Sự ấm áp đến từ lớp học “Gieo mầm” của cô giáo Hoàng Thị Dịu Nỗi niềm của người theo nghề Freelancer Cách bổ sung dinh dưỡng, dành trọn yêu thương cho gia đình |
Việt Nam đang là một quốc gia có tốc độ cao trong việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là với các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Hầu hết, các hiệp định này đều có các quy định, thỏa thuận về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phải tuân thủ các tiêu chuẩn phát thải, chất thải, khí thải.
Tái chế, xử lý chất thải nhựa phát sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. |
Đề án “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 687/QĐ-TTg đã xác định, cần tập trung ban hành các chính sách dài hạn nhằm khuyến khích, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế tuần hoàn trên cơ sở nâng cao nhận thức, sự chủ động, phát huy đổi mới sáng tạo và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, khuyến khích lối sống có trách nhiệm của từng cá nhân và cộng đồng xã hội.
Với cách tiếp cận cho rằng rác thải nhựa là một nguồn tài nguyên, đề án Phát triển Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam được Thủ tướng thông qua vào giữa năm 2022, đã đặt ra một mục tiêu quan trọng là đến năm 2025 sẽ tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh, giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển. Mục tiêu năm 2030 là tỷ lệ thu gom, tái chế chất thải rắn sinh hoạt đô thị đạt 50%, rác hữu cơ ở đô thị là 100% và ở nông thôn là 70%.
Tuy nhiên, lộ trình xây dựng còn rất dài và cần nhiều bên cùng tham gia. Việc giảm rác thải nhựa nói chung cần sự triển khai đồng bộ và nhất quán từ cả phía Chính phủ, các công ty sử dụng bao bì và cả người tiêu dùng. Trong đó, doanh nghiệp là đối tượng nòng cốt, trọng tâm trong mọi hoạt động phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, và trong kinh tế tuần hoàn cũng không ngoại lệ.
Gần đây, có nhiều mô hình doanh nghiệp hướng đến kinh tế tuần hoàn đã và đang phát triển ở các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, do các doanh nghiệp tự thực hiện hoặc thông qua tham gia các dự án được hỗ trợ. Là một trong những doanh nghiệp sản xuất nước giải khát Việt Nam luôn đặt giá trị cốt lõi “Có trách nhiệm với cộng đồng xã hội” lên hàng đầu, Công ty Tân Hiệp Phát đã cùng các đối tác của mình tiên phong nghiên cứu, đầu tư và áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn từ năm 2013.
Các chuyên gia của GEA Procomac thăm nhà máy nước giải khát của Tân Hiệp Phát |
Hợp tác từ cách đây hơn 15 năm, Tân Hiệp Phát đã cùng GEA Procomac không ngừng cải tiến công nghệ chiết rót vô trùng Aseptic, thực hiện nhiều dự án giảm lượng nhựa sử dụng. Mục đích tổng thể là giảm lượng nhựa nguyên sinh có nguồn gốc từ dầu mỏ như nhựa PE và PET trong các quy trình sản xuất của mình.
Công nghệ chiết rót vô trùng Aseptic do GEA phát triển nổi bật với đặc tính tuyệt đối vô trùng và thân thiện với môi trường. Điểm đột phá của công nghệ chiết rót vô trùng Aseptic là dung dịch sản phẩm không chỉ được tiệt trùng UHT mà tại khâu chiết rót, đóng nắp, đặc tính vô trùng còn được đảm bảo thông qua chai tiệt trùng, nắp tiệt trùng, nước tiệt trùng, sản phẩm tiệt trùng và môi trường chiết vô trùng.
Công nghệ này còn giúp giảm thiểu lượng nhựa sử dụng so với các công nghệ khác như chiết nóng, đồng thời giảm sự hao hụt trong quá trình sản xuất, giảm lượng điện và nước tiêu thụ. Sự hợp tác này đã mang đến hiệu quả vượt mong đợi giúp Tân Hiệp Phát giảm tới 50% khối lượng chai, từ 27gr xuống 13,5gr. Lượng nhựa giảm đi đồng nghĩa với việc giảm tác động tác động đến môi trường.
“Một ví dụ rất tích cực về hoạt động mở rộng kinh doanh của chúng tôi tại thị trường Việt Nam là những dây chuyền sản xuất đã chuyển giao cho Tân Hiệp Phát từ năm 2007. Kể từ khi chuyển giao dây chuyền đầu tiên cho Tập đoàn này, từ đó đến nay chúng tôi chưa bao giờ ngừng việc hợp tác. Hơn một thập kỷ trôi qua, hai bên luôn làm việc, sáng tạo và tìm tòi để đạt được kết quả tối ưu cuối cùng”, ông Luigi Bonzanini - Giám đốc Kinh doanh, Tiếp thị và Quản lý dự án toàn cầu của GEA Procomac cho biết.
Hệ thống dây chuyền công nghệ chiết rót vô trùng Aseptic do Tập đoàn GEA phát triển |
Bên cạnh đó, Tân Hiệp Phát cũng hợp tác cùng Husky Technology – Tập đoàn hàng đầu thế giới về các giải pháp ép phun thực hiện thành công chiến lược tự sản xuất bao bì, góp phần giảm chi phí sản xuất và tăng năng lực canh tranh trên thị trường. Sự hợp tác giữa Tân Hiệp Phát và Husky với định hướng không ngừng cải tiến và đổi mới công nghệ giúp cả hai cùng trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành của mình tại Việt Nam. Hai bên cùng chia sẻ giá trị chung là mang lại sự an toàn và bền vững trong sản phẩm thiết yếu cho người tiêu dùng.
Ông Emile Haddad - Giám đốc Kinh doanh khu vực Đông Nam Á của Husky Technology cho viết “Tân Hiệp Phát là một trong những công ty nước giải khát lớn nhất Việt Nam với đội ngũ lãnh đạo năng động, đầy tham vọng, luôn tìm mọi cách để cải tiến, đổi mới nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Tân Hiệp Phát trong việc thực hiện cam kết về tính bền vững và nền kinh tế tuần hoàn thông qua việc thực hiện các sáng kiến tái chế và giảm nhẹ bao bì”.
Ông Emile Haddad - Giám đốc kinh doanh khu vực Đông Nam Á của Husky Technology |
Từ năm 2013, Tân Hiệp Phát cùng các đối tác tập trung vào chiến lược 3R (Reducing waste - Giảm thiểu chất thải, Reusing- Tái sử dụng, Recycling – Tái chế), kết quả đã đạt được các mục tiêu kinh tế tuần hoàn và lợi ích kinh tế cụ thể: Giai đoạn 2013 - 2018, Tân Hiệp Phát đã cắt giảm được 34.000 tấn rác thải nhựa và trong 4 năm từ 2019 - 2023, con số tiết kiệm được là 44.000 tấn.
Thông qua mô hình 3R với mục tiêu phát triển bền vững, Tân Hiệp phát đang góp phần phát triển và hội nhập nền kinh tế tuần hoàn mà còn tạo cơ hội gắn kết với các đối tác, các đơn vị sản xuất trong và ngoài nước cùng tham gia để thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn. Trong tương lai, Công ty không chỉ đặt mục tiêu cắt giảm hơn 112 nghìn tấn nhựa vào năm 2027, mà còn chung tay cùng các doanh nghiệp tái chế nhựa khác.