Khách hàng thất vọng khi mua hàng hiệu do Công ty ACFC phân phối

Do tin tưởng vào thương hiệu lớn, chị Quỳnh đến Vincom Center Bà Triệu mua đồng hồ Swarovski do Công ty TNHH Thời trang & Mỹ phẩm Âu Châu (ACFC) phân phối độc quyền ở Việt Nam. Thế nhưng, chị Quỳnh nhận lại sự thất vọng về chất lượng sản phẩm và cách hành xử với khách hàng.

Sau 13 năm hình thành và phát triển, Công ty ACFC hiện trở thành đơn vị phân phối chính thức, độc quyền cho hơn 20 thương hiệu nổi tiếng như Nike, Levi’s Tommy Hilfiger, Calvin Klein, Mango, Swarovski…

Thế nhưng mới đây, chị Nguyễn Quỳnh (ngụ tại Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội) lại cảm thấy thất vọng về cách hành xử của nhân viên Công ty ACFC khi mua chiếc đồng hồ thương hiệu Swarovski tại cửa hàng trong trung tâm thương mại Vincom Center Bà Triệu (Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội).

Khách hàng thất vọng khi mua hàng hiệu do Công ty ACFC phân phối
Chiếc đồng hồ Swarovski do Công ty ACFC phân phối được chị Quỳnh mua tại Vincom Center Bà Triệu.

Gửi lại bảo hành, nhận thêm bức xúc

Đầu tháng 10/2023, chị Nguyễn Quỳnh cho biết: “Ngày 27/1/2023, tôi đến cửa hàng Swarovski do Công ty ACFC phân phối tại Vincom Center Bà Triệu mua chiếc đồng hồ có giá sau khuyến mại hơn 8 triệu đồng với những cam kết bảo hành chất lượng…”.

Tuy nhiên, chỉ gần 4 tháng sau khi sử dụng, chiếc đồng hồ Swarovski của chị Quỳnh bỗng nhiên “không chạy”. Khi đem đến cửa hàng của Công ty ACFC thì nhân viên thông báo sản phẩm chị mua bị “hết pin”, sẽ thay pin và trả lại sau 15 phút.

Ngồi đợi thay pin để lấy đồng hồ, chị Quỳnh lại được nhân viên thông báo sản phẩm không phải hết pin mà do nguyên nhân khác. “Khi tôi yêu cầu nhân viên cho biết “nguyên nhân khác” là nguyên nhân gì thì nhân viên ở đây không trả lời được và yêu cầu tôi để lại đồng hồ tại cửa hàng, hôm sau sẽ thông tin”, chị Quỳnh kể.

Tin lời nhân viên Công ty ACFC, chị Quỳnh để lại đồng hồ và ra về. Nhưng sau đó cả tuần, chị không nhận được bất cứ liên lạc nào từ phía Công ty ACFC. Quá sốt ruột, không thể chờ thêm nên chị Quỳnh đành chủ động liên hệ với cửa hàng thì mới được nhân viên thông báo “đồng hồ bị hỏng phần ổ máy bên trong và đã chuyển cho kỹ thuật cửa hàng chính ở TP.HCM kiểm tra, sửa chữa”. Đồng thời, nhân viên cửa hàng cũng hẹn chị Quỳnh 3 hôm sau sẽ thông tin lại.

Sau cuộc gọi đó, chị Quỳnh tiếp tục chờ đợi. Nhưng thật lạ, đã hết thời hạn 3 hôm, nhân viên Công ty ACFC vẫn không liên lạc cho chị Quỳnh. Một lần nữa, chị lại phải chủ gọi điện tới cửa hàng qua số đường dây nóng nhưng không thể kết nối. Với tâm trạng lo lắng, chị Quỳnh phải lần tìm số điện thoại các chi nhánh của Công ty ACFC trong TP.HCM để liên lạc. Đến cuộc gọi tới chi nhánh thứ 3, chị Quỳnh mới kết nối được với nhân viên để hỏi tình hình chiếc đồng hồ của mình.

“Sau khi trình bày sự việc, nhân viên chi nhánh Công ty ACFC ở TP.HCM cũng chỉ ghi nhận và tiếp tục hẹn tôi sẽ có người thông tin trong vài ngày tới. Nhưng nhiều ngày tiếp tục trôi qua mà vẫn không có hồi âm”, chị Quỳnh chia sẻ.

