Cơm hến là một đặc sản của xứ Huế với nguyên liệu chính là con hến bé xíu được người dân xóm Cồn (xã Hương Lưu, phường Vĩ Dạ, cách trung tâm TP Huế chỉ vài kilômet) vớt lên từ những bờ bãi sông.
Một góc Cồn Hến ở khúc ngoặt của sông Hương, nơi nổi tiếng của các món ăn chế biến từ hến, trong đó đặc sắc nhất chính là cơm hến
Cồn Hến chỉ bao gồm bốn xóm nhỏ im ắng và trầm mặc. Qua cồn, ăn một tô bún hến, cơm hến, nghe giọng nói như rót mật của con gái Huế tựa như vẻ đẹp sâu lắng của ngàn năm. Sáng sớm, Cồn Hến nhạt nhòa sương trắng. Con đường nhỏ như một nỗi nhớ chia đôi làng, hai bên những hàng dâm bụt xanh ngắt, tĩnh mịch. Có người bảo con đường nhỏ bé ấy là tâm niệm về một sự trăn trở cội nguồn, con đường đưa cồn trở về với dòng Hương, con sông bồi đắp lên nó. Gọi là cồn bởi đây là bãi đất phù sa rộng nổi lên giữa sông Hương. Trong Dịch Lý của kiến trúc kinh thành Huế xa xưa, nơi này được đặt tên là “Tả Thanh Long”.
Còn người dân chỉ quen gọi nôm na là Cồn Hến. Dòng sông Hương chảy qua nơi này nước trong vắt, ít phù sa và chất phèn. Đáy sông lại có một lớp bùn sâu tích tụ nên rất thích hợp cho loài hến sinh sôi, nảy nở. Có lẽ nhờ vậy mà hến ở Cồn Hến nổi tiếng ngon nhất xứ Huế.Người dân Cồn Hến chuyên sống bằng nghề cào hến, xúc hến, đãi hến và chế biến hến. Bởi thế làng Cồn có đình thờ Tổ Thần Hến, gọi là Giang Hến. Làng làm lễ tế thần Hến hàng năm từ ngày 24 đến 26 tháng 6 âm lịch.
Cồn Hến là nơi tái định cư của dân xã Phú Xuân. Và cộng đồng dân cư Cồn Hến đông thêm, “xứ cồn cạn” này trở thành một đảo nhỏ trù phú. Nghề cào hến và chế biến hến được truyền - nối và phát triển, trong một thời gian dài là nghề chính của cư dân cồn Hến.
Người dân phải mua hến tại nhiều địa phương khác đến để giữ nghề
Nhưng nghề hến đang mai một dần. Hơn 10 năm trước, chỉ cần cho thuyền chạy thong dong một vòng trên sông Hương, trong chốc lát cũng đã chất đầy một thuyền. Người dân khi ấy mạnh ai nấy làm mà không phải giành giật nhau bởi hến nhiều vô kể. Trung bình mỗi chiếc đò máy cỡ vừa chở được 10 bao, cỡ ba tạ hến, sau khi luộc thu được 40-50 kg hến xác. Giá mỗi kilôgram ngày trước chỉ từ 10.000 đến 15.000 đồng, nay loại nhỏ nhất cũng lên đến 40.000-50.000 đồng/kg.
Từ khi người dân chuyển sang đánh bắt bằng thuyền máy, năng suất cao gấp nhiều lần mò bằng tay và cào tre nên hến chưa kịp sinh sôi đã “tiệt”. Người ta phải đến những khu vực xa hơn như đoạn ngã ba Sình, các sông suối hoặc quanh vùng đầm phá Tam Giang mới mong tìm được hến. Mỗi lần thuyền nổ máy, người cào đứng trên mũi thuyền, nổ máy điều khiển hướng thuyền chạy. Chỉ cần ba ngày làm liên tục, cộng với từ hai đến ba chiếc đò máy là “quét” gọn hết hến sống trong phạm vi một cây số quãng đường sông, còn nếu cào bằng tay thì cỡ vài tháng có khi chưa hết hến.
