Giá xăng dầu hôm nay 02/10/2022: Tăng giá mạnh trở lại

Giá xăng dầu hôm nay 02/10/2022, sau 4 tuần giảm giá liên tiếp, giá dầu hôm nay đã ghi nhận tuần tăng giá mạnh trở lại của dầu thô trước lo ngại thị trường thắt chặt nguồn cung và nhu cầu phục hồi trở lại.
Giá xăng dầu hôm nay 29/9/2022: Dầu thô lại quay đầu giảm Giá xăng dầu hôm nay 30/9/2022: Dầu thô lấy lại đà tăng Giá xăng dầu hôm nay 01/10/2022: Dầu thô tiếp tục giảm mạnh

Giá xăng dầu thế giới

Giá dầu thô bước vào tuần giao dịch từ ngày 26/9 với xu hướng tăng mạnh khi thị trường lo ngại tình hình leo thang căng thẳng giữa Nga và các nước phương Tây xung quanh vấn đề Ukraine có thể dẫn tới các quyết định cắt, giảm nguồn cung năng lượng từ Nga.

Thị trường dầu thô cũng đặt kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu phục hồi mạnh khi mùa đông khắc nghiệt đến gần và dịch Covid-19 được kiểm soát tại Trung Quốc.

Giá dầu cũng được thúc đẩy bởi đồng USD yếu hơn và tâm lý bắt đáy của nhà đầu tư khi giá vàng đen tụt đáy 8 tháng.

Giá xăng dầu hôm nay 02/10/2022: Tăng giá mạnh trở lại
Giá xăng dầu hôm nay 02/10/2022: Tăng giá mạnh trở lại

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 26/9/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2022 đứng ở mức 79,44 USD/thùng, tăng 0,70 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 11/2022 đứng ở mức 86,78 USD/thùng, tăng 0,63 USD/thùng trong phiên.

Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu nhanh chóng bị chặn lại và rơi vào trạng thái lao dốc khi thị trường liên tiếp ghi nhận cảnh báo nền kinh tế toàn cầu sẽ sớm rơi vào trạng thái suy thoái và đồng USD tăng vọt.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vừa phát đi cảnh báo về việc tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại và sẽ rơi vào suy thoái kinh tế vào năm 2023.

Cuộc khủng hoảng năng lượng và lạm phát có thể đẩy nhiều nền kinh tế lớn vào suy thoái.

Theo đó, OECD nhận định tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 sẽ còn 3% và sẽ giảm xuống còn 2,2% vào năm 2023. Sản lượng toàn cầu năm 2023 được dự báo sẽ thấp hơn 2.800 tỷ USD, tương đương với quy mô nền kinh tế Pháp.

Đáng lưu ý, OECD dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng tiền chung euro sẽ giảm mạnh từ mức 3,1% trong năm 2022 xuống chỉ còn 0,3% trong năm 2023.

Dự báo bi quan về nền kinh tế Mỹ cũng được OECD đưa ra khi nhận định tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2022 là 1,5% và năm 2023 là 0,5%.

Còn với Trung Quốc, OECD cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này xuống còn 3,2% trong năm 2022 và 4,7% cho năm 2023, giảm lần lượt 4,4% và 4,9% so với dự báo được đưa ra vào tháng 6/2022.

Tăng trưởng kinh tế chậm lợi, thậm chí rơi vào suy thoái sẽ làm giảm các nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu toàn cầu, trong đó có nhu cầu dầu thô.

Đồng USD vọt lên mức cao nhất 20 năm trước lo ngại xu hướng tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương và căng thẳng địa chính trị gia tăng tại nhiều khu vực sẽ đẩy kinh tế toàn cầu sớm rơi vào suy thoái kinh tế.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 27/9/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2022 đứng ở mức 76,70 USD/thùng, giảm 0,01 USD/thùng trong phiên. Nhưng nếu so với cùng thời điểm ngày 26/9, giá dầu WTI giao tháng 11/2022 đã giảm tới 2,74 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 11/2022 đứng ở mức 84,00 USD/thùng, giảm 0,06 USD/thùng trong phiên và đã giảm tới 2,78 USD so với cùng thời điểm ngày 26/9.