Quá bức xúc về cách hành xử của Công ty ACFC, hơn 1 tháng sau khi gửi đồng hồ tại cửa hàng Swarovski tại Vincom Center Bà Triệu bảo hành, ngày 9/6/2023, chị Quỳnh gác mọi công việc để tới hỏi thăm tài sản của mình thì lúc này bất ngờ nhận được cuộc gọi thoại từ người xưng làm việc tại cửa hàng chính trong TP.HCM, hứa sẽ xem hướng xử lý và hẹn trả lời lại chị vào ngày 15/6/2023.

Khách hàng thất vọng khi mua hàng hiệu do Công ty ACFC phân phối
Cửa hàng Công ty ACFC tại Vincom Center Bà Triệu - nơi chị Nguyễn Quỳnh mua đồng hồ Swarovski đang đóng cửa sửa chữa (Ảnh chụp ngày 4/10/2023).

Tuy nhiên, ngày 15/6/2023 qua đi, chị Quỳnh không nhận được trả lời nào như lời nói trước đó của người xưng làm việc tại cửa hàng chính của Công ty ACFC trong TP.HCM. Lần thứ 4, chị Quỳnh phải chủ động liên lạc hỏi thăm tình hình thì tiếp tục được thông báo trường hợp của mình được đổi sang chiếc đồng hồ mới cùng mẫu hoặc mẫu khác ngang giá tiền mà chị đã mua.

Ngày 24/6/2023, chị Quỳnh lựa chọn đổi chiếc đồng hồ Swarovski mới cùng mẫu mình đã mua trước đó. Nhưng sử dụng đến ngày 12/8/2023, chiếc đồng hồ mới đổi của chị lại tiếp tục “không chạy”. Một lần nữa, chị Quỳnh đem đồng hồ này đến cửa hàng bảo hành và để nhân viên giữ lại kiểm tra với thông tin “hôm sau gọi lại”. Nhưng vẫn như những lần trước đó, chị Quỳnh phải chủ động gọi thì nhân viên của Công ty ACFC mới thông báo tình trạng lỗi sản phẩm.

“Quá nhiều lần bức xúc với cách hành xử của nhân viên kèm theo việc sản phẩm liên tục bị hỏng trong thời gian bảo hành, tôi đề nghị hoàn trả sản phẩm để lấy lại tiền. Mất gần 1 tháng chờ đợi “lãnh đạo duyệt”, nhân viên mới báo lại tôi được đổi một sản phẩm khác có giá trị tương đương sản phẩm tôi mua ở thời điểm hiện tại (hơn 10 triệu đồng).

Ngày 19/9, tôi lên lựa chọn sản phẩm có giá hơn 9 triệu đồng (đã áp dụng chương trình khuyến mại giảm giá). Đến lúc tính tiền nhân viên yêu cầu tôi phải bù thêm hơn 2 triệu nữa với lời giải thích là trường hợp của tôi không được áp dụng chương trình khuyến mại. Không đồng ý với điều đó, tôi không đổi nữa mà yêu cầu cửa hàng hoàn trả lại tiền (hơn 8 triệu đồng). Lúc này, nhân viên lại yêu cầu tôi chờ thêm từ 21 – 30 ngày mới hoàn lại được vì lý do thủ tục ngân hàng kéo dài nên không nhanh được”, chị Quỳnh ngao ngán kể.

Tiếp nhận bảo hành không có ngày trả

Trước thông tin mà chị Quỳnh đưa ra, ngày 4/10/2023, phóng viên Thương hiệu và Sản phẩm tới cửa hàng phân phối Swarovski của Công ty ACFC tại Vincom Center Bà Triệu để tìm hiểu. Tuy nhiên cửa hàng này đang đóng cửa để sửa chữa. Tiếp tục tìm đến cửa hàng hàng Swarovski của Công ty ACFC tại Lotte Mall West Lake (Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội), một nhân viên ở đây cho biết, trong trường hợp sản phẩm đồng hồ xảy ra vấn đề thì khách hàng sẽ gửi lại cửa hàng để nhân viên gửi vào trong TP.HCM kiểm tra, xử lý.

