Giá heo hơi bật tăng nhanh tại thị trường miền Nam Giá heo hơi tăng nhẹ, miền Nam dẫn đầu đà phục hồi Giá heo hơi cao nhất ở mức 74.000 đồng/kg |
![]() |
Giá heo hơi tiếp đà tăng nhẹ tại một vài tỉnh trong sáng nay. |
Sáng ngày 14/4, khu vực miền Bắc ghi nhận giá heo hơi tăng 1.000 đồng/kg tại Thái Nguyên, đạt 68.000 đồng/kg, cùng giá với Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nội, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang. Hiện tại, heo hơi tại khu vực này đang được mua bán trong khoảng 67.000 - 69.000 đồng/kg. Trong đó, Phú Thọ là địa phương có giá heo hơi cao nhất khu vực, đạt 69.000 đồng/kg.
Thị trường heo hơi miền Trung - Tây Nguyên nhích nhẹ một giá tại Thanh Hoá, lên 68.000 đồng/kg, cùng giá với Nghệ An. Theo đó, heo hơi tại khu vực này đang được thu mua với giá dao động từ 67.000 - 73.000 đồng/kg, với Hà Tĩnh là tỉnh duy nhất giữ giao dịch tại mức 67.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.
Heo hơi tại thị trường phía Nam hôm nay tăng nhẹ tại Sóc Trăng và Đồng Tháp, lần lượt đạt 73.000 đồng/kg và 74.000 đồng/kg. Theo đó, heo hơi tại khu vực này được các thương lái thu mua với giá từ 72.000 - 74.000 đồng/kg. Cụ thể, mức giá cao nhất cả nước là 74.000 đồng/kg xuất hiện tại các tỉnh Đồng Tháp, Tây Ninh, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tra, Kiên Giang và Cà Mau.
Bảo vệ người tiêu dùng trước những biến động khó lường
![]() |
Diễn biến thị trường vẫn phụ thuộc lớn vào nguồn cung thực tế và tình hình vận chuyển liên vùng. |
Theo các chuyên gia trong ngành, giá heo hơi có thể duy trì ổn định hoặc nhích nhẹ trong thời gian tới, khi nhu cầu tiêu thụ chuẩn bị tăng cao dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5. Tuy nhiên, diễn biến thị trường vẫn phụ thuộc lớn vào nguồn cung thực tế và tình hình vận chuyển liên vùng.
Quý I/2025, ngành chăn nuôi cả nước ghi nhận nhiều biến động, đặc biệt là hiện tượng giá heo hơi tăng bất thường, không theo quy luật như những năm trước. Theo Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
Trong những tháng cuối năm 2024, dịch bệnh diễn ra phức tạp tại các tỉnh phía Nam đã gây thiệt hại lớn cho đàn heo nái, làm suy giảm nguồn cung heo thương phẩm. Bước sang đầu năm 2025, cả nước tiếp tục ghi nhận 75 ổ dịch tả heo châu Phi tại 21 tỉnh, thành phố, cùng với đó là nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm khác như lở mồm long móng.
Các đợt dịch liên tiếp không chỉ làm giảm số lượng đàn vật nuôi mà còn khiến người chăn nuôi lo ngại, hạn chế tái đàn, từ đó ảnh hưởng đến cán cân cung – cầu trên thị trường. Trước thực trạng trên, việc xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh được xem là giải pháp chiến lược, không chỉ nhằm ổn định nguồn cung thực phẩm mà còn tạo động lực phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi.
Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, đây là hướng đi quan trọng để phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 4% trong năm 2025, đồng thời giúp Việt Nam từng bước giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, bảo vệ người tiêu dùng trước những biến động khó lường về giá cả. Mô hình vùng an toàn dịch bệnh cũng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành chăn nuôi trong bối cảnh hội nhập.
Tuy nhiên, lực lượng chuyên trách trong ngành chăn nuôi hiện vẫn còn mỏng, trong khi quá trình tái cơ cấu tổ chức tại các địa phương đang được đẩy mạnh. Điều này đòi hỏi cần có thêm những chính sách hỗ trợ cụ thể để củng cố đội ngũ, đảm bảo hiệu quả công tác quản lý và kiểm soát dịch bệnh.