Nhưng cũng ngay trong phiên giao dịch sau đó, lo ngại gián đoạn nguồn cung ở Vịnh Mexico và nhiều nguồn tin trên thị trường cho biết Nga có thể đề xuất OPEC+ cắt giảm mạnh sản lượng, giá dầu lại quay đầu tăng mạnh.

Bên cạnh đó, nhiều dự báo cũng nhận định nhu cầu dầu thô ở châu Âu sẽ tăng mạnh khi nguồn cung khí đốt từ Nga đến châu Âu sẽ bị ảnh hưởng bởi các vụ tấn công vào 2 đường ống dẫn khí đốt của Nga tới châu Âu dưới biển Baltic.

Đường ống Nord Stream 1 và Nord Stream 2 có công suất chung khoảng 110 tỷ m3 khí đốt/năm và là nguồn cung khí đốt chính cho các nước châu Âu. Việc vận hành của 2 đường ống này có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra tại khu vực châu Âu.

Ngày 27/9, một nguồn thạo tin cho hay Nga có khả năng đề xuất với OPEC+ về việc cắt giảm khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày tại cuộc họp sắp tới của tổ chức này vào ngày 5/10 tới.

Giá dầu cũng được thúc đẩy khi thị trường ghi nhận dấu hiệu phục hồi nhu cầu dầu ở Trung Quốc và kế hoạch bán dầu dự trữ dầu thô của Mỹ sắp kết thúc.

Nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu tại Mỹ cũng được kỳ vọng đi lên khi tồn kho của các sản phẩm lọc hoá dầu của nước này giảm mạnh do hoạt động của các nhà máy giảm. Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), tồn kho xăng giảm tới 2,4 tiệu thùng, dự trữ sản phẩm chưng cất giảm 2,9 triệu thùng.

Đà tăng giá của dầu thô cũng được củng cố bởi lo ngại nguồn cung dầu thắt chặt vào những tháng cuối năm khi nhu cầu năng lượng vào mùa đông tăng và các biện pháp trừng phạt, cấm vận dầu thô Nga của EU, G7 có hiệu lực.

Ở diễn biến mới nhất, JP Morgan đã đưa dự báo giá dầu Brent sẽ phục hồi lên mức 101 USD/thùng vào quý IV/2022.

Goldman Sachs thậm chí còn lạc quan hơn khi vào đầu tháng này đã đưa ra dự báo giá dầu Brent ở mức 125 USD/thùng.

Lượng dầu dự trữ trong các kho dự trữ chiến lược của Mỹ ở mức thấp trong nhiều thập niên cũng là nhân tố hỗ trợ giá dầu đi lên.

Tuy nhiên, biên độ tăng giá của dầu thô là khá hạn chế khi áp lực suy thoái kinh tế vẫn đè nặng lên triển vọng tiêu thụ năng lượng toàn cầu, trong đó có dầu thô.

Giá dầu cũng đang chịu áp lực giảm giá khi Trung Quốc bước vào kỳ nghỉ lễ kéo dài.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 30/9/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2022 đứng ở mức 81,66 USD/thùng, tăng 0,43 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 11/2022 đứng ở mức 88,49 USD/thùng, tăng 0,29 USD/thùng trong phiên.

Mặc dù vậy, đà tăng của dầu thô đã không thể duy trì trong phiên giao dịch cuối tuần khi thông tin sản lượng khai thác của OPEC trong tháng 9/2022 đạt mức cao nhất kể từ tháng 4/2020 nhờ sản lượng từ Libya phục hồi sau thời gian gián đoạn được phát đi. Các nước Vùng Vịnh cũng có kế hoạch tăng sản lượng theo thoả thuận với các nước đồng minh.

Chốt tuần giao dịch, giá dầu hôm nay ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2022 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 79,74 USD/thùng, giảm 1,49 USD/thùng trong phiên; trong khi giá dầu Brent giao tháng 11/2022 đứng ở mức 87,97 USD/thùng, giảm 0,52 USD/thùng trong phiên.