Khách hàng thất vọng khi mua hàng hiệu do Công ty ACFC phân phối
Một cửa hàng khác của Công ty ACFC tại Lotte Mall West Lake.

“Sản phẩm đồng hồ Swarovski được bảo hành chính hãng nhưng tại Hà Nội không có đại diện của hãng nên sản phẩm có lỗi sẽ được gửi vào trong TP.HCM. Thời gian xử lý chỉ khoảng từ 1 – 2 tuần. Nếu sản phẩm bị lỗi thì khách hàng có thể lựa chọn đổi sang sản phẩm khác chứ không được hoàn lại tiền…”, cửa hàng hàng Swarovski của Công ty ACFC tại Lotte Mall West Lake nói.

Trước thông tin mà nhân viên này đưa ra cho thấy sự thật trái ngược hoàn toàn với trường hợp mà chị Nguyễn Quỳnh đang phải trải qua khi mua đồng hồ Swarovski mà Công ty ACFC đang phân phối độc quyền tại thị trường Việt Nam.

Bên cạnh đó, chị Quỳnh còn cho biết, trong quá trình tiếp nhận bảo hành, nhân viên của Công ty ACFC tại Vincom Center Bà Triệu không chủ động xuất phiếu tiếp nhận bảo hành, chỉ đến khi chị yêu cầu thì nhân viên mới xuất phiếu tiếp nhận bảo hành cho chị.

Trên phiếu tiếp nhận bảo hành mà chị Quỳnh nhận được không thể hiện đầy đủ thông tin như tại Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2023 đã quy định.

Chúng tôi sẽ liên lạc và trao đổi với Ban Giám đốc công ty để nghe phản hồi lại việc này và thông tin đến bạn đọc trong thời gian sớm nhất.

Khách hàng thất vọng khi mua hàng hiệu do Công ty ACFC phân phối
Phiếu tiếp nhận bảo hành của Công ty ACFC mà chị Nguyễn Quỳnh nhận được không đúng với quy định Điều 30 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2023.

Theo Điều 30 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2023 quy định trường hợp sản phẩm, hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm:

- Công bố công khai chính sách bảo hành. Chính sách bảo hành bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: thời điểm, thời hạn áp dụng, nội dung, phạm vi, phương thức thực hiện bảo hành và các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh;

- Thực hiện chính xác, đầy đủ trách nhiệm bảo hành sản phẩm, hàng hóa, linh kiện, phụ kiện do mình cung cấp;

- Cung cấp cho người tiêu dùng văn bản tiếp nhận bảo hành hoặc hình thức tiếp nhận bảo hành tương đương khác, trong đó ghi rõ thời gian thực hiện bảo hành. Thời gian thực hiện bảo hành không tính vào thời hạn bảo hành sản phẩm, hàng hóa, linh kiện, phụ kiện.

Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh thay thế linh kiện, phụ kiện thì thời hạn bảo hành linh kiện, phụ kiện đó được tính lại từ thời điểm thay thế linh kiện, phụ kiện.

Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh đổi sản phẩm, hàng hóa mới thì thời hạn bảo hành sản phẩm, hàng hóa đó được tính lại từ thời điểm đổi mới sản phẩm, hàng hóa;

- Cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời hoặc có hình thức giải quyết phù hợp theo thỏa thuận giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh trong thời gian thực hiện bảo hành;

- Đổi sản phẩm, hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi sản phẩm, hàng hóa, linh kiện, phụ kiện và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp hết thời gian thực hiện bảo hành mà không sửa chữa được hoặc không khắc phục được lỗi hoặc trong trường hợp đã thực hiện bảo hành sản phẩm, hàng hóa, linh kiện, phụ kiện từ 03 lần trở lên trong thời hạn bảo hành mà vẫn không khắc phục được lỗi;

- Chịu chi phí sửa chữa, vận chuyển sản phẩm, hàng hóa, linh kiện, phụ kiện từ nơi ở của người tiêu dùng hoặc nơi sử dụng sản phẩm, hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi ở của người tiêu dùng hoặc nơi sử dụng sản phẩm, hàng hóa, linh kiện, phụ kiện;

- Chịu trách nhiệm về việc bảo hành sản phẩm, hàng hóa, linh kiện, phụ kiện cho người tiêu dùng cả trong trường hợp ủy quyền hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc bảo hành.

