Giá heo hơi biến động trái chiều tại một số địa phương Giá heo hơi tăng 1.000 đồng/kg tại một số địa phương Giá heo hơi bật tăng nhanh tại thị trường miền Nam |
![]() |
Giá heo hơi hôm nay tiếp tục tăng tăng nhẹ 1.000 đồng ở một số địa phương. |
Khu vực miền Bắc tiếp tục duy trì mặt bằng giá tương đối ổn định, dao động từ 67.000 – 68.000 đồng/kg. Tuy nhiên, một số tỉnh đã xuất hiện tín hiệu tăng nhẹ. Tăng 1.000 đồng/kg tại Bắc Giang và Phú Thọ, nâng mức giá lên 68.000 – 69.000 đồng/kg Các địa phương như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa và Nghệ An vẫn ổn định quanh 67.000 – 68.000 đồng/kg Nhìn chung, miền Bắc hiện là khu vực có mức giá thấp nhất cả nước, chưa có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ như hai miền còn lại.
Sau chuỗi ngày giảm giá liên tiếp, hôm nay miền Trung và Tây Nguyên đã ghi nhận mức tăng trở lại tại một số điểm. Tăng 1.000 đồng/kg tại Đắk Lắk, nâng giá lên 72.000 đồng/kg. Một số tỉnh như Quảng Ngãi, Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định tiếp tục giữ ổn định ở mức 69.000 – 70.000 đồng/kg. Đáng chú ý, Đồng Tháp – tuy thuộc ĐBSCL nhưng thường được tính trong bảng giá khu vực lân cận – cũng tăng thêm 1.000 đồng/kg lên mức 73.000 đồng/kg. Mức giá tại miền Trung – Tây Nguyên hiện dao động 69.000 – 73.000 đồng/kg, là vùng có biên độ giá tương đối rộng, phản ánh sự phân hóa theo từng địa phương.
Khu vực miền Nam tiếp tục là điểm nóng của thị trường heo hơi, khi hàng loạt địa phương đồng loạt ghi nhận mức tăng mới. Tại các tỉnh: Long An, Kiên Giang, Bạc Liêu, tăng 1.000 đồng/kg lên 73.000 đồng/kg; Cà Mau: tăng mạnh, cán mốc 74.000 đồng/kg, cao nhất cả nước hiện nay. Các tỉnh như Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng vẫn duy trì mức giá cao, từ 72.000 – 73.000 đồng/kg. Miền Nam đang dẫn đầu thị trường với mặt bằng giá 72.000 – 74.000 đồng/kg, cho thấy nhu cầu tiêu thụ tốt và nguồn cung không dư dả.
Tiềm ẩn nguy cơ tái bùng phát dịch tả lợn Châu Phi
![]() |
Người chăn nuôi nên bám sát diễn biến thị trường, cập nhật giá thường xuyên và chủ động phối hợp với thương lái để điều tiết lượng hàng hợp lý, tránh xuất bán ồ ạt gây dư cung cục bộ. |
Thị trường heo hơi ngày 12/4 cho thấy xu hướng phục hồi lan rộng, đặc biệt tại miền Nam và Tây Nguyên. Trong bối cảnh lễ lớn đang cận kề, các chuyên gia dự báo giá có thể tiếp tục nhích lên trong vài ngày tới, nhất là khi nhu cầu giết mổ, tích trữ thực phẩm tăng cao. Người chăn nuôi nên bám sát diễn biến thị trường, cập nhật giá thường xuyên và chủ động phối hợp với thương lái để điều tiết lượng hàng hợp lý, tránh xuất bán ồ ạt gây dư cung cục bộ.
Theo báo cáo của cơ quan chuyên ngành thú y, tính từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước có 50 xã thuộc 36 huyện của 18 tỉnh ghi nhận dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Trên địa bàn tỉnh, 1 ổ dịch được ghi nhận tại thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy). Đáng chú ý, đây là địa bàn năm 2024 cũng ghi nhận lợn mắc bệnh DTLCP, do vậy là dấu hiệu cảnh báo dịch bệnh này có thể tái bùng phát, nhất là khi thời tiết giao mùa, nguy cơ dịch bệnh xâm nhiễm cao.
Thực tế cho thấy, những thiệt hại do DTLCP gây ra với ngành chăn nuôi những năm gần đây là rất lớn. Năm 2023, toàn tỉnh có 16 xã, phường, thị trấn của các huyện: Lạc Sơn, Yên Thủy, Kim Bôi, Đà Bắc và thành phố Hòa Bình bị ảnh hưởng bởi dịch, tổng số lợn ốm, chết phải tiêu huỷ là 1.183 con.
Trong đó có 185 con lợn nái, đực giống đang khai thác và gần 1.000 lợn con, lợn thịt các loại. Sang năm 2024, tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi dịch xuất hiện tại 42 xã, phường, thị trấn thuộc hầu khắp các huyện, thành phố, khiến 4.204 con lợn buộc phải tiêu huỷ. Trong đó có 797 lợn nái, đực giống và 3.407 lợn con, lợn thịt.
Theo đồng chí Hoàng Văn Son - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản, những năm vừa qua, nguyên nhân dẫn đến DTLCP bùng phát và kéo dài chủ yếu do đặc điểm chăn nuôi nhỏ lẻ còn phổ biến, nhiều hộ chưa đảm bảo điều kiện an toàn sinh học. Bên cạnh đó, khâu kiểm soát dịch bệnh từ đầu vào như con giống, thức ăn, vệ sinh chuồng trại còn lỏng lẻo.
Một số hộ chăn nuôi khi phát hiện lợn ốm không khai báo kịp thời, việc xử lý ổ dịch còn chậm và thiếu đồng bộ. Đặc biệt, trong năm 2024, tình trạng bán chạy lợn ốm,mổ lợn ốm làm thực phẩm tại một số địa bàn vẫn diễn ra, gây nguy cơ lớn lây lan mầm bệnh ra diện rộng, làm suy giảm hiệu quả công tác phòng chống dịch, theo báo Hoà Bình.