Dù giảm mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần, những tính chung trong tuần giao dịch, giá dầu thế giới vẫn có tuần tăng giá nhẹ sau 4 tuần giảm giá liên tiếp trước đó.

Giá xăng dầu trong nước

Giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 21.781 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 22.584 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 22.536 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 22.441 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 14.656 đồng/kg.

Với những diễn biến như trên, giá dầu thô tuần tới được kỳ vọng sẽ tiếp tục được cải thiện, đặc biệt khi nguồn cung khí đốt từ Nga tới châu Âu đang bị gián đoạn và có nguy cơ gia tăng khi các lệnh trừng phạt, cấm vận của EU, G7 đối với dầu khí Nga có hiệu lực.

Hoài An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

ASUS trình làng siêu phẩm gaming phone ASUS ROG Phone 9 Series

ASUS trình làng siêu phẩm gaming phone ASUS ROG Phone 9 Series

ASUS ROG Phone 9 Series là dòng điện thoại cao cấp hỗ trợ chơi game của ASUS với chip đầu bảng, hệ thống tản nhiệt vượt trội, hệ thống AI thông minh hỗ trợ.
Giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn sáng nay, 20/11, tiếp tục tăng theo đà đi lên của giá vàng thế giới. Xu hướng tăng đã trở lại với mặt hàng kim loại quý.
Hồ tiêu vẫn đang chịu sức ép khi dòng tiền đổ mạnh về cà phê

Hồ tiêu vẫn đang chịu sức ép khi dòng tiền đổ mạnh về cà phê

Giá tiêu đầu giờ sáng nay tăng nhẹ ở Đắk Lắk, giữ ổn định tại các địa phương còn lại so với cùng thời điểm hôm qua. Hồ tiêu vẫn đang chịu sức ép khi dòng tiền đổ mạnh về kinh doanh cà phê.
Tăng liên tục rồi lại đồng loạt giảm, vì sao giá cà phê lại có diễn biến lạ như vậy?

Tăng liên tục rồi lại đồng loạt giảm, vì sao giá cà phê lại có diễn biến lạ như vậy?

Thị trường cà phê trong nước đầu giờ sáng nay giảm nhẹ, giao dịch trong khoảng 113.300 - 113.800 đồng/kg. Sau khi tăng liên tục vào tuần trước thì trong tuần này, giá cà phê lại đồng loạt giảm, vì sao lại có diễn biến như vậy?
Sầu riêng nghịch mùa 200.000 đồng/kg, thương lái lùng khắp các vườn để mua

Sầu riêng nghịch mùa 200.000 đồng/kg, thương lái lùng khắp các vườn để mua

Hiện Việt Nam "một mình một chợ" về sầu riêng nên được giá, sầu Thái hàng loại A thu mua tại vựa đã vọt lên 190.000-200.000 đồng/kg.
Giá vàng đồng loạt tăng mạnh, người dân phản ánh có tiền nhưng khó mua

Giá vàng đồng loạt tăng mạnh, người dân phản ánh có tiền nhưng khó mua

Giá vàng quốc tế quay đầu tăng dựng đứng do xung đột Nga-Ukraine leo thang và giá USD ngừng tăng khiến giá vàng trong nước tăng mạnh cả triệu đồng/lượng.
Thị trường tiêu chưa xuất hiện yếu tố mới hỗ trợ giá đi lên

Thị trường tiêu chưa xuất hiện yếu tố mới hỗ trợ giá đi lên

Giá tiêu đầu giờ sáng nay giữ ổn định so với cùng thời điểm hôm qua, giao dịch trong khoảng 138.500 - 140.000 đồng/kg.
Giá cà phê quay đầu giảm ngay phiên đầu tuần, vì sao?

Giá cà phê quay đầu giảm ngay phiên đầu tuần, vì sao?