Quang Hiếu - Đông Tẩu

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Y tế thu hồi giấy công bố của 12 thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Bộ Y tế thu hồi giấy công bố của 12 thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ba công ty dược phẩm vừa đề nghị thu hồi hiệu lực giấy công bố sản phẩm nhiều thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang lưu hành trên thị trường.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường siết quản lý giết mổ động vật

Bộ Nông nghiệp và Môi trường siết quản lý giết mổ động vật

Trước hàng loạt vụ việc giết mổ lợn bệnh, lợn chết bị phát hiện tại Hà Tĩnh, Quảng Trị và nghi vấn vi phạm tại hệ thống bán lẻ của một doanh nghiệp lớn ở Sóc Trăng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có công văn yêu cầu các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý hoạt động giết mổ, kiểm soát nghiêm quy trình nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh và thực phẩm.
Bộ Y tế thu hồi giấy đăng ký lưu hành ba loại thuốc

Bộ Y tế thu hồi giấy đăng ký lưu hành ba loại thuốc

Bộ Y tế đã thu hồi giấy đăng ký lưu hành ba loại thuốc Tadalafil, Odistad và Vacobufen theo đề nghị tự nguyện từ các doanh nghiệp sản xuất.
Chính thức đề nghị Bộ Công an làm rõ tố cáo C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

Chính thức đề nghị Bộ Công an làm rõ tố cáo C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

Trước thông tin lan truyền trên mạng xã hội tố cáo Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã gửi công văn chính thức đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra, xử lý nhằm trấn an dư luận và bảo vệ chuỗi cung ứng thực phẩm.
C.P. Việt Nam và bài kiểm tra niềm tin trong ngành thực phẩm

C.P. Việt Nam và bài kiểm tra niềm tin trong ngành thực phẩm

Trong thời đại mà an toàn thực phẩm trở thành ưu tiên hàng đầu của cộng đồng, niềm tin của người tiêu dùng chính là tài sản vô hình quý giá nhất đối với mỗi doanh nghiệp. Một khi xảy ra sự cố – dù chỉ ở cấp độ địa phương – doanh nghiệp buộc phải chứng minh năng lực kiểm soát nội bộ, khả năng quản trị rủi ro và đặc biệt là phản ứng truyền thông một cách chuyên nghiệp. Đây không chỉ là trách nhiệm pháp lý, mà còn là trách nhiệm xã hội không thể né tránh.
“Thuốc giả” ẩn mình trong nhà thuốc – Lỗ hổng quản lý hay thói quen chủ quan?

“Thuốc giả” ẩn mình trong nhà thuốc – Lỗ hổng quản lý hay thói quen chủ quan?

Thuốc giả len lỏi cả trong quầy thuốc hợp pháp, gây nguy hại sức khỏe và đe dọa lòng tin vào hệ thống y tế. Lỗ hổng quản lý, giám sát cùng tâm lý chủ quan đang khiến vấn nạn này thêm nhức nhối, đòi hỏi giải pháp cấp thiết.
Nguyên nhân Bộ Y tế thu hồi 294 số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm?

Nguyên nhân Bộ Y tế thu hồi 294 số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm?

Bộ Y tế thu hồi 294 số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm nhập khẩu theo đề nghị tự nguyện của 7 doanh nghiệp. Động thái này nhằm rà soát, điều chỉnh sản phẩm lưu hành, tăng minh bạch, siết quản lý và không loại trừ xử lý nếu phát hiện vi phạm.
Lào Cai: Phát hiện 02 cơ sở sản xuất hàng trăm tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm

Lào Cai: Phát hiện 02 cơ sở sản xuất hàng trăm tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm

Công an tỉnh Lào Cai vừa phát hiện 02 cơ sở sản xuất giá đỗ trên địa bàn có hành vi sử dụng hóa chất cấm để sản xuất hàng trăm tấn giá đỗ đưa ra thị trường,
Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Khi lợi nhuận trở thành tội ác

Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Khi lợi nhuận trở thành tội ác

