Không để thiếu hàng, sốt giá dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu. Bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Hà Nội: Không để xảy ra khan hàng, sốt giá dịp Tết Nhâm Dần 2022 Thủ tướng yêu cầu TPHCM không để người dân "thiếu ăn" Bộ Công Thương: Không lo thiếu hàng, sốt giá vì dịch Covid-19

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Không để thiếu hàng, sốt giá dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
Không để thiếu hàng, sốt giá dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường

Để đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hoá dịch cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, đồng thời làm tiền đề để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô năm 2022 của Chính Phủ, Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa.

Đặc biệt, Bộ Công Thương lưu ý về các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có nhu cầu cao hoặc có biến động giá nhiều trên địa bàn để chủ động phương án hoặc đề xuất với các cơ quan chức năng biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường.

Cùng với đó, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán hoặc trong trường hợp dịch bệnh bùng phát.

Đồng thời, chủ động tham mưu UBND tỉnh các phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa theo các cấp diễn biến của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn. Ngoài ra, có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ tiêu dùng của người dân trong trường hợp có dịch bệnh và Tết; triển khai các biện pháp bình ổn thị trường theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu phục vụ Tết với các tổ chức tín dụng trên địa bàn để tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi, dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Hỗ trợ và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho việc lưu thông hàng hóa

Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, phối hợp với các Sở ngành liên quan, hỗ trợ và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho việc lưu thông hàng hóa nhằm bảo đảm cho lưu thông thông suốt và kịp thời cung ứng cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Ngoài ra, tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh, bảo đảm an toàn dịch bệnh để kết nối các doanh nghiệp phân phối và các nhà cung cấp thực phẩm thiết yếu. Phối hợp với các địa phương khác triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, áp dụng các phương thức mới (trực tuyến, sàn đấu giá điện tử,…) để giới thiệu, hỗ trợ tiêu thụ.

Không để thiếu hàng, sốt giá dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

Tổ chức thực hiện Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia năm 2021, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, về khu, cụm công nghiệp theo hình thức phù hợp, thích ứng an toàn với dịch bệnh Covid-19.

Tổ chức các chuyến bán hàng về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, chuẩn bị tốt nguồn hàng chính sách, hàng hỗ trợ và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng phục vụ Tết để cung ứng sớm và đầy đủ cho nhân dân các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và đặc biệt là các vùng bị thiệt hại do bão, lũ, những đối tượng gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh với lượng đủ, giá cả hợp lý, chất lượng bảo đảm.

Đôn đốc các doanh nghiệp triển khai các hoạt động thương mại nội địa, kích cầu tiêu dùng

Bên cạnh đó, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố đôn đốc các doanh nghiệp triển khai các hoạt động thương mại nội địa, chương trình kích cầu tiêu dùng, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch bệnh; chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất dự trữ đầy đủ, có phương án bảo đảm nguồn cung cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Đồng thời tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thị trường. Hướng dẫn các chợ dân sinh, chợ đầu mối trên địa bàn triển khai tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh Covid-19 để duy trì hoạt động của các chợ nhằm đảm bảo cung ứng, trao đổi hàng hóa, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm cho người dân.

Đối với, các đơn vị sản xuất, đơn vị có hoạt động kinh doanh thương mại, kinh doanh các mặt hàng chính sách tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, áp dụng các biện pháp thích ứng an toàn với dịch bệnh để đảm bảo duy trì sản xuất; dự trữ vật tư, nguyên, nhiên liệu một cách hợp lý, tiết giảm chi phí; thực hiện nghiêm túc quy định về dự trữ lưu thông, dự trữ quốc gia để cung ứng đủ, kịp thời nguồn hàng cho thị trường khi cần thiết.

Hạn chế tối đa việc dừng sản xuất trong dịp gần Tết gây tâm lý bất ổn cho thị trường; giám sát chặt chẽ việc bán hàng trong hệ thống phân phối nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu hàng, sốt giá giả tạo do đầu cơ, nâng giá. Triển khai nghiêm túc việc cung ứng các mặt hàng chính sách cho các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo một cách đầy đủ trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Hướng dẫn các chợ dân sinh, chợ đầu mối trên địa bàn triển khai tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh,
Hướng dẫn các chợ dân sinh, chợ đầu mối trên địa bàn triển khai tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Các Hiệp hội ngành hàng phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương rà soát cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước để phối hợp đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ứng phó kịp thời với những biến động bất thường nhằm bình ổn thị trường khi cần thiết. Đồng thời, chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn dịch bệnh, duy trì sản xuất, kinh doanh, chủ động trong hoạt động xuất nhập khẩu, tổ chức tốt lưu thông hàng hóa nhằm bảo đảm cung ứng kịp thời và đầy đủ nguồn hàng cho thị trường.

