Giá dừa tăng vùn vụt, vì sao doanh nghiệp xuất khẩu chưa vui? Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13% Cần chiến lược dài hơi để xuất khẩu rau quả "đi được đường dài" |
![]() |
Nông sản Việt Nam là mặt hàng thiết yếu, chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh và Mỹ không có nhiều lựa chọn thay thế. |
Ngày 7/4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) đã tổ chức cuộc họp khẩn với các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, nhằm đánh giá tác động và bàn giải pháp ứng phó trước việc Mỹ dự kiến áp mức thuế lên đến 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 9/4 tới.
Hiện Mỹ là thị trường tiêu thụ khoảng 22% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam. Trong năm 2024, xuất khẩu sang Mỹ đạt 14,31 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2023, với mức xuất siêu trên 10 tỷ USD. Quý I năm 2025 tiếp tục duy trì đà tăng với kim ngạch đạt 3,21 tỷ USD, tăng gần 15% so với cùng kỳ.
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết hiện tại Việt Nam đang trong tiến trình đàm phán với Mỹ liên quan đến mức thuế đối ứng lên tới 46%.
Tuy nhiên, tình hình đang rất khó khăn khi Việt Nam cùng hơn 50 quốc gia khác phải xếp lịch đàm phán. Thực tế, ngay trong nội bộ Mỹ cũng đang có những ý kiến trái chiều về chính sách này, làm cho các diễn biến trong thời gian tới trở nên khó lường.
"Họ nghiên cứu rất kỹ về Việt Nam. Chúng ta nhập bao nhiêu, xuất bao nhiêu, họ nắm hết. Chúng ta không tranh cãi việc tại sao họ cho rằng mình áp thuế lên tới 90% để rồi từ đó họ áp lại mức 46%. Điều này là vô nghĩa. Nhiều đối tác từ Mỹ đã dừng hợp đồng. Tính hình chung hiện nay rất khó khăn và chúng ta phải tính đến tình huống xấu nhất là họ không thay đổi quyết định", ông nói.
Tuy nhiên, ông Duy cũng chỉ ra một số lợi thế của mặt hàng nông sản Việt Nam trên bàn đàm phán. Theo đó, nông sản Việt Nam là mặt hàng thiết yếu, chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh và Mỹ không có nhiều lựa chọn thay thế.
"Ví dụ như mặt hàng hồ tiêu thì chỉ có Việt Nam và Trung Quốc trong khi Trung Quốc lại không xuất khẩu . Cà phê thì chỉ có Việt Nam và Brazil. Đối với ngành chăn nuôi thì Việt Nam nhập khẩu nhiều nguyên liệu từ Mỹ như ngô, đậu tương. Đây là lợi thế trên bàn đàm phán", Bộ trưởng cho biết.
![]() |
Ông Đỗ Đức Duy - Bộ trưởng Bộ NN&MT làm việc với các doanh nghiệp, hiệp hội xuất khẩu nông sản sang Mỹ chiều 7/4. |
Ông cũng nhấn mạnh rằng nông sản của Việt Nam không cạnh tranh trực tiếp với Mỹ mà mang tính bổ trợ nên nếu áp thuế cao thì người tiêu dùng Mỹ sẽ chịu thiết hại. Đồng thời, khẳng định phương châm đàm phán của Việt Nam là thiện chí, không đối đầu vì Mỹ chiếm tới 30% kim ngạch xuất khẩu, đóng góp nhiều vào GDP .
"Chính phủ cũng đã thể hiện thiện chí về giảm thuế, hạ hàng ràng kỹ thuật đối với hàng hoá của Mỹ. Do vậy, tôi kỳ vọng Mỹ có ứng xử thuyết phục hơn với mong muốn của Việt Nam", ông nói.
Người đứng đầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết phương châm xử lý trong thời gian tới là các doanh nghiệp cần hết sức bình tĩnh và xử lý linh hoạt theo hướng dẫn của Chính phủ.
Đồng thời, đẩy mạnh tham vấn ý kiến với các hiệp hội và đối tác thương mại phía Mỹ để họ cùng có tiếng nói.
"Chúng ta cũng cần có tiếng nói của các đối tác để ý kiến lên chính phủ Mỹ. Các đối tác cũng đang thể hiện sự phản đối mạnh mẽ. Các giải pháp giải quyết vấn đề phải mang tính tổng thể vừa mang tính giải quyết trước mắt, vừa mang tính căn cơ lâu dài, trong đó, đặc biệt coi trọng đàm phán", ông nói.
![]() |
![]() |
![]() |