Một viên thuốc không có hoạt chất, một loại thực phẩm chức năng pha trộn nguyên liệu kém chất lượng, một lô mỹ phẩm sản xuất chui dưới vỏ bọc "tiêu chuẩn GMP" – tất cả đều có thể trở thành công cụ giết người chậm rãi, đánh vào niềm tin, hy vọng và cuối cùng là cả sinh mệnh của người sử dụng.
Siết quảng cáo thực phẩm chức năng để bảo vệ người tiêu dùng

Siết quảng cáo thực phẩm chức năng để bảo vệ người tiêu dùng

Bộ Y tế đang tăng cường hậu kiểm, sửa đổi quy định quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng nhằm siết chặt hoạt động quảng cáo sai sự thật, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường.
Bộ Y tế truy tìm nguồn gốc thuốc NEXIUM® giả

Bộ Y tế truy tìm nguồn gốc thuốc NEXIUM® giả

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu khẩn trương điều tra nguồn gốc thuốc giả NEXIUM® 40mg sau khi phát hiện mẫu chỉ chứa 17,2% hàm lượng hoạt chất. Sản phẩm không có giấy tờ hợp pháp, tiềm ẩn nguy cơ lớn cho sức khỏe người dùng.
Bộ Y tế tăng cường kiểm soát thị trường dược, mỹ phẩm

Bộ Y tế tăng cường kiểm soát thị trường dược, mỹ phẩm

Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc cổ truyền và thiết bị y tế, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính.
Bộ Y tế thu hồi hàng loạt giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Bộ Y tế thu hồi hàng loạt giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ngày 21/5/2025, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) chính thức ban hành quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với nhiều sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe do các công ty trên cả nước công bố.
Cục Quản lý Dược yêu cầu tiêu hủy sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body

Cục Quản lý Dược yêu cầu tiêu hủy sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body

Cục Quản lý Dược chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh việc lấy mẫu mỹ phẩm chống nắng trên thị trường nhằm xác minh chỉ số SPF có đúng như công bố.
Bộ Y tế ra quân kiểm soát mỹ phẩm: Truy quét vi phạm từ online đến thị trường truyền thống

Bộ Y tế ra quân kiểm soát mỹ phẩm: Truy quét vi phạm từ online đến thị trường truyền thống

Trước tình trạng mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc tràn lan trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường thanh kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và đảm bảo trật tự thị trường.
Quảng cáo thực phẩm “thổi phồng” nguồn gốc: Ai sẽ là người kiểm soát?

Quảng cáo thực phẩm “thổi phồng” nguồn gốc: Ai sẽ là người kiểm soát?

Việt Nam đa dạng văn hóa, ẩm thực thu hút du khách và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề an toàn thực phẩm, quảng cáo thổi phồng sản phẩm kém chất lượng đang là cảnh báo cần sự vào cuộc quyết liệt của cộng đồng và cơ quan chức năng.
Bộ Y tế vào cuộc vụ 100 tấn thực phẩm chức năng và thiết bị y tế giả

Bộ Y tế vào cuộc vụ 100 tấn thực phẩm chức năng và thiết bị y tế giả

Bộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành, yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường dược phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm sau vụ Công an Hà Nội triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hơn 100 tấn hàng giả.
Bộ Y tế thu hồi hiệu lực công bố loạt sản phẩm của Abbott Healthcare

Bộ Y tế thu hồi hiệu lực công bố loạt sản phẩm của Abbott Healthcare

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa thu hồi hiệu lực công bố đối với 18 thực phẩm chức năng của Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam, bao gồm cả các sản phẩm như viên bổ não Subrex Brain Boost 60 và Subrex Natural Liver Boost hỗ trợ giải độc gan.
Thu hồi loạt mỹ phẩm vì ghi nhãn sai, vi phạm công thức

Thu hồi loạt mỹ phẩm vì ghi nhãn sai, vi phạm công thức

Mới đây, 9 loại mỹ phẩm của Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ Linh Anh bị thu hồi trên toàn quốc vì có nhãn ghi công dụng không đúng với hồ sơ công bố.
Lô dầu gội Hanayuki bị tiêu hủy: Đoàn Di Băng phản hồi ra sao?

Lô dầu gội Hanayuki bị tiêu hủy: Đoàn Di Băng phản hồi ra sao?

