Giá nông sản hôm nay 29/12: Cà phê và hồ tiêu tiếp đà tăng Giá nông sản hôm nay 31/12: Cà phê và hồ tiêu đồng loạt tăng trong tuần Giá nông sản hôm nay 1/1: Cà phê giữ ổn định, hồ tiêu đồng loạt giảm |
Giá cà phê hôm nay tăng nhẹ
Giá cà phê hôm nay (2/1), thị trường cà phê trong nước tăng nhẹ so với cùng thời điểm hôm qua.
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 67.500 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 68.400 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 68.300 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 68.400 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 68.300 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 68.300 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 68.200 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 68.300 đồng/kg.
Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 1/2024 được ghi nhận tại mức 3.046 USD/tấn sau khi giảm 2,15% (tương đương 67 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 3/2024 tại New York ở mức 188,3 US cent/pound sau khi giảm 4,9% (tương đương 9,7 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h40 (giờ Việt Nam).
Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 12/2023 tiếp tục tăng mạnh và đạt mức cao nhất trong 9 tháng qua, đạt 190.000 tấn, tăng 59,3% so với tháng 11/2023, nhưng vẫn giảm nhẹ 3,5% so với cùng kỳ trước. Kim ngạch xuất khẩu đạt 538 triệu USD, tăng 51% so với tháng 11/2023 và tăng 26,4% so với cùng kỳ trước.
Tính chung trong cả năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 1,61 triệu tấn, giảm 9,6% so với năm 2022. Tuy nhiên, do giá xuất khẩu tăng mạnh, nên kim ngạch vẫn tăng 3,1%, lên mức cao kỷ lục mới là 4,18 tỷ USD.
Giá cà phê xuất khẩu bình quân trong tháng 12/2023 đạt 2.834 USD/tấn, giảm 5,2% so với tháng trước và tăng 31,1% so với cùng kỳ trước. Lũy kế năm 2023, giá cà phê xuất khẩu bình quân đạt 2.604 USD/tấn, tăng 14,1% so với năm 2022.
Trên thị trường hàng hoá phái sinh, theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc tuần giao dịch 26 - 31/12, giá Arabica giảm 2,33% trong khi giá Robusta nhích nhẹ 0,14% so với tham chiếu. Tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở Hàng hoá liên lục địa (ICE-US) tiếp tục hồi phục, thời tiết tại Brazil cải thiện khiến lo ngại thiếu hụt nguồn cung trên thị trường phần nào dịu lại. Dù vậy, tin đồn Việt Nam hạn chế xuất khẩu thông qua ước tính lượng hàng xuất đi trong năm 2023 giúp giá Robusta khởi sắc.
Tồn kho Arabica đạt chuẩn trong tuần qua tăng 3.312 bao loại 60kg, lên 251.224 bao. Dù mức tăng không nhiều ấn tượng nhưng đây lại là tín hiệu tốt về dữ liệu tồn kho nói riêng và nguồn cung cà phê nói chung.
Bên cạnh đó, lo ngại rủi ro nắng nóng tại Brazil đã được đẩy lùi khi nhiệt độ dịu lại nhờ vào lượng mưa trên mức trung bình ở vùng trồng cà phê chính của Brazil. Điều này giúp cây cà phê có điều kiện phát triển tốt hơn, từ đó duy trì triển vọng tích cực về nguồn cung cà phê niên vụ 2024/24 của nước này.
Dự báo về tiềm năng kinh tế do cây cà phê mang lại, nhiều địa phương đặt kế hoạch trồng cà phê, trong đó, tỉnh Đắk Nông cũng đang tập trung xây dựng vùng cà phê đặc sản theo tiêu chuẩn và quy trình đánh giá của Hiệp hội Cà phê đặc sản thế giới (SCA) và Viện Chất lượng cà phê thế giới (CQI). Đắk Nông cũng đặt mục tiêu đến năm 2025, diện tích cà phê đặc sản tỉnh đạt 1.000 hecta, với sản lượng cà phê nhân chọn lọc khoảng 530 tấn.
Tỉnh Sơn La đặt mục tiêu đến năm 2025 diện tích trồng cà phê trên địa bàn tỉnh đạt 17 nghìn hecta, năng suất bình quân đạt từ 2-2,5 tấn cà phê nhân/ha; diện tích trồng tái canh cà phê đến năm 2025 khoảng 8 nghìn hecta; khoảng 70-90% diện tích cà phê cho thu hoạch sản phẩm được áp dụng quy trình sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận.
