Liệt kê những thực phẩm tăng cường, nâng cao sức đề kháng trong mùa dịch

TH&SP Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch là một trong những cách giúp mỗi người dân chống lại các tác nhân gây bệnh và đề phòng dịch bệnh Covid-19

Mỗi loại thực phẩm có một số chất dinh dưỡng đặc hiệu. Chúng ta nên ăn đa dạng và cân bằng tất cả các loại thực phẩm. Khi cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng đồng nghĩa với việc chúng ta có một hệ miễn dịch khỏe mạnh và tăng sức đề kháng để chống lại virus.

Theo đó, các nhóm thực phẩm cần đảm bảo đầy đủ, cân bằng trong bữa ăn, bao gồm: Nhóm thực phẩm giàu chất bột đường từ cơm, bún, phở, bánh mì,…; nhóm thực phẩm giàu chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa; một ít chất béo từ dầu hoặc các loại hạt; đặc biệt là tăng cường gấp đôi rau xanh, trái cây trong khẩu phần ăn để có thể cung cấp cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Sau đây, là gợi ý những loại thực phẩm giúp tăng cường khả năng miễn dịch

Tỏi

Tác dụng của tỏi rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể

Tác dụng của tỏi rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể

Đứng đầu trong danh sách các thực phẩm để phòng cúm chính là tỏi. Có thể sử dụng tỏi tươi trong nấu ăn hàng ngày. Hàm lượng tỏi theo khuyến cáo của các chuyên gia là từ 1-3 tép tỏi 1 ngày cho 1 người. Không nên ăn quá nhiều vì ăn quá nhiều cũng có thể gây độc. Chế biến tỏi nên đập dập hoặc cắt lát tỏi sau đó đợi 10-15 phút rồi hãy chế biến nhằm giữ lại tối đa công dụng của tỏi. Thêm nữa, khi chế biến không nên chế biến ở nhiệt độ quá cao. Nếu bổ sung tỏi bằng cách nấu nướng thì có thể dùng nhiều hơn 3 tép tỏi trong 1 ngày do trong quá trình nấu nướng một số công dụng của tỏi có thể mất đi phần nào.

Các loại quả mọng bảo vệ phổi như cam, quýt

Vitamin C có trong các loại quả này là một trong những chất giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Việc thiếu hụt các loại vitamin này có thể khiến chúng ta dễ mắc bệnh hơn, thậm chí là bị nhiễm trùng ở đường hô hấp. Song cơ thể chúng ta không thể tạo ra hay dự trữ vitamin C, do đó việc bổ sung hàng ngày qua các loại thực phẩm là rất quan trọng để tăng cường sức đề kháng, phòng tránh bệnh tật.

Gừng

Gừng có tính năng giúp giảm viêm, giảm đau họng và một số bệnh viêm khác. Ngoài ra, nó còn giúp giảm cảm giác buồn nôn. Gừng giúp làm giảm các triệu chứng đau và làm chậm quá trình tạo cholesterol theo như một nghiên cứu mới đây trên động vật. Chế biến gừng vô cùng đa dạng, có thể dùng như gia vị trong bữa ăn, hoặc có thể dùng nấu chín, các gia vị ăn kèm, hoặc pha trà gừng để uống.

Rau xanh

Rau xanh chưa nhiều hàm lượng vitamin và chất xơ có lợi cho sức khỏe

Rau xanh chưa nhiều hàm lượng vitamin và chất xơ có lợi cho sức khỏe

Rau xanh chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin C, E và chất chống oxy hóa hữu hiệu. Súp lơ, rau bó xôi, rau cải giúp tăng cường hệ thống miễn dịch khi bạn bị cúm hoặc các bệnh viêm nhiễm khác. Bí đỏ chứa nhiều dưỡng chất có ích như vitamin, muối khoáng, sắt và hàm lượng axit hữu cơ. Mặc dù, không mang lại lợi ích ngay lập tức, rau xanh hay các loại thực phẩm khác vẫn có đặc tính kháng vi rút giúp ngăn ngừa, phòng chống bệnh tật.

Rễ cam thảo

Tạp chí virus học Trung Quốc đã công bố một đánh giá xác nhận hoạt động tăng cường hệ miễn dịch của rễ cam thảo do hàm lượng triterpenoid của nó. Một nghiên cứu khác cũng ghi nhận chất chống oxy hóa trong cam thảo có tác dụng tẩy gốc tự do và kích thích miễn dịch.

Sữa chua

Hãy dùng các loại sữa chua có các lợi khuẩn được ghi trên nhãn mác vì những lợi khuẩn này giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tránh các loại sữa chua có nhiều đường. Bên cạnh đó, mọi người có thể làm sữa chua tại nhà bằng trái cây và thêm vào đó một ít mật ong. Sữa chua cũng chính là nguồn cung cấp vitmin D tuyệt vời cho cơ thể, vitamin D cũng chính là chất kích hoạt hiệu quả cho một hệ miễn dịch hoàn hảo.

Động vật có vỏ

Các loại động vật có vỏ chính là một trong những thực phẩm xuất hiện hàng đầu khi chúng ta muốn bổ sung kém cho cơ thể. Kẽm tuy không được biết đên nhiều như vitamin và các khoáng chất khác nhưng có tác dụng cực tốt giúp các tế bào miễn dịch thực hiện được tốt chức năng của nó. Một số loại động vật có thể kể đến là: cua, sò, tôm, trai,…

Cùng với việc bổ sung các loại thực phẩm cần thiết, người dân cần tránh xa các sản phẩm động vật sống hoặc chưa chín kỹ. Theo nghiên cứu, Virus corona không chịu được nhiệt, nó chết ở nhiệt độ 56 độ C trong vòng 30 phút. Vì thế mọi người nên tráng nước sôi các đồ bát đĩa trước khi ăn uống và chỉ ăn đồ nấu chín. Với nhiều người có thói quen ăn trứng lòng đào, cần chế biến trứng cho đến khi cả lòng trắng và lòng đỏ đều đông lại. Cắt giảm thực đơn các món chiên, nướng. Những loại thực phẩm này có thể gây viêm trong cơ thể và làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

Bên cạnh đó, cần lưu ý uống nhiều nước, giữ ấm cơ thể, nghỉ ngơi đầy đủ để tăng cường đề kháng chống lại dịch.

Lê Thoa(t/h)

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hàng giả “ẩn mình” trong quảng cáo: Khi niềm tin bị đánh tráo bằng công nghệ

Hàng giả “ẩn mình” trong quảng cáo: Khi niềm tin bị đánh tráo bằng công nghệ

Hàng giả không còn lẩn khuất trong những con hẻm hay chợ tạm. Giờ đây, chúng “lên đời” bằng các chiến dịch quảng cáo rầm rộ, livestream bán hàng chuyên nghiệp và sự hậu thuẫn từ những tài khoản triệu follow. Trong không gian mạng đầy hư ảo, niềm tin của người tiêu dùng đang bị đánh tráo một cách tinh vi – bằng chính công nghệ.
Cân bằng nội tiết tố nữ nhờ yoga

Cân bằng nội tiết tố nữ nhờ yoga

Rối loạn nội tiết tố nữ không chỉ khiến làn da sạm đi, cơ thể mệt mỏi, mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và chất lượng sống.
Vụ ồn ào thịt heo: Không khởi tố C.P. Việt Nam vì không có dấu hiệu vi phạm an toàn thực phẩm

Vụ ồn ào thịt heo: Không khởi tố C.P. Việt Nam vì không có dấu hiệu vi phạm an toàn thực phẩm

Cơ quan Công an tỉnh Sóc Trăng kết luận không có dấu hiệu vi phạm về an toàn thực phẩm đối với Công ty C.P. Việt Nam sau quá trình điều tra, xác minh toàn diện. Doanh nghiệp cũng chính thức lên tiếng về nguồn gốc các mảnh thịt bị nghi nhiễm bệnh.
Nấm đông cô – Món ngon “dưỡng sinh” từ thiên nhiên

Nấm đông cô – Món ngon “dưỡng sinh” từ thiên nhiên

Giàu dưỡng chất, hỗ trợ tim mạch, tăng đề kháng và phòng ngừa ung thư, nấm đông cô không chỉ là nguyên liệu ẩm thực quen thuộc mà còn được xem như một “bài thuốc” quý cho sức khỏe.
Người bệnh mạn tính được kê đơn thuốc ngoại trú tới 3 tháng từ 1/7

Người bệnh mạn tính được kê đơn thuốc ngoại trú tới 3 tháng từ 1/7

Thay vì chỉ được kê thuốc 30 ngày như trước, từ ngày 1/7, người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường có thể sẽ được bác sĩ kê đơn dùng trong 90 ngày.
Tắm sai cách, hại da mà không biết

Tắm sai cách, hại da mà không biết

Tắm tưởng chừng là hoạt động đơn giản hằng ngày, song không ít người lại vô tình mắc phải những sai lầm gây hại cho làn da và sức khỏe tổng thể.
Từ 1/7, lao động nam được nghỉ thai sản ra sao khi vợ sinh con?

Từ 1/7, lao động nam được nghỉ thai sản ra sao khi vợ sinh con?

Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, mang đến nhiều điểm mới đáng chú ý liên quan đến chế độ thai sản của lao động nam, áp dụng cho cả khu vực BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.
Người tiểu đường có nên ăn xoài?

Người tiểu đường có nên ăn xoài?

Dù chứa đường tự nhiên, xoài vẫn là lựa chọn tốt nếu ăn đúng lúc, đúng lượng. Thậm chí, thành phần sinh học trong xoài còn giúp cải thiện độ nhạy insulin.
Nhận diện sớm biểu hiện của bệnh zona thần kinh

Nhận diện sớm biểu hiện của bệnh zona thần kinh

Zona thần kinh do virus gây thủy đậu tái hoạt động, thường gặp ở người lớn tuổi và dễ gây biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động