Xuất khẩu gạo sang thị trường EU vượt xa hạn ngạch của EVFTA Xuất khẩu thép sang thị trường EU đối mặt với hai rào cản lớn EU dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê, cơ hội “vàng” cho Việt Nam |
Thanh long xuất khẩu sang EU sắp bị tăng tần suất kiểm tra. |
Ngày 7/5, Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (Văn phòng SPS Việt Nam), Bộ NN&PTNT cùng Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm, Ủy ban Châu Âu (DG-SANTE) Hội nghị phổ biến các quy định nông sản thực phẩm có nguồn gốc động, thực vật vào thị trường EU.
EU là thị trường lớn thứ ba của Việt Nam
Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường châu Âu đạt khoảng 5,3 tỷ USD. Đây là thị trường lớn thứ ba của Việt Nam, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Do đó, việc tìm hiểu những quy định về nhập khẩu của EU là hết sức quan trọng, theo ông Nam.
DG-SANTE là cơ quan thực thi các chính sách của EU về an toàn sức khỏe và thực phẩm. Những khuyến nghị, đề xuất của tổ chức này có tác động lớn đến toàn bộ 27 quốc gia thành viên. Nửa đầu năm 2023, DG-SANTE đã trực tiếp đến Việt Nam, thẩm định về an toàn thực phẩm của mặt hàng thủy sản. Đây là bước quan trọng để nước ta tiến tới gỡ thẻ vàng IUU.
Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, EU nhấn mạnh việc mọi nhà cung cấp, nhập khẩu thực phẩm vào thị trường EU đều có trách nhiệm đảm bảo việc tuân thủ những biện pháp giảm thiểu, ngăn ngừa rủi ro với tần suất thích hợp.
Hiện EU chia sản phẩm nhập khẩu thành 2 loại, ít rủi ro và rủi ro cao. Trong đó, những sản phẩm ít rủi ro, thông qua các đánh giá của phía bạn, sẽ không yêu cầu kiểm soát tại cửa khẩu một cách hệ thống. Ngược lại, sản phẩm rủi ro cao (chủ yếu có nguồn gốc động vật) sẽ cần nhiều biện pháp kiểm dịch, giám sát thú y.
Phó Giám đốc Ngô Xuân Nam cho biết, tương ứng với mỗi loại rủi ro, EU sẽ đưa ra một cách giám sát khác nhau, như yêu cầu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp, tần suất kiểm tra tại cửa khẩu...
Bà Coulon Sylvie cho biết EU đang áp dụng quy định 2019/1973 về việc tạm thời tăng cường các biện pháp kiểm soát chính thức và các điều kiện đặc biệt đối với một số sản phẩm thực phẩm hay thức ăn chăn nuôi không có nguồn gốc từ động vật (gọi tắt là sản phẩm) đối với một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.
"Khi chúng tôi thấy có những rủi ro gia tăng về nhiễm khuẩn, dư lượng thuốc trừ sâu từ các quốc gia xuất khẩu sang EU sẽ áp dụng biện pháp bổ sung. Với Việt Nam có mối nguy về dư lượng thuốc trừ sâu, nhiễm khuẩn của vi sinh (salmonella) và aflatoxins" - bà Coulon Sylvie nhấn mạnh.
Thanh long, đậu bắp có nguy cơ bị EU tạm dừng nhập khẩu
Lãnh đạo Văn phòng SPS Việt Nam phát biểu tại hội nghị. |
Từ tháng 7 tới, các lô hàng thanh long, đậu bắp của Việt Nam xuất khẩu vào EU sẽ bị gia tăng tần suất kiểm tra, thay vì 20% và 50% lô hàng như hiện tại.
"Nếu tiếp tục không cải thiện, EU sẽ áp dụng biện pháp tạm đình chỉ nhập khẩu. Đây là sản phẩm có nhu cầu rất cao tại thị trường châu Âu, chỉ có điều dư lượng thuốc trừ sâu trong các sản phẩm này rất đáng quan ngại", bà Coulon Sylvie cảnh báo.
Một nông sản khác của Việt Nam cũng khiến bà Coulon Sylvie quan ngại chính là hạt tiêu. Hạt tiêu Việt Nam đang phải chịu tần suất kiểm tra 50% khi nhập khẩu vào EU. Nếu tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm không cải thiện, bà Coulon Sylvie cảnh báo hạt tiêu Việt Nam có nguy cơ chịu sự kiểm soát ngặt nghèo hơn.
“Điều này đòi hỏi cơ quan quản lý Việt Nam cần kiểm tra rất kỹ các lô hàng trước khi xuất khẩu sang châu Âu”, bà nhấn mạnh.
Tuy nhiên, 6 tháng một lần, EU sẽ rà soát và cập nhật định kỳ danh mục các sản phẩm trong phụ lục kiểm soát được nhập khẩu từ các quốc gia. Đây là cơ hội để nông sản Việt Nam cải thiện tình hình, nếu không sẽ bị kiểm soát kỹ hơn, thậm chí đối diện với tình trạng tạm dừng nhập khẩu.
Ông Lê Kỳ Anh, chuyên viên phái đoàn EU tại Việt Nam cho biết các quy định của châu Âu không có tính phân biện đối xử, tức là áp dụng chung với chính nhà sản xuất châu Âu, cũng như nhà nhập khẩu từ các quốc gia thứ 3 như Việt Nam; do đó đảm bảo tính công bằng, minh bạch.
“Châu Âu thay đổi quy định kiểm soát để hướng tới sự tốt đẹp hơn cho người tiêu dùng. Việt Nam cần thấu hiểu điều này, cùng chia sẻ và có hướng phấn đấu để các mặt hàng áp dụng đúng quy định của châu Âu”, ông Lê Kỳ Anh khẳng định.
Theo Tiến sĩ Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, mặc dù có nhiều thông tin về thị trường châu Âu cũng như xuất khẩu nhiều năm vào châu Âu, song việc thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) vẫn vướng nhiều khó khăn. Về tổng thể, sau 4 năm triển khai EVFTA, sản phẩm có nguồn gốc thủy sản, động vật và thực vật của Việt Nam xuất sang EU đều giảm so với trước năm 2020.
Ông Hòa Lý giải một trong những lý do đến từ yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của EU, cũng như quy định về rào cản kỹ thuật khác liên quan đến vấn đề lao động, môi trường, phát triển bền vũng,…
Đại diện Văn Phòng SPS Việt Nam mong muốn EU tiếp tục hỗ trợ Việt Nam cập nhật thông tin, quy định liên quan đến an toàn thực phẩm tới các doanh nghiệp khi xuất khẩu sản phẩm vào EU; đồng thời tăng cường năng lực cho hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm cũng như mạng lưới kiểm dịch động thực vật của Việt Nam.
Bắt kịp xu hướng để gia tăng xuất khẩu vào thị trường EU |
Xuất khẩu cá tra sang EU dần trở lại đường đua |
Đề nghị doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền sang EU kiểm soát an toàn thực phẩm |