Hiện tại, Sơn La là tỉnh có diện tích trồng cà phê Arabica lớn thứ hai của Việt Nam sau Lâm Đồng. Năm 2023, diện tích cà phê Arabica của Sơn La đạt 20 nghìn hecta, trong đó diện tích được cấp chứng chỉ bền vững có trên 18 nghìn hecta (đạt 90% diện thích trồng cà phê). Sản lượng cà phê hàng năm ước 40.000-50.000 tấn nhân, trị giá 4.500-5.000 tỉ đồng.
Theo Sở Công Thương Gia Lai, năm 2023, diện tích cà phê cho thu hoạch tại tỉnh Gia Lai đạt 87 nghìn hecta, tập trung tại các huyện Đăk Đoa, Ia Grai, Chư Prông, Chư Păh, Mang Yang, Đức Cơ, Kbang, Chư Sê và Chư Pưh.
Khối lượng xuất khẩu cà phê tỉnh Gia Lai năm 2023 ước đạt 240 nghìn tấn, trị giá 490 triệu USD, chiếm 72% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của toàn tỉnh, tăng 1,27% về lượng, tăng 4,26% về giá trị so với năm 2022.
Giá tiêu hôm nay không có thay đổi mới
Giá tiêu hôm nay (31/12), tại các địa phương trong nước đang dao động trong khoảng 80.000 - 81.500 đồng/kg.
Trong đó, mức giá được ghi nhận tại hai tỉnh Gia Lai, Đồng Nai là 80.000 đồng/kg.
Kế đến là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với mức giá 80.500 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại ba tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước đi ngang tại mức tương ứng là 81.500 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay giữ ổn định so với cùng thời điểm hôm qua. Thị trường trầm lắng trong dịp nghỉ Tết Dương lịch, nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu giảm giúp thương lái trong nước hạ giá thu mua để cân đối trước vụ thu hoạch sắp diễn ra.
Tháng cuối cùng của năm 2023, giá tiêu nội địa tăng từ 7.500 đến 9.000 đồng/kg. Có lúc thị trường vượt 85.000 đồng/kg, nhưng bị lực bán tháo tại đỉnh kéo mạnh xuống. Chuyên gia đánh giá, ngoài các yếu tố cung cầu, giá tiêu tháng 12/2023 trong nước chịu tác động lớn từ giới đầu cơ. Nguyên nhân xuất phát từ nguồn cung dự kiến sụt giảm trong vụ sau.
Tháng 12/2023, thị trường có 2 lần giảm ngay khi vừa chinh phục mốc 85.000 đồng/kg. Lần trước đà giảm đưa thị trường về dưới 80.000 đồng/kg rồi bật tăng trở lại ngay. Chuyên gia nhận định, lần giảm này của thị trường sẽ khó hồi phục hơn.
Tổng kết năm 2023, giá tiêu nội địa tăng trung bình 22.000 đồng/kg. Đầu năm nay trong khoảng 57.500 - 60.000 đồng/kg. Đáng chú ý, năm 2022 giá tiêu nội địa mất trung bình 22.000 đồng/kg. Thị trường đầu năm 2024 đang ở mức xuất phát giống như đầu năm 2022.
Chuyên gia nhận định, đầu niên vụ 2023 - 2024 có thể là thời điểm bắt đầu tăng của chu kỳ mới. Kịch bản có thể lặp lại như 2021, giá tăng mạnh ngay cả khi đang diễn ra vụ thu hoạch và lên đến đỉnh điểm cuối quý III. Quý IV giảm nhẹ nhưng cũng giữ mức tăng trưởng 50% so với đầu năm. Nếu đúng kịch bản trên, giá tiêu nội địa năm 2024 có thể cán mức 120.000 đồng/kg.
Dù tình hình thị trường năm nay và 2021 có nhiều điểm khác nhau, nhưng chuyên gia cho biết tựu chung vẫn là mối lo ngại nguồn cung giảm sút. Khi thu hoạch, người trồng tiêu đang có tâm lý găm hàng; thương lái "ôm" hàng đẩy thị trường tăng mạnh.
Theo số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), cả nước hiện có hơn 140 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hồ tiêu. Trong đó, đơn vị thành viên Hiệp hội chiếm 66,7% tổng khối lượng xuất khẩu sau 11 tháng với 162.686 tấn, giảm 7,2% so với cùng kỳ.
Khối doanh nghiệp ngoài Hiệp hội xuất khẩu 81.165 tấn, tăng 123,9% do nhu cầu từ thị trường Trung Quốc phục hồi.