Một trong những nguyên nhân là hến ở khu vực cồn cũng như nhiều vùng lân cận ở sông Hương không còn nữa, do nạn khai thác cát trái phép làm ảnh hưởng đến địa chất, thuỷ văn và môi sinh…khiến cho hến cùng nhiều loài thuỷ sinh dần thưa vắng, rồi cạn kiệt…Một số người, một số gia đình vẫn giữ nghề phải đi mua gom hến từ nhiều nơi khác, có khi rất xa.trường tiểu học tên là Phú Lưu. Nằm ngay đầu đường Ưng Bình trên hòn đảo nhỏ này có một trường tiểu học tên là Phú Lưu, nằm ngay đầu đường Ưng Bình phía cầu thuộc địa bàn phường Vỹ Dạ.
Những món đặc trưng ở đây chủ yếu là hến với các món như cơm hến, bún hến, hến xào được chế biến theo phương pháp gia truyền nên mang hương vị cực đặc trưng
Giờ tan học của các em là lúc Cồn Hến tấp nập nhất. Học sinh trường hầu hết là ở Cồn Hến, nên các em tự đi - về trên những con đường vắng bóng xe cộ, rất bình an. Ở cồn, loại cây được trồng nhiều nhất là chuối và ngô. Hai loại cây này thích hợp với đất bồi phù sa của sông. Cồn Hến cũng nổi tiếng bởi bắp (ngô) ngon. Ngô trồng đất cồn ngon hơn ngô nơi khác ở Huế. Người dân Cồn Hến trồng bắp gần như quanh năm (trừ ba tháng lũ lụt). Bắp ở đây thơm dẻo, béo ngậy vì hưởng được lớp phù sa dày trên mặt ruộng sau mỗi trận lụt.
Cồn Hến là một “đảo ẩm thực” với các món đặc sản liên quan đến hến, nổi tiếng nhất là món cơm hến, ngoài ra còn có các loại món từ bắp trồng trên cồn - tiêu biểu là món chè bắp, cùng với các loại bánh khác…Rất nhiều món ẩm thực ở các nhà hàng, quán rong xuất phát từ nơi đây. Hiện nay, Cồn Hến là khu vực dân cư tổ 6A và 6B, với khoảng 700 hộ dân, gần 5000 nhân khẩu thuộc phường Vỹ Dạ, thành phố Huế.
Ngày nay, cơm Hến có mặt ở khắp nơi, nhưng chỉ có Cồn Hến là lưu giữ được bản sắc của món đặc sản này. Vậy nên ăn cơm hến, không nơi nào ngon bằng Cồn Hến. Những mai này, có khi cái tên Cồn Hến chỉ còn là ký ức khi sông Hương không còn hến. Bây giờ, khách phương xa dù đến Cồn Hến chỉ để thưởng thức những món ăn từ hến nhưng chẳng mấy ai không xao lòng khi biết rằng hến sông Hương giờ chỉ còn trong hoài niệm thương nhớ.
Ở cồn Hến, từ 1975 đến trước 1999 được xem là giai đoạn nghề hến thịnh nhất. Cồn Hến khi ấy có gần bốn chục chiếc thuyền ngày ngày xuôi dòng Hương làm ăn. Từ năm 2000 trở lại đây, người dân cồn Hến phải thu mua từ các nguồn bên ngoài, ở các địa phương xa hơn như làng Vĩnh Tu, làng Thuận Hòa (Huế) và nhiều nhất vẫn là từ Quảng Trị vào.
Thuyền chở hến từ các nơi khác về cồn Hến đều bằng đường sông. Hến sống được bỏ vào thùng xốp hoặc đóng bao rồi theo thuyền chạy dọc sông Bồ về ngã ba Thanh Phước, có khi cập bến ngay dưới chân cầu Phú Lưu - cây cầu nhỏ dẫn vào cồn Hến để người dân tiện đến lấy mang về lò. Hến làng cồn trước đây còn được chuyển vào các tỉnh, thành xa hơn như Đà Nẵng, TP.HCM... nhưng nay gần như chấm dứt hẳn.
Khánh Hòa