Chủ động có phương án bảo đảm cung ứng đủ nguồn hàng, bình ổn giá

Đối với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, Chỉ thị số 12 cũng phần công rõ nhiệm vụ các cục, vụ liên quan. Cụ thể, Vụ Thị trường trong nước, theo dõi sát diễn biến thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị thuộc Bộ Công Thương có liên quan đánh giá cung cầu các mặt hàng nhất là các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, vật tư nông nghiệp, năng lượng trong giai đoạn cuối năm 2021 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 để chủ động có phương án hoặc đề xuất với Chính phủ các biện pháp bảo đảm cung ứng đủ nguồn hàng, bình ổn giá, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng sốt giá.

Phối hợp với các Bộ, ngành địa phương trong công tác điều hành giá các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước quản lý, sử dụng linh hoạt các công cụ, các biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, hỗ trợ cho sản xuất và đời sống của người dân, doanh nghiệp sau dịch bệnh và bước đầu thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2022.

Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài chính, đôn đốc, tạo điều kiện cho các địa phương, các doanh nghiệp triển khai Chương trình bình ổn thị trường, bảo đảm nguồn cung hàng hóa trong trường hợp dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp trở lại, thực hiện các hoạt động kết nối cung cầu, hợp tác thương mại vùng miền nhằm kích cầu tiêu dùng, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và tạo nguồn hàng bình ổn phục vụ thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Các Vụ, Cục: Công nghiệp, Điều tiết điện lực, Hoá chất, Dầu khí và Than tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý áp dụng các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh Covid-19 để duy trì hoạt động sản xuất các mặt hàng cần thiết (thực phẩm chế biến, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá, bánh kẹo, xăng dầu, điện, phân bón...) đảm bảo cung ứng đủ, ổn định cho sản xuất và đời sống nhân dân…

Đối với Cục Xuất nhập khẩu, tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông sản đến thời kỳ thu hoạch trong giai đoạn cuối năm; theo dõi sát tình hình xuất nhập khẩu để phối hợp với các đơn vị liên quan có biện pháp điều hành kịp thời, hợp lý nhằm bảo đảm nguồn cung hàng hoá thiết yếu trong nước giai đoạn cuối năm và Tết Nguyên đán.

tăng cường công tác quản lý địa bàn, kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm
Tăng cường công tác quản lý địa bàn, kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường

Theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường, xây dựng Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Bên cạnh đó, tập trung chỉ đạo Cục Quản lý thị trường tại các địa phương tăng cường công tác quản lý địa bàn, kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm và các hành vi gian lận trong thương mại.

Bộ Công Thương cũng lưu ý Tổng cục Quản lý thị trường cần chú trọng các mặt hàng thiết yếu như bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát, thuốc lá, các mặt hàng thực phẩm tươi sống... được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết dương lịch, Tết Nguyên đán và các mặt hàng có nhu cầu cao trong phòng chống dịch COVID-19 như khẩu trang y tế, nước rửa tay sát khuẩn, thuốc chữa bệnh.

Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường các tỉnh có biên giới phối hợp với lực lượng chức năng như Công an, Hải quan, Bộ đội biên phòng, Thanh tra chuyên ngành,... làm tốt công tác phòng, chống buôn lậu qua biên giới, nhất là với các mặt hàng gia súc, gia cầm và các mặt hàng có nhu cầu tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán.

Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá heo hơi giảm mạnh, nhiều nơi chạm đáy 66.000 đồng/kg

Giá heo hơi giảm mạnh, nhiều nơi chạm đáy 66.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 31/3, tiếp tục giảm tại miền Bắc, duy trì ổn định ở miền Nam và có xu hướng chững lại tại miền Trung - Tây Nguyên. Hiện tại, giá heo hơi trên cả nước dao động từ 66.000 - 77.000 đồng/kg.
Giá tiêu tuần này được dự báo tiếp tục tăng

Giá tiêu tuần này được dự báo tiếp tục tăng

Giá tiêu hôm nay 31/3 duy trì ổn định trong khoảng 159.000 – 160.000 đồng/kg. Nhận định về thị trường tuần này, chuyên gia cho biết vẫn dao động quanh mốc 160.000 đồng/kg. Tuy nhiên, về dài hạn giá tiêu được dự báo tiếp tục tăng.
Giá thịt heo bán lẻ đồng loạt giảm sau chỉ đạo của Phó thủ tướng