Sản phẩm dầu gội Hanayuki Shampoo do Đoàn Di Băng quảng bá vừa bị yêu cầu thu hồi và tiêu hủy vì không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Tuy nhiên, nữ doanh nhân cho biết lỗi xảy ra trong quá trình sản xuất và không ảnh hưởng đến chất lượng thực tế của sản phẩm.
Thu hồi 3 thực phẩm bảo vệ sức khỏe do vi phạm an toàn thực phẩm

Thu hồi 3 thực phẩm bảo vệ sức khỏe do vi phạm an toàn thực phẩm

Bộ Y tế thu hồi hiệu lực công bố 3 sản phẩm thực phẩm chức năng do vi phạm quy định an toàn thực phẩm, 1 trong 3 sản phẩm từng phát hiện chứa chất cấm.
Tiêu hủy gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc tại Thanh Hóa

Tiêu hủy gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc tại Thanh Hóa

Lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa vừa phát hiện và tiêu hủy gần 5 tấn da trâu, bò chưa qua sơ chế, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Hà Nội kiểm tra, truy xuất nguồn gốc cơ sở khoe cỗ lòng xe điếu dài 40m

Hà Nội kiểm tra, truy xuất nguồn gốc cơ sở khoe cỗ lòng xe điếu dài 40m

Cỗ lòng xe điếu dài 40m xuất hiện trên TikTok khiến dư luận hoang mang. Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại cơ sở đăng tải clip.
Đình chỉ lưu hành, thu hồi toàn quốc lô dầu gội Hanayuki

Đình chỉ lưu hành, thu hồi toàn quốc lô dầu gội Hanayuki

Sản phẩm dầu gội Hanayuki Shampoo – từng được ca sĩ, doanh nhân Đoàn Di Băng quảng bá rộng rãi là "thảo dược thiên nhiên", vừa bị Bộ Y tế đình chỉ lưu hành và yêu cầu thu hồi, tiêu hủy trên toàn quốc do vi phạm nghiêm trọng về tiêu chuẩn chất lượng.
Sơn La: Phát hiện hơn 3 tạ rau củ "nhiễm độc" tại chợ đầu mối

Sơn La: Phát hiện hơn 3 tạ rau củ "nhiễm độc" tại chợ đầu mối

Một cuộc kiểm tra tại chợ Mé Ban (Chiềng Cơi, TP Sơn La) phát hiện hơn 300kg rau củ chứa hóa chất độc hại vượt ngưỡng cho phép.
TP HCM thanh tra "lòng se điếu" giữa nghi vấn hàng giả, hàng bẩn

TP HCM thanh tra "lòng se điếu" giữa nghi vấn hàng giả, hàng bẩn

"Lòng se điếu" – món nội tạng heo được cho là cực hiếm – bất ngờ xuất hiện tràn lan trên chợ mạng với giá cao ngất ngưởng, khiến dư luận hoài nghi về nguồn gốc và độ an toàn. Trước tình hình đó, TP HCM đã chỉ đạo lực lượng chức năng vào cuộc kiểm tra để làm rõ thực hư.
Thanh Hóa rà soát, giám sát hàng trăm cơ sở kinh doanh dược phẩm, thực phẩm, sữa

Thanh Hóa rà soát, giám sát hàng trăm cơ sở kinh doanh dược phẩm, thực phẩm, sữa

Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Thanh Hóa, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa cũng như chỉ đạo của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương); Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa đã chỉ đạo các đội quản lý thị trường trực thuộc tiến hành rà soát, giám sát đối với các cơ sở kinh doanh dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm sữa trên địa bàn tỉnh.
Sữa giả, dầu ăn giả tràn lan: Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra diện rộng

Sữa giả, dầu ăn giả tràn lan: Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra diện rộng

Trước tình trạng thực phẩm giả, kém chất lượng đang diễn biến phức tạp, đặc biệt sau vụ việc sữa giả gây hoang mang dư luận, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm và đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức người tiêu dùng.
Tăng cường hậu kiểm, xử lý nghiêm quảng cáo thực phẩm chức năng trên toàn quốc

Tăng cường hậu kiểm, xử lý nghiêm quảng cáo thực phẩm chức năng trên toàn quốc

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra, hậu kiểm và phát hiện các vi phạm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội…
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động