Cây dược liệu bất ngờ trở thành món rau cực chất, cực tốt và cực lạ ai cũng muốn trồng 5 nhóm người không nên ăn kỷ tử Kỷ tử ăn sống được không? |
Câu kỷ tử là quả của cây kỷ tử, có tên khoa học là Lycium barbarum L. |
Câu kỷ tử thường được gọi là “kỷ tử”, trong y học kỷ tử có tên khoa học là Lycium barbarum L. với dạng quả mọng có màu sắc đỏ cam tươi khi thu hái. Quê hương của loài thảo dược này bắt nguồn từ Trung Quốc và được sử dụng phổ biến qua nhiều thế hệ ở các nước Châu Á.
Từ xưa đến nay, kỷ tử được các thầy thuốc “chọn mặt gửi vàng” để hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe như sốt, tiểu đường, huyết áp cao và cải thiện các vấn đề về mắt do tuổi tác.
Cách sử dụng kỷ tử cũng vô cùng đa dạng, dễ dàng khi có thể ăn sống, nấu chín hay sấy khô và thảo dược còn có sự góp mặt trong các loại nước trái cây, trà thảo mộc, rượu thuốc.
Mặc dù được ví như “kim cương đỏ” song kỷ tử lại không hề hiếm mà được rao bán đầy chợ Việt. Giá của loại quả này khi sấy khô phổ biến ở mức 200.000-400.000 đồng/kg tuỳ loại.
Chị Phạm Thị Nhàn, đầu mối bán set nguyên liệu chè dưỡng nhan và gói gia vị hầm thuốc bắc, chia sẻ, trong mỗi set nguyên liệu kỷ tử đỏ chỉ khoảng 15-20gram. Một tuần, chị sử dụng hết 10kg kỷ tử. Chưa kể, lượng kỷ tử bán theo túi trọng lượng 0,5kg, chị cũng tiêu thụ trên dưới 20kg mỗi tuần.
Hạt kỷ tử chị bán chỉ 300.000 đồng/kg, không quá đắt đỏ so với các loại quả khô khác trên thị trường. Trong khi, kỷ tử được các bà nội trợ chuộng mua vì có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ. Khách mua về làm nguyên liệu chế biến các món ăn, thậm chí làm đồ ăn vặt hàng ngày.
Về nguồn gốc kỷ tử bán trên thị trường, chị Nhàn thừa nhận, đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Khu vực Tây Bắc của quốc gia này là vựa trồng kỷ tử lớn. Vào mùa quả chín, họ thu hoạch đem phơi khô hoặc sấy khô để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Theo đó, kỷ tử được các đầu mối nhập về quanh năm, sau đó phân phối ra thị trường.
Giá kỳ tử sấy khô phổ biến ở mức 200.000-400.000 đồng/kg tuỳ loại. |
Thành phần dược liệu của kỷ tử
Kỷ tử được Đông y dùng từ rất lâu,được xem là một loại dược liệu có tính bình, vị ngọt.Vàđược dùng trong các bài thuốc cường thịnh âm đạo, an thần, nhuận phế, trừ phong, ích khí,..
Theo Sổ tay lâm sàng trung dược bên trong kỷ tử có chứa khoảng 0.09% betaine (hoạt chất có nhiều trong củ cải đường, rau bina,...) cótác dụng quan trọng trong việc làm đẹp tóc và da, chống hình thành nếp nhăn phụ nữ,...
Theo Nghiên cứu của Từ Quốc Quân và Triệu Thủ Huấn (Trung Quốc):Trong 100g kỷ tử có 3,96mg caroten, 150mgcanxi, 6,7mgphotpho,...
Theo quyển Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam ngoài những thành phần nêu trên, bên trong kỷ tử còn có protein, chất béo, axit linoleic,...
Lợi ích của kỷ tử với sức khỏe
Tăng cường chức năng sinh lý, hỗ trợ điều trị bệnh alzheimer
Kỷ tử cótác dụng tăng cường sinh lý, tăng ham muốnvà nồng độ testosterone, chất lượng tinh trùng kém, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương,..
Một nhóm nghiên cứu ở Trung Quốc đã chỉ ra rằngkỷ tử có thể hỗ trợ quá trình điều trị bệnh alzheimer.Nólàm chậm quá trình lão hóa của các tế bào thần kinh- một trong những nguyên nhân gây ra bệnh alzheimer. Năm 2007, một bài nghiên cứu trong Tạp chí Y học phân tử (International Journal of Molecular Medicine) đã chỉ ra chiết xuất của kỷ tử có tác dụng như một liệu pháp điều trị alzheimer ở người lớn tuổi.
Tăng cường chức năng miễn dịch
Bên trong kỷ tử có hoạt chất lysozyme - enzym tiêu hóa, hoạt chất này có công dụng giúp cơ thểngăn sự tấn công của vi khuẩn, ảnh hưởng của thay đổi thời tiết lên cơ thể, và tăng khả năng miễn dịch.
Tăng cường chức năng gan
Bên trong kỷ tử có Betaine hydrochoride là tăng phospholipids trong huyết thanh và gan từ đóbảo vệ gan trước những tác động xấu.Không chỉ có lợi cho gan mà còntốt cho thận, hỗ trợ quá trình phục hồi cơ thể thông qua quá trình thải độc tố.
Theo quyển Hóa học thực phẩm (Food Chemistry) được xuất bản năm 2007, một nhóm nghiên cứu của Úc đã chỉ ra rằng kỷ tử có khả năngchống oxy hóa mạnh và có khả năngloại bỏ các kim loại nặng ra khỏi cơ thể, giúp thải độc gan.
Giúp giảm cân
Kỷ tử có hàm lượng calo thấp, rất giàu chất dinh dưỡng,vitamin A, C... nên rất thích hợp nếu như bạn thêm loại quả này vào danh sách những thực phẩmhỗ trợ việc giảm cân. Không chỉ thế, bên trong kỷ tử có lượng đường khá thấp nên rất lành tính cho cơ thể, không gây mệt, hơn nữa còn có hàm lượngchất xơ dồi dào giúp bạn mau có một vóc dáng đẹp lý tưởng.
Tăng cường thị lực
Một nhóm nghiên cứu từ trường đại học John Johns Hopkins (Baltimore) và đại học Đại học Trung Hoa (Hồng Kông) đã chỉ ra rằng bên trong kỷ tử có chứa hoạt chất zeaxanthin - một hoạt chất chống oxy hóacó lợi ích tuyệt vời cho đôi mắt.
Những người già thường xuất hiệnbệnh thoái hóa điểm vàng ảnh hưởng đến thị lực, nên cầnbổ sung kỷ tử để cải thiệntình trạng này. Hoạt chất này cònbảo vệ mắt trước tác động củatai cực tím, và các tác động của gốc tự do,...
Làm đẹp da
Giàu vitamin C, beta- carotene nên kỷ tử được dùng đểcải thiện sắc tố da, giúp làn da sáng hồng và mịn mànghơn. Thậm chí nếu như bạn đang có tình trạng bị mụn, thì đừng lo kỷ tử cũng sẽđánh bay các vết mụn, hỗ trợ cả bên trong và bên ngoài, kháng viêm và ngăn không cho mụn quay trở lại.