Đề nghị lựa chọn các lĩnh vực có “điểm nghẽn”, tiềm ẩn “rủi ro” thuộc đối tượng giám sát

Để phát huy những kết quả đạt được, hạn chế những tồn tại hạn chế trong hoạt động giám sát, Uỷ ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn các lĩnh vực quan trọng, có ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động quản lý điều hành phát triển kinh tế xã hội; lĩnh vực có nhiều điểm nghẽn, vướng mắc….thuộc đối tượng giám sát.
Chủ tịch Quốc hội: Chuẩn bị tốt nhất cho Hội nghị triển khai chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023 Khai mạc Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022 và triển khai Chương trình giám sát năm 2023
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022 và triển khai Chương trình giám sát năm 2023

Sáng 27/9, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023.

Đây là lần thứ 2 Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị này, sau hội nghị đầu tiên về triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022 được tổ chức vào đầu tháng 11/2021. Hội nghị nhằm triển khai Nghị quyết số 47/2022/QH15 ngày 6/6/2022 về Chương trình giám sát năm 2023 của Quốc hội và Nghị quyết số 23/2022/UBTVQH15 ngày 4/8/2022 về Chương trình giám sát năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tiếp tục phát huy kinh nghiệm, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động giám sát

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy nhấn mạnh, năm 2022 là năm bản lề trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội XIII của Đảng và Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội, trong đó, đã xác định rõ việc đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát là khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Mặc dù phải triển khai một khối lượng công việc rất lớn về xây dựng pháp luật, nhưng với ý chí quyết tâm cao và sự chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc đổi mới phương thức làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã tham gia đầy đủ, có trách nhiệm vào hoạt động của các Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động giám sát khác theo Chương trình giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022, triển khai các hoạt động giám sát của Ủy ban Pháp luật bảo đảm tiến độ, được Lãnh đạo Quốc hội và các cơ quan đánh giá là hiệu quả, chất lượng và thực chất.

 Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy

Qua thực tiễn tham mưu, phục vụ triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tổ chức thực hiện Chương trình giám sát của Ủy ban Pháp luật năm 2022, Ủy ban Pháp luật nhận thấy tuy đã có nhiều cố gắng và có chuyển biến tích cực nhưng trong hoạt động của Ủy ban, Thường trực Ủy ban Pháp luật vẫn chưa khắc phục được sự thiếu cân đối giữa các hoạt động phục vụ công tác xây dựng pháp luật với hoạt động giám sát; việc phân công trách nhiệm, cơ chế phối hợp trong việc tham mưu, phục vụ các Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong một số trường hợp còn chưa thật rõ ràng.

Ngoài ra, việc mời chuyên gia tham gia các tổ giúp việc còn có khó khăn, do số lượng chuyên gia ít trong khi nhiều tổ lại hoạt động trong cùng thời điểm; chế độ đãi ngộ đối với chuyên gia thấp nên khó thu hút được các chuyên gia giỏi. Bên cạnh đó, còn tình trạng cơ quan chịu sự giám sát chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng báo cáo theo yêu cầu, chưa nghiêm túc thực hiện một số kiến nghị giám sát, yêu cầu tại các kết luận, nghị quyết về giám sát chuyên đề của các cơ quan của Quốc hội; việc theo dõi, đôn đốc thực hiện kiến nghị giám sát cũng chưa thực sự quyết liệt, thường xuyên...

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do khối lượng công việc thường xuyên được giao phụ trách của Ủy ban Pháp luật về xây dựng pháp luật, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng theo quy định của pháp luật, các nhiệm vụ, đề án, văn bản theo phân công của Đảng đoàn Quốc hội, Lãnh đạo Quốc hội tương đối nhiều. Thường trực Ủy ban Pháp luật và Vụ Pháp luật có nhiều lúc ở trong tình trạng “quá tải”, đặc biệt khi có nhiều công việc phát sinh đột xuất (ngoài chương trình, kế hoạch)...

