Việt Nam đã nhập khẩu 880.664 tấn bông các loại trong 8 tháng 9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu xơ sợi thu về 3,2 tỷ USD Việt Nam nhập khẩu 989.235 tấn bông các loại trong 9 tháng |
Ngành dệt may nỗ lực vượt khó |
Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn bởi những yếu tố bất ổn về kinh tế, chính trị kéo theo lạm phát, làm kìm hãm các chỉ tiêu tiêu dùng từ các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Đặc biệt, đây không phải là nhóm hàng thiết yếu nên tỷ lệ sụt giảm rất cao.
Đến hết tháng 9/2023, xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 29,7 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2022. Hiện Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất, chiếm trên 40% thị phần của ngành dệt may Việt Nam, tiếp đến là Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc...
Theo kết quả nghiên cứu và phân tích của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, tình trạng khó khăn tại một số thị trường xuất khẩu lớn hàng dệt may của Việt Nam đã có sự cải thiện.
Cụ thể, kinh tế Mỹ vẫn “vững” trong bối cảnh lãi suất neo cao. Chi tiêu hộ gia đình - động lực chính cho tăng trưởng của quốc gia này, vẫn tỏ ra mạnh mẽ giữa tình trạng lạm phát, lãi suất cao. Trong tháng 9, người Mỹ đã chi tiêu nhiều hơn 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa mức lạm phát dưới 4%.
Tại châu Âu, tín hiệu tích cực đến từ việc lạm phát trong tháng 9 giảm còn 4,3% (từ mức 5,2% và 5,3% trong tháng 7 và tháng 8), mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021.
Kinh tế Trung Quốc có những tín hiệu phục hồi tích cực từ tháng 8 với doanh số bán lẻ tăng 4,6% theo năm (vượt xa mức dự báo 3%), sản xuất công nghiệp cũng tăng 4,5%/năm trong tháng 8 (mức dự báo là 3,9%).
Về thị trường xuất khẩu, điểm sáng ở thị trường Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu tháng 9 tăng 2% so cùng kỳ năm trước, đạt 1,05 tỷ USD, vẫn duy trì vị trí nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 2 tại Mỹ với thị phần trên 18%; xuất khẩu đi Trung Quốc tăng 11% so cùng kỳ, đạt 290 triệu USD.
Theo ghi nhận từ các doanh nghiệp trong ngành, đơn hàng xuất khẩu bắt đầu dần quay trở lại trong những tháng cuối năm cho thấy tín hiệu tích cực. Các yếu tố kinh tế trong nước cũng ủng hộ doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu dệt may nói riêng khi: Lãi suất cho vay trong nước tiếp tục giảm, tỷ giá VND/USD bắt đầu có lợi cho xuất khẩu khiến lợi thế về tỷ giá của các quốc gia cạnh tranh này không còn rõ rệt như 2 năm vừa qua.
Trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường, ông Nguyễn Quang Minh, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Việt Thắng cho biết, may Việt Thắng đã phải linh hoạt chuyển đổi sản xuất, đa dạng hóa khách hàng, mặt hàng, tập trung vào khâu thế mạnh nhằm duy trì việc làm cho người lao động, ổn định sản xuất.
Với tình hình sản xuất kinh doanh như hiện nay, để duy trì được sản xuất cần phải thay đổi sáng tạo linh hoạt để tạo sự khác biệt, cố gắng duy trì và phát triển khách hàng cũ, tìm kiếm các khách hàng mới trong và ngoài nước thông qua các kênh khác nhau. Đồng thời, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm bằng các biện pháp cụ thể như: Tự động hoá các khâu sản xuất chính, cân đối dây chuyền một cách hợp lý, tính toán mặt hàng sản xuất tối ưu, triệt để nhằm tiết kiệm nguyên liệu từ bông xơ, vật tư, phụ tùng và năng lượng.
Ngoài ra, may Việt Thắng sẽ tăng cường đầu tư vào khâu sản xuất vải thành phẩm, ổn định chất lượng khâu in nhuộm và hoàn tất để nâng cao hiệu quả, gia tăng lợi nhuận và giải quyết việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, để phát triển doanh số và mở rộng thị trường, chúng tôi sẽ tăng cường nhân lực cho bộ phận kinh doanh thị trường; áp dụng các hình thức khuyến khích như thưởng doanh thu, tăng cường khâu tiếp thị bán hàng qua các kênh khác nhau, bao gồm các kênh truyền thống và các kênh bán hàng online như Amazon, Alibaba, trên mạng xã hội như Zalo, Facebook, YouTube…
Ngoài các biện pháp về đa dạng hóa mặt hàng, phát triển dòng hàng thế mạnh, may Việt Thắng còn triển khai thực hành tiết kiệm trên toàn bộ hệ thống, trong đó tập trung vào tiết kiệm bông xơ, vật tư, phụ tùng và năng lượng.
Ngành dệt may đang gồng mình trong khó khăn. |
Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 Thân Đức Việt chia sẻ, doanh nghiệp vẫn luôn cân bằng thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, châu Âu và các thị trường khác là Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada... Thế mạnh của May 10 là sơ mi nhưng năm 2023 mặt hàng này lại thiệt hại nặng nhất. Trước đó, mặt hàng sơ mi chiếm tỷ trọng 60% của May 10, nhưng hiện nay chỉ chiếm 39%. Để ổn định sản xuất, kinh doanh, May 10 phải làm đơn hàng quần, áo polo, áo T-shirt ở xí nghiệp sơ mi.
Thực tế, xu thế và hành vi tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến thị trường. Bởi tại Mỹ hiện có xu thế làm việc từ xa (work from home), không dùng sản phẩm thời trang công sở như áo sơ mi khi đi làm. Có khách hàng chia sẻ với May 10, doanh nghiệp cắt giảm tối đa chi phí từ điện, nước, bộ phận văn phòng, thiết kế làm việc tuần 2 buổi, còn IT và kế toán 2 tuần đến công ty 1 lần. Với xu thế này thực sự ảnh hưởng tới sức mua, khó kích cầu. Điều này đặt May 10 vào tình thế phải xác định lại sản phẩm thế mạnh để nắm bắt cơ hội xoay chiều trong khó khăn.
Trong khi đó, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty May Nhà Bè Phạm Phú Cường cho biết, chưa khi nào doanh nghiệp dệt may gặp khó khăn như hiện nay, bởi thị trường giảm sâu, đơn hàng nhỏ, giá giảm… Tại May Nhà Bè, doanh nghiệp yêu cầu mỗi người, mỗi bộ phận cần phải đột phá, sáng tạo trong điều hành và quản trị.
Ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, trước những yếu tố bất lợi về thị trường đã được nhận diện, Vinatex đã đặt ra 5 nhóm giải pháp trọng tâm.
Theo đó, bám sát diễn biến thị trường để có biện pháp phù hợp thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, nâng cao vai trò của các ban kinh doanh để có định hướng về thị trường và củng cố hệ thống quản trị rủi ro; hình thành chuỗi sản xuất dệt kim trọn gói; phát triển nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng vận hành; tiếp tục nhiệm vụ chuyển đổi số cho công tác quản trị sản xuất, nhân sự, tài chính kế toán; thực hiện tốt các chính sách liên quan đến người lao động, bảo đảm việc làm, thu nhập bình quân và các chính sách phúc lợi khác; đẩy mạnh công tác đổi mới công nghệ đối với công tác đầu tư mới và công tác đầu tư chiều sâu.
Về dài hạn, Chủ tịch HĐQT Vinatex cũng đưa ra các mục tiêu xuyên suốt trong điều hành. Cụ thể, xây dựng trong nội tại Tập đoàn mục tiêu chiến lược Một điểm đến cung ứng giải pháp trọn gói về dệt may và thời trang; liên tục dự báo và đưa ra giải pháp thích ứng với thị trường bất định, trong đó chú trọng các giải pháp bảo tồn nguồn lực doanh nghiệp vượt qua năm kinh doanh có nhiều khó khăn, nhất là nguồn lực con người chất lượng cao và tài chính.
Vinatex sẽ tham gia vào chuỗi cung ứng với vị thế vững chắc, là đối tác ưu tiên của các nhà sản xuất – phân phối lớn trên thế giới. Ông Lê Tiến Trường cho rằng, đây là giải pháp dài hạn xây dựng niềm tin trên cơ sở thực lực của doanh nghiệp, năng lực đem lại hiệu quả tối ưu cho toàn chuỗi.
Ngành dệt may nỗ lực giảm lệ thuộc vào nguyên liệu vải sợi nhập khẩu |
Xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ chiếm 43% tổng kim ngạch |
Xuất khẩu hàng dệt may 4 tháng đạt trên 9,72 tỷ USD |