Để hưởng lãi suất 9% khách hàng phải đáp ứng điều kiện đặc biệt gì? Gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào lãi cao nhất? Các ngân hàng niêm yết lãi suất trên 6% |
![]() |
Loạt ngân hàng giảm mạnh lãi suất sau chỉ đạo nóng. |
Điển hình, BVBank giảm lãi suất kỳ hạn 12 tháng từ 6,05%/năm xuống còn 5,8%/năm, kỳ hạn 15 tháng từ 6,25%/năm còn 5,9%/năm. Kỳ hạn 18 tháng lãi suất từ 6,35%/năm xuống 6%/năm, kỳ hạn 24 tháng từ 6,45% xuống 6,05%/năm.
Tại Eximbank áp dụng mức lãi suất cao nhất chỉ còn 5,8%/năm áp dụng cho kỳ hạn 24 tháng, lãnh lãi cuối kỳ. Kỳ hạn 15 và 18 tháng lãi suất huy động lần lượt là 5,6%/năm và 5,7%/năm. Kỳ hạn 36 và 60 tháng, lãi suất chỉ còn 5,1%/năm và 5,2%/năm. Trước đó, ngân hàng này niêm yết mức lãi suất áp dụng với các kỳ hạn dài từ 15-34 tháng lên đến 6,2-6,5%/năm.
MSB áp dụng lãi suất tiết kiệm cao nhất chỉ còn 5,6%/năm áp dụng cho các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, lãi cuối kỳ.
Tại KienLongBank áp dụng mức lãi suất 5,7% cho các kỳ hạn từ 12 tháng.
Vietcombank áp dụng lãi suất huy động kỳ hạn dài 36 tháng ở mức 4,7%/năm, giảm 0,1%. Đây cũng là mức lãi suất áp dụng chung cho các kỳ hạn từ 24 đến 60 tháng.
![]() |
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà phát biểu kết luận cuộc họp - Ảnh: VGP |
Tại cuộc họp giữa Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với các ngân hàng sau chỉ đạo nóng của Thủ tướng, Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà nhấn mạnh thời gian tới, NHNN điều hành các công cụ chính sách tiền tệ phù hợp, hiệu quả để hỗ trợ các ngân hàng đưa nguồn vốn huy động thành vốn tín dụng tập trung cho đầu tư phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Cụ thể, NHNN sẽ tiếp tục bảo đảm thanh khoản cho các tổ chức tín dụng cung ứng vốn ra nền kinh tế; điều tiết tiền tệ chủ động, linh hoạt để hỗ trợ ổn định tỉ giá trong trường hợp cần thiết. Điều hành tỉ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, chủ động sẵn sàng can thiệp thị trường nhằm ổn định thị trường ngoại tệ trước biến động của kinh tế thế giới và chính sách/chiến tranh thương mại, củng cố niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào đồng nội tệ.
NHNN cũng tập trung theo dõi sát động thái của hệ thống ngân hàng để điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ. Tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng tiếp tục tăng cường đẩy mạnh tiết giảm chi phí hoạt động hơn nữa, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và các giải pháp khác để phấn đấu hạ lãi suất cho vay; đồng thời tiếp tục yêu cầu các ngân hàng thực hiện nghiêm túc, công bố công khai lãi suất cho vay bình quân.
NHNN sẽ kiểm tra đối với các ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi thời gian vừa qua, qua đó, giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng, nhất là việc công bố lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, hoạt động cấp tín dụng; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm, nhất là các trường hợp không công bố công khai thông tin lãi suất theo chỉ đạo của Thủ tướng và NHNN, các ngân hàng cạnh tranh lãi suất không lành mạnh, không đúng quy định của pháp luật... Các ngân hàng cần đồng thuận tự triển khai chủ trương, NHNN cũng sẽ xem xét các kiến nghị của các ngân hàng thương mại, căn cứ vào các diễn biến thực tế trong và ngoài nước, từ đó có điều chỉnh cơ chế chính sách phù hợp.
"Trước đây, do khó khăn thanh khoản, đã từng có giai đoạn có "cuộc đua" lãi suất cho vay và huy động lên rất cao, hiện nay, tình hình thanh khoản hoàn toàn không đáng ngại, chỉ đạo về kiểm soát lãi suất là rất kịp thời, phòng ngừa từ sớm, tạo sự an toàn, duy trì ổn định mặt bằng lãi suất, không chỉ hỗ trợ nền kinh tế mà dài hạn còn bảo đảm thanh khoản vững chắc, cũng như duy trì chất lượng nợ tốt hơn"- Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà nhấn mạnh.