Các đại biểu tham dự Hội nghị
Các đại biểu tham dự Hội nghị

Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình giám sát những tháng cuối năm 2022 và Chương trình giám sát năm 2023, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy kiến nghị tiếp tục phát huy những kinh nghiệm, cách làm sáng tạo, hiệu quả đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn tổ chức các hoạt động giám sát chuyên đề và hoạt động giám sát khác của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội năm 2022;

Quán triệt và thực hiện nghiêm quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát ban hành kèm theo Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đồng thời, thực hiện các giải pháp đổi mới được đề xuất tại Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát đã được Đảng đoàn Quốc hội phê duyệt và ban hành Kết luận số 843-KL/ĐĐQH15 ngày 03/8/2022 để thực hiện; đề cao trách nhiệm của cơ quan chủ trì tiến hành giám sát trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các hoạt động, linh hoạt điều chỉnh theo yêu cầu thực tiễn, bảo đảm chất lượng các kết luận và báo cáo kết quả giám sát.

Kết luận, kiến nghị giám sát phải tập trung vào các nội dung trọng tâm, sâu sắc, có tính thuyết phục và thực tiễn; chỉ rõ mặt được, chưa được và nguyên nhân, trách nhiệm đối với với các vấn đề tồn tại, hạn chế; xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện để khắc phục các bất cập, hạn chế gắn với trách nhiệm thực hiện và tiến độ hoàn thành cụ thể để có cơ sở kiểm tra, giám sát. Cầnquan tâm hơn nữa đến công tác theo dõi, giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát.

“Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cách thức tổ chức và hoạt động của các đoàn công tác, tổ khảo sát bảo đảm gọn nhẹ, khoa học và hiệu quả, tránh gây phiền hà, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, đơn vị là đối tượng chịu sự giám sát...”, bà Nguyễn Phương Thủy nói.

Phát huy vai trò Kiểm toán Nhà nước trong giám sát về tài chính công, tài sản công

Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Tuấn Anh cũng cho biết, năm 2022, triển khai các Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, Kiểm toán Nhà nước đã tích cực tham gia và đóng góp các ý kiến có chất lượng vào kế hoạch, nội dung đề cương giám sát của các Đoàn giám sát.

Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Tuấn Anh
Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Tuấn Anh

Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động giám sát, cũng như phát huy được vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong các hoạt động giám sát liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, đặc biệt hoạt động giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội xem xét có kế hoạch giám sát trung hạn (2-3 năm) hoặc định hướng sớm hơn về các chuyên đề dự kiến giám sát hằng năm (tối thiểu trước 01 năm). Bên cạnh đó, các cơ quan của Quốc hội nghiên cứu thêm một trong hướng tiếp cận khi lựa chọn chủ đề giám sát liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công trên cơ sở khai thác, sử dụng kết quả kiểm toán đã thực hiện.

Tăng cường hoạt động giám sát các lĩnh vực cử tri, nhân dân quan tâm

Báo cáo việc thực hiện các Nghị quyết về hoạt động giám sát của Quốc hội, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh cho biết, Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và các cục, vụ, đơn vị các báo cáo theo Đề cương hướng dẫn của Đoàn Giám sát gửi về Thanh tra Chính phủ để tổng hợp hợp, xây dựng các báo cáo đúng thời gian và yêu cầu một cách chất lượng nhất.

Về báo cáo gửi Đoàn Giám sát của Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021, Thanh tra Chính phủ tập trung đánh giá thực trạng của việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan Thanh tra Chính phủ.

Thông qua công tác thanh tra đã đánh giá, nêu ra những sai phạm phổ biến trên một số lĩnh vực như: quản lý đầu tư, xây dựng; quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; quản lý tài chính, ngân sách; quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại doanh nghiệp, thuế, bảo hiểm; đồng thời, nêu rõ hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra thực hiện pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh

Về báo cáo gửi Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 01/7/2016 đến ngày 01/7/2021, các báo cáo của Thanh tra Chính phủ đã tập trung đánh giá tình hình khiếu nại, tố cáo, có so sánh với cùng kỳ; sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và kết quả đạt được trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng thời chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, cũng như hoàn thiện chính sách, pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo.

Thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh cho biết, hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2022 đã có những đổi mới mạnh mẽ, thể hiện sự quan tâm, quyết liệt trong thực hiện trách nhiệm giám sát. Nội dung giám sát được lựa chọn đúng và trúng các chuyên đề đang được dư luận xã hội và cử tri, Nhân dân cả nước quan tâm.

“Qua kết quả giám sát, Đoàn giám sát đã có nhiều kiến nghị rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật; chấn chỉnh, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, công vụ; đưa ra các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật thuộc nội dung giám sát và liên quan trong thời gian tới”, Thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh nêu.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh nhấn mạnh, hoạt động giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022 đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong việc chấp hành và thực hiện pháp luật của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, nhất là trên các lĩnh vực được giám sát, được dư luận và cử tri cả nước đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao.

Đề xuất lựa chọn những lĩnh vực có “điểm nghẽn”, tiềm ẩn “rủi ro” vào đối tượng giám sát

Để phát huy những kết quả đạt được, hạn chế những tồn tại hạn chế trong hoạt động giám sát, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính, Ngân sách Phạm Thúy Chinh đề nghị Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn các lĩnh vực quan trọng, có ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động quản lý điều hành phát triển kinh tế xã hội; lĩnh vực có nhiều điểm nghẽn, vướng mắc; lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro trong tổ chức quản lý điều hành và đòi hỏi cần phải có trách nhiệm giải trình của cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng giám sát để tập trung giám sát mới có thể nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực giám sát.

 Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phạm Thúy Chinh
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phạm Thúy Chinh

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách cũng đề nghị nghiên cứu cải thiện phương thức dự báo, lập kế hoạch giám sát trong hoạt động tổng thể của Quốc hội, theo đó cân đối thời gian giám sát hợp lý để Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội đủ thời gian, nhân lực thực hiện các kế hoạch chuyên môn được phân công.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách, cần nghiên cứu phân công các Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố cùng tham gia giám sát chuyên đề của Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhằm khai thác lợi thế nắm bắt thực tiễn tình hình và kinh nghiệm giải quyết các vấn đề bức xúc tại địa phương; đồng thời tăng cường trách nhiệm trong tái giám sát việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết giám sát của các cơ quan này trên địa bàn phụ trách.

Từ thực tiễn tổ chức thực hiện một số cuộc giám sát năm 2022, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách đề nghị quan tâm triển khai các giải pháp khai thác tối đa thông tin kết quả công tác của các cơ quan như Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương…; thông tin quản lý từ các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và đề xuất huy động nhân sự của các cơ quan chuyên môn này tham gia quá trình giám sát nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát của Quốc hội.

Bên cạnh đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách đề nghị khai thác tối đa kết quả các cuộc giám sát, các báo cáo thẩm tra của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội nếu có nội dung liên quan đến chuyên đề giám sát để góp phần hạn chế hoạt động giám sát trực tiếp không cần thiết. Xây dựng chương trình giám sát tổng thể thật khoa học, đồng bộ để giải quyết triệt để những trùng lắp, chồng chéo trong hoạt động giám sát của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Khi tiến hành triển khai Đoàn giám sát, cần khoanh lại các nội dung giám sát bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, thiết thực và qua giám sát phải làm rõ các trách nhiệm giải trình và đề xuất các giải pháp phù hợp để hoàn thiện cơ chế, chính sách và chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong thời gian tới.

Ngoài ra, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phạm Thúy Chinh cho rằng, Đoàn giám sát nên giao cho Đoàn đại biểu Quốc hội chủ trì, phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân để thực hiện việc giám sát và có báo cáo chung, song khuyến khