Giá xăng dầu hôm nay 16/3: Xu hướng giảm Giá xăng dầu hôm nay 15/3: Quay đầu tăng mạnh Giá xăng dầu hôm nay 14/3: Giảm nhẹ phiên cuối tuần |
Giá xăng dầu thế giới
Tính đến đầu giờ sáng ngày 17/3, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2021 đứng ở mức 64,98 USD/thùng, tăng 0,12 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 16/3, giá dầu WTI giao tháng 5/2021 đã giảm 0,45 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 5/2021 đứng ở mức 68,56 USD/thùng, tăng 0,17 USD/thùng trong phiên nhưng đã giảm 0,37 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 16/3.
Giá xăng dầu hôm nay 17/3 tiếp tục giảm mạnh |
Giá dầu ngày 17/3 tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh thị trường xuất hiện loạt yếu tố có thể khiến nhu cầu tiêu thụ dầu thô có đi xuống.
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden được cho là đang cân nhắc việc tăng thuế liên bang đối với các tập đoàn, những người có thu nhập cao và nhiên liên để chi trả cho một chương trình kinh tế dài hạn. Theo giới phân tích, quyết định này nếu được triển khai sẽ tạo tác động tiêu cực đối với khả năng tiêu thụ nhiên liệu, trong đó có dầu thô, của Mỹ.
Giá dầu hôm nay cũng chịu áp lực giảm giá bởi dự báo dự trữ dầu thô của Mỹ tăng sau cơn bão mùa đông xảy ra tháng trước ở Texas. Diễn biến thời tiết bất thường ở khu vực này không chỉ khiến nhiều hoạt động khai thác dầu khí ở khu vực này bị gián đoạn mà còn khiến các cơ sở lọc dầu cũng như nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu giảm mạnh.
Đức, Pháp và Italy cho biết sẽ tạm ngừng sử dụng vắc xin Oxford/AstraZeneca COVID-19 sau khi có báo cáo về các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra, mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết không có mối liên hệ nào với vắc xin này.
Cơ quan giám sát dược phẩm của châu Âu cũng cho biết lợi ích của vắc xin AstraZeneca lớn hơn rủi ro của nó. Các nhà đầu tư lo ngại tốc độ tiêm chủng chậm chạp ở Liên minh châu Âu (EU) có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế và nhu cầu nhiên liệu.
Bjornar Tonhaugen, người đứng đầu thị trường dầu mỏ của Rystad Energy nhận định để nhu cầu dầu phục hồi hoàn toàn, cần phải tiến hành tiêm vắc xin thành công và nhanh chóng đối với dân số toàn cầu.
"Trước sự chững lại thời gian gần đây, thị trường đã lạc quan rằng các chiến dịch đang thực hiện đã đi đúng hướng", ông Tonhaugen cho biết.
Đại dịch đã làm giảm nhu cầu về dầu trên thế giới. Giá đã phục hồi về mức được thấy trước cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu, nhưng mức tăng đã bị kìm hãm bởi tiến độ triển khai vắc xin chậm chạp ở nhiều quốc gia.
Tại Mỹ, tồn kho dầu thô đang tăng do các nhà máy lọc dầu vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau đợt đóng giá lạnh kéo dài cả tuần vào giữa tháng Hai ở Texas khiến hoạt động của họ phải tạm dừng.
Các nhà phân tích của PVM cho biết các báo cáo tuần của Mỹ sẽ định hình xu hướng thị trường dầu trong ngắn hạn, đồng thời sức mạnh của đồng USD so với các đồng tiền khác cũng ảnh hưởng đến giá dầu.
Dữ liệu thương mại từ Viện Dầu mỏ Mỹ vào cuối ngày thứ Ba (16/3) chỉ ra kho dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm khoảng 1 triệu thùng trong tuần trước.
Tuy nhiên, giá dầu hôm nay 17/3 cũng được hỗ trợ bởi kỳ vọng vào một giai đoạn tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất của nền kinh tế Mỹ trong nhiều thập kỷ khi gói hỗ trợ, kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD được triển khai.
Giá xăng dầu trong nước
Tại kỳ điều chỉnh giá xăng dầu hôm 12/3, Liên bộ Công Thương - Tài chính quyết định: Không trích lập Quỹ bình ổn giá đối với tất cả các loại xăng dầu.
Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá, giá bán xăng E5RON92 không cao hơn 17.722 đồng/lít (tăng 691 đồng/lít); xăng RON95-III không cao hơn 18.881 đồng/lít (tăng 797 đồng/lít).
Dầu diesel 0.05S không cao hơn 14.401 đồng/lít (tăng 558 đồng/lít); dầu hỏa không cao hơn 13.173 đồng/lít (tăng 563 đồng/lít); dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 13.769 đồng/kg (tăng 642 đồng/kg).