Thị trường cà phê trong nước hôm nay (19/11) giảm so với cùng thời điểm hôm qua, giao dịch trong khoảng 112.600 - 113.200 đồng/kg.
Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng thế giới tăng sát ngưỡng 2.600 USD/ounce, kéo giá vàng trong nước bùng nổ. Theo đó, vàng miếng SJC và nhẫn trơn đều tăng từ nửa triệu đồng - 700.000 đồng/lượng.
Thị trường tiêu lặng sóng ngày đầu tuần, dự báo đà tăng vẫn còn

Thị trường tiêu lặng sóng ngày đầu tuần, dự báo đà tăng vẫn còn

Giá tiêu đầu giờ sáng nay (18/11) giữ ổn định so với cùng thời điểm hôm qua. Tổng kết tuần trước, giá tiêu nội địa gần như đi ngang, điều chỉnh lên xuống theo diễn biến đồng USD. Điểm tích cực là xu hướng đang đi lên.
Chuyên gia dự đoán tuần tới giá cà phê tăng hay giảm?

Chuyên gia dự đoán tuần tới giá cà phê tăng hay giảm?

Thị trường cà phê trong nước hôm nay (18/11) giữ ổn định so với cùng thời điểm hôm qua, giao dịch trong khoảng 112.800 - 113.400 đồng/kg. Các thương nhân dự đoán giá cà phê trên thế giới, trong nước tiếp tục giữ ở mức cao và tăng nhẹ trong tuần này.
Giá tiêu vọt tăng, lấy lại mốc 140.000 đồng/kg

Giá tiêu vọt tăng, lấy lại mốc 140.000 đồng/kg

Giá tiêu đầu giờ sáng nay tăng 500 - 1.000 đồng/kg so với cùng thời điểm hôm qua. Tổng kết tuần, giá tiêu nội địa gần như giữ ổn định, điều chỉnh lên xuống theo diễn biến đồng USD.
Giá cà phê tăng 6.000 đồng/kg ngay giữa mùa thu hoạch rộ

Giá cà phê tăng 6.000 đồng/kg ngay giữa mùa thu hoạch rộ

Giá cà phê nội địa tăng trung bình 6.000 đồng/kg trong tuần qua. Cà phê Robusta có tuần tăng trở lại thứ 2 sau 5 tuần giảm mạnh liên tiếp.
Giá vàng nhẫn quay đầu tăng, triển vọng về vàng vẫn rất sáng

Giá vàng nhẫn quay đầu tăng, triển vọng về vàng vẫn rất sáng

Giá vàng thế giới xác lập tuần giảm mạnh nhất trong 3 năm, trong khi đó, giá vàng nhẫn trong nước sáng nay quay đầu tăng.
Giá tiêu trong nước sẽ khó vượt mốc 150.000 đồng/kg

Giá tiêu trong nước sẽ khó vượt mốc 150.000 đồng/kg

Sau khi giảm vào ngày hôm trước, giá tiêu hôm nay đã đảo chiều tăng trở lại từ 500 – 1.000 đồng/kg tại các tỉnh thành trọng điểm, dao động trong khoảng 138.000 – 139.000 đồng/kg.
Giá cà phê Arabica đạt mức cao nhất 13 năm qua

Giá cà phê Arabica đạt mức cao nhất 13 năm qua

Giá cà phê trong nước hôm nay đồng loạt giảm 100 - 200 đồng ở tất cả các địa phương, giao dịch ở mức 110.800 - 111.200 đồng/kg.
Đồng USD lập đỉnh, giá vàng còn giảm đến bao giờ?

Đồng USD lập đỉnh, giá vàng còn giảm đến bao giờ?

Đồng USD tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7 khiến giá vàng thế giới giảm nhanh về 2.559,3 USD/ounce vào tối 14/11. Như vậy giá vàng thế giới đã bốc hơi 227,8 USD/ounce so với mức đỉnh. Theo các chuyên gia, về dài hạn giá vàng sẽ tiếp tục giảm.
Chuyên gia: Giá tiêu vẫn trong đà giảm khi nhu cầu thấp

Chuyên gia: Giá tiêu vẫn trong đà giảm khi nhu cầu thấp

Giá tiêu trong nước hôm nay (15/11) đồng loạt giảm từ 500-1.000 đồng.kg, dao động ở mức 137.500 đến 138.500 đồng/kg; giảm 700 đồng.kg so với ngày hôm qua.
Các nhà buôn đổ xô đi mua hàng, giá cà phê tăng mạnh hơn giá vàng

