Giá cao su hôm nay 1/7/2022: Tăng mạnh trên Sàn Thượng Hải Giá cao su hôm nay 4/7/2022: Tăng mạnh toàn thị trường châu Á Giá cao su hôm nay 5/7/2022: Biến động trái chiều |
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom), giá cao su kỳ hạn giao tháng 7/2022 ghi nhận mức 255,1 yen/kg, giảm 2,07%, giảm 5,4 yen/kg tại thời điểm khảo sát lúc 10h30 (giờ Việt Nam). Các kỳ hạn cao su tháng 8, 9, 10, 11 đều giảm mạnh gần 3%.
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 7/2022 đứng ở mức 12.445 nhân dân tệ/tấn, giảm 2,81%, giảm 360 nhân dân tệ/tấn.
Giá cao su Thượng Hải hôm nay giảm ở tất cả các kỳ hạn tháng 8, 9, 10, 11 với mức giảm gần 3%.
Giá cao su hôm nay 6/7/2022: Quay đầu giảm mạnh |
Trước đó, nửa cuối tháng 6/2022, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt châu Á tăng mạnh trở lại sau khi giảm trong nửa đầu tháng.
Cụ thể, tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE) Nhật Bản, giá cao su giảm xuống mức 248,8 Yên/kg vào ngày 16/6, sau đó giá có xu hướng tăng mạnh trở lại.
Ngày 28/6, giá cao su RSS3 giao tháng 7/2022 giao dịch ở mức 262 Yên/kg (tương đương 1,93 USD/kg), tăng 7,6% so với cuối tháng 5 và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su đã giảm xuống mức 12.400 NDT/tấn vào ngày 22/6, sau đó liên tục tăng trở lại tới cuối tháng 6, nhưng vẫn giảm so với cuối tháng 5/2022.
Ngày 28/6, giá cao su RSS3 giao tháng 7/2022 ở mức 12.795 NDT/tấn (tương đương 1,91 USD/kg), giảm 2,3% so với cuối tháng 5 và giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Tại Thái Lan, giá giảm mạnh so với cuối tháng trước. Ngày 28/6, giá cao su RSS3 chào bán ở mức 66 Baht/kg (tương đương 1,88 USD/kg), giảm 8,2% so với cuối tháng 5, nhưng tăng hơn 5% so với cùng kỳ năm 2021. Giá thấp do nguồn cung cao trong mùa cao điểm khai thác mủ ở Thái Lan.
Giá cao su Nhật Bản chạm mức cao nhất trong hai tuần do thị trường chứng khoán Tokyo mạnh lên và nhu cầu cao su tự nhiên tại Trung Quốc trong tháng 6/2022 được cải thiện hơn so với các tháng trước. Tuy nhiên đà tăng vẫn bị hạn chế bởi nguồn cung của Thái Lan tăng do vào đợt khai thác mủ.
Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), trong tháng 5, nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu tiếp tục cải thiện, với sản lượng đạt 991.000 tấn, tăng 5,3% so với tháng 4/2022; trong khi nhu cầu ước tính đạt gần 1,2 triệu tấn. Do đó nguồn cung thiếu hụt khoảng 198.000 tấn. ANRPC dự báo nguồn cung cao su toàn cầu tiếp tục thiếu hụt so với nhu cầu trong các năm tới.
Trong khi đó, tại thị trường Việt Nam, trong tháng 6, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước giảm so với cuối tháng 5/2022.
Tại Bình Phước, giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức từ 300-323 đồng/ TCS, giảm từ 5-22 đồng/TCS so với cuối tháng 5/2022.
Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa dao động ở mức 323-325 đồng/TSC, giảm 15-17 đồng/TSC. Giá mủ cao su tại Gia Lai được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 295-305 đồng/TSC, giảm 10 đồng/TSC so với cuối tháng 5/2022.
Theo ước tính, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 6/2022 đạt khoảng 180 nghìn tấn, trị giá 297 triệu USD, tăng 57,7% về lượng và tăng 52,6% về trị giá so với tháng 5/2022; so với tháng 6/2021 tăng 10,4% về lượng và tăng 8,1% về trị giá; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.651 USD/tấn, giảm 3,2% so với tháng 5/2022 và giảm 2,1% so với tháng 6/2021. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su đạt khoảng 779 nghìn tấn, trị giá 1,35 tỷ USD, tăng 9,2% về lượng và tăng 12,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Dự báo, nguồn cung cao su toàn cầu đang tiếp tục thiếu hụt so với nhu cầu và sẽ gia tăng thiếu hụt trong những năm tiếp theo cho đến năm 2028, thậm chí có thể kéo dài đến năm 2031 do khoảng cách cung và cầu ngày càng lớn, đại diện Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) dự báo trước đó.
Để ngành cao su Việt Nam tiếp bước phát triển, trong 6 tháng đầu năm nay, nguồn nguyên liệu cao su, đặc biệt là nguồn nguyên liệu cao su bền vững luôn được các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cao su chú trọng.