu không kiểm soát kịp thời, nguy cơ heo bệnh bị giết mổ và tiêu thụ ra thị trường là rất lớn, gây hậu quả nghiêm trọng đến an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng”.
Dù đối mặt với rủi ro dịch bệnh, ngành chăn nuôi heo tại Hà Nam vẫn ghi nhận tín hiệu tích cực khi giá bán duy trì ở mức cao. Toàn tỉnh hiện có khoảng 360.300 con heo, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Để đảm bảo đà tăng trưởng ổn định, công tác phòng chống dịch – đặc biệt là dịch tả heo châu Phi – tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm.
Các địa phương cần chủ động giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các ổ dịch ngay từ khi mới phát sinh. Đồng thời, cần tăng cường kiểm soát hoạt động vận chuyển động vật ra vào địa bàn, xử lý nghiêm các hành vi buôn bán, vận chuyển heo ốm, heo bệnh. Tuyên truyền để nâng cao ý thức cộng đồng trong việc không vứt xác heo chết bừa bãi cũng cần được đẩy mạnh, nhằm ngăn chặn mầm bệnh phát tán ra môi trường.
Về phía người chăn nuôi, việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình an toàn sinh học là yêu cầu cấp thiết: tiêm phòng đầy đủ vắc-xin, vệ sinh – tiêu độc định kỳ, lựa chọn con giống từ nguồn uy tín, kiểm soát chặt nguồn lây từ bên ngoài. Chỉ khi các nguyên tắc này được thực hiện đồng bộ, ngành chăn nuôi heo mới có thể duy trì đà phát triển và vững vàng ứng phó với dịch bệnh trong bối cảnh nhiều biến động như hiện nay.