Các nhà buôn đổ xô đi mua hàng, giá cà phê tăng mạnh hơn giá vàng

Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng so với cùng thời điểm hôm qua,dao động trong khoảng 111.800 - 112.200 đồng/kg. Một số chuyên gia cho rằng giá cà phê tăng bởi lo ngại về việc ông Donal Trump sẽ tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu khiến các nhà mua hàng phải tăng cường mua sớm để né thuế.
Nubia REDMAGIC 10 Pro Series - hiệu năng vượt trội, dung lượng pin khủng

Nubia REDMAGIC 10 Pro Series - hiệu năng vượt trội, dung lượng pin khủng

Dòng điện thoại gaming cao cấp mới của Nubia là REDMAGIC 10 Pro Series có hiệu năng vượt trội, thiết kế ấn tượng, dung lượng pin khủng.
Để hàng Việt trở thành niềm tự hào của người Việt Nam…

Để hàng Việt trở thành niềm tự hào của người Việt Nam…

Phó Thủ tướng Lê Thành Long mong muốn ngày càng có nhiều hơn những mặt hàng Việt Nam chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý, để hàng Việt Nam chinh phục và trở thành niềm tự hào của người Việt Nam.
Chuyên gia dự báo: Giá tiêu vụ 2025 sẽ đạt mốc 160.000 đồng/kg

Chuyên gia dự báo: Giá tiêu vụ 2025 sẽ đạt mốc 160.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay tại một số vùng trồng trọng điểm giảm mạnh so với hôm qua. Qua đó, giữ mặt bằng giá tiêu trong nước ở mức từ 138.000 đồng/kg đến 139.000 đồng/kg.
Giá cà phê tăng ngày thứ 2 liên tiếp, quyết định của EU sẽ tác động mạnh đến thị trường tuần tới

Giá cà phê tăng ngày thứ 2 liên tiếp, quyết định của EU sẽ tác động mạnh đến thị trường tuần tới

Thị trường cà phê trong nước hôm nay (13/11) tiếp tục tăng so với cùng thời điểm hôm qua, giao dịch trong khoảng 110.800 - 110.900 đồng/kg.
Đồng loạt lao dốc, giá vàng nhẫn mua vào chỉ còn 80 triệu đồng/lượng

Đồng loạt lao dốc, giá vàng nhẫn mua vào chỉ còn 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng và nhẫn trơn trong nước đồng loạt điều chỉnh giảm mạnh theo đà lao dốc của giá vàng thế giới.
Cần làm gì để nâng sức cạnh tranh của hàng Việt?

Cần làm gì để nâng sức cạnh tranh của hàng Việt?

Qua các kênh thương mại điện tử (TMĐT), hàng Trung Quốc giá rẻ đang tràn vào Việt Nam trong tình trạng “báo động đỏ”. Vậy doanh nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng cần làm làm gì để nâng sức cạnh tranh của hàng Việt?.
Honor X7c ra mắt - thêm một smartphone bền bỉ đến từ Honor

Honor X7c ra mắt - thêm một smartphone bền bỉ đến từ Honor

Bạn tìm một chiếc điện thoại thông minh có thể vừa bền bỉ, vừa chụp ảnh đẹp và pin lại trâu thì Honor X7c hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu này.
Vì sao xu hướng giảm bao trùm thị trường tiêu trong nước và thế giới?

Vì sao xu hướng giảm bao trùm thị trường tiêu trong nước và thế giới?

Giá tiêu trong nước hôm nay (12/11) giảm nhẹ ở một số vùng, dao động ở mức 139.000 – 141.000 đồng/kg. Trên thế giới, giá tiêu xuất khẩu các nước cũng đồng loạt lao dốc.
Giá cà phê tăng mạnh trên thị trường thế giới, trong nước sẽ được hưởng lợi?

Giá cà phê tăng mạnh trên thị trường thế giới, trong nước sẽ được hưởng lợi?

Giá cà phê thế giới trên 2 sàn London và New York đảo chiều tăng trở lại, cao nhất là mặt hàng cà phê robusta trên sàn London. Trong nước giá thu mua trung bình 107.100 đồng/kg.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động