Giá thịt heo bán lẻ đồng loạt giảm sau chỉ đạo của Phó thủ tướng

Trong 3 tuần qua, giá heo hơi giảm khoảng 10.000 đồng/kg, kéo giá thịt heo bán lẻ giảm theo, nhiều bà nội trợ vì thế quay lại với loại thực phẩm thông dụng này.
Giá tiêu duy trì quanh mức 160.000 đồng/kg trong nhiều tuần

Giá tiêu duy trì quanh mức 160.000 đồng/kg trong nhiều tuần

Thị trường tiêu trong nước bình ổn, duy trì ổn định so với phiên giao dịch trước đó và neo ở mức cao. Hiện giá tiêu thu mua trung bình tại các địa bàn trọng điểm quanh mốc 159,000 - 160,000 đồng/kg.
Thị trường heo hơi ổn định sau một tuần giảm sốc

Thị trường heo hơi ổn định sau một tuần giảm sốc

Giá heo hơi hôm nay 30/3, miền Bắc tiếp tục giảm thêm 1.000 đồng/kg, rơi về mốc 66.000 đồng/kg – mức thấp nhất cả nước. Trong khi đó, khu vực miền Trung và miền Nam ghi nhận xu hướng chững lại, một số nơi giảm nhẹ.
Vì sao giá cà phê toàn cầu đang bị đẩy lên cao?

Vì sao giá cà phê toàn cầu đang bị đẩy lên cao?

Giá cà phê hôm nay 30/3 giảm nhẹ 100 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch quanh mốc 131,200 - 132,300 đồng/kg.
Giá vàng sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng trong nước hướng đến 101 triệu đồng một lượng, trong khi đó giá vàng thế giới tiến sát mốc 3.090 USD một ounce, lập đỉnh lần thứ 18 trong năm nay.
Hiện tượng “lạ” của thị trường cà phê

Hiện tượng “lạ” của thị trường cà phê

Giá cà phê tiếp tục giảm mạnh 1.000 đến 1.100 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 131.000 - 132.000 đồng/kg.
Nông dân găm hàng chờ giá tiêu tăng cao hơn

Nông dân găm hàng chờ giá tiêu tăng cao hơn

Giá tiêu hôm nay tiếp tục đi ngang so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 159.000 – 160.000 đồng/kg. Nông dân trồng tiêu Việt Nam vẫn chưa vội bán hàng vụ mới và chờ giá tăng cao hơn.
Giá heo hơi tiếp tục giảm sâu

Giá heo hơi tiếp tục giảm sâu

Giá heo hơi hôm nay 29/3, tiếp đà giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg tại khu vực miền Trung và miền Nam. Theo khảo sát mới nhất, thương lái trên toàn quốc đang thu mua heo hơi với giá từ 66.000 - 77.000 đồng/kg.
Loạt bất ổn khiến giá vàng thế giới tăng như vũ bão

Loạt bất ổn khiến giá vàng thế giới tăng như vũ bão

Lo ngại cuộc chiến thương mại toàn cầu leo thang, kế hoạch áp thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục thúc đẩy đà tăng của giá vàng thế giới.
Giá vàng thế giới cao nhất mọi thời đại, trong nước diễn biến thế nào?

Giá vàng thế giới cao nhất mọi thời đại, trong nước diễn biến thế nào?

Giá vàng thế giới giao ngay tăng vùn vụt lập đỉnh lần thứ 17 trong năm nay. Trong nước, giá vàng lại vượt xa 100 triệu/lượng.
Giá heo hơi vẫn đang kéo dài đà giảm

Giá heo hơi vẫn đang kéo dài đà giảm

Giá heo hơi hôm nay 28/3, tiếp tục giảm mạnh trên diện rộng, đặc biệt khu vực miền Bắc ghi nhận mức sụt sâu nhất trong nhiều ngày qua. Hiện tại, giá heo hơi trên toàn quốc dao động từ 66.000 - 77.000 đồng/kg.
Giá tiêu đi ngang, cao nhất 160.000 đồng/kg

Giá tiêu đi ngang, cao nhất 160.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 28/3 ổn định không thay đổi so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 159,000 - 160,000 đồng/kg.
Đầu cơ bán tháo, giá cà phê lao dốc mạnh

Đầu cơ bán tháo, giá cà phê lao dốc mạnh

Giá cà phê hôm nay 28/3 lao dốc giảm mạnh 2.000 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 132.400 - 133.400 đồng/kg.
Giá heo hơi cao nhất 5 năm, Phó thủ tướng chỉ đạo “nóng”

Giá heo hơi cao nhất 5 năm, Phó thủ tướng chỉ đạo “nóng”

Phó thủ tướng chỉ đạo Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, hiệp hội, doanh nghiệp đánh giá tình hình thị trường thịt heo.
Giá xăng tăng gần 400 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng gần 400 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá bán lẻ RON 95 tăng 337 đồng/lít lên 20.424 đồng/lít. Giá bán lẻ xăng E5 RON 92 tăng mức tương tự lên 20.032 đồng/lít.
Giá vàng lại tiến sát 100 triệu đồng/lượng

Giá vàng lại tiến sát 100 triệu đồng/lượng

Sáng nay, giá vàng nhẫn được nhiều doanh nghiệp giao dịch vượt mốc 99 triệu đồng/lượng, cao hơn nhiều so với vàng miếng SJC.
Thị trường heo hơi tiếp chiều đi xuống

Thị trường heo hơi tiếp chiều đi xuống

Giá heo hơi hôm nay 27/3, một số địa phương tiếp tục hạ giá trong phiên sáng nay. Hiện tại, giá heo hơi trên toàn quốc dao động từ 68.000 - 78.000 đồng/kg.
Giá cà phê lao dốc với tốc độ chóng mặt

Giá cà phê lao dốc với tốc độ chóng mặt

Giá cà phê 2 sàn cùng giảm mạnh sau khi đạt đỉnh. Có lúc Robusta đã lên tới 5.600 USD/tấn, nhưng lực bán chốt lời tại đỉnh cùng những nguyên nhân khác khiến sàn London rớt mạnh.
Nhu cầu tăng cao giúp giá tiêu trở lại mốc 160.000 đồng/kg

Nhu cầu tăng cao giúp giá tiêu trở lại mốc 160.000 đồng/kg

Giá tiêu tăng mạnh trở lại từ 3.000 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 159.000 – 160.000 đồng/kg.
Giá vàng tăng lên gần 99 triệu đồng/lượng

Giá vàng tăng lên gần 99 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng trong phiên giao dịch sáng nay 26/3.
Giá heo hơi miền Bắc chính thức mất mốc 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc chính thức mất mốc 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 26/3, tiếp tục lao dốc tại nhiều địa phương trong tại ba miền, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố phía Bắc. Hiện tại, giá heo hơi trên toàn quốc dao động từ 68.000 - 78.000 đồng/kg.
Nguyên nhân giá tiêu đột ngột giảm đến 3.500 đồng/kg?

Nguyên nhân giá tiêu đột ngột giảm đến 3.500 đồng/kg?

Giá tiêu đột ngột giảm mạnh từ 3.000 đến 3.500 đồng/kg so với hôm, hiện giao dịch trong khoảng 156.000 - 157.000 đồng/kg.
“Sắc xanh” bao phủ thị trường cà phê

“Sắc xanh” bao phủ thị trường cà phê

Thị trường cà phê trong nước và thế giới đồng loạt tăng so với cùng thời điểm sáng qua. Trong đó robusta tăng 90 USD/tấn và tiến sát mốc 5.600 USD/tấn, còn arabica giao dịch ở mức gần 400 US cent/pound.
Giá vàng tăng 1 triệu đồng/lượng vào chiều 25/3

Giá vàng tăng 1 triệu đồng/lượng vào chiều 25/3

Cuối giờ chiều nay 25/3, giá vàng được các thương hiệu điều chỉnh tăng thêm 1 triệu đồng mỗi lượng so với đầu giờ sáng theo đà đi lên của giá thế giới.
Giá sầu riêng tăng mạnh nhưng đầu ra còn nhiều điều đáng lo

Giá sầu riêng tăng mạnh nhưng đầu ra còn nhiều điều đáng lo

Giá sầu riêng đang tăng mạnh, nông dân các vùng chuyên canh hết sức phấn khởi bởi có thu nhập cao từ cây trồng đặc sản. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu “trái cây vua” này vẫn còn nhiều nỗi lo.
Giá heo hơi tiếp tục rớt giá tại nhiều địa phương

Giá heo hơi tiếp tục rớt giá tại nhiều địa phương

Giá heo hơi hôm nay 25/3, đồng loạt giảm tại nhiều địa phương trên cả nước. Hiện tại, heo hơi cả nước được giao dịch trong khoảng 70.000 - 78.000 đồng/kg.
Giá tiêu tiếp tục chuỗi ngày đi ngang

Giá tiêu tiếp tục chuỗi ngày đi ngang

Giá tiêu hôm nay 25/3 tiếp tục chuỗi ngày đi ngang ở mức 159.000 – 160.500 đồng/kg. Xuất khẩu tiêu quý I của Việt Nam ước tính thấp nhất trong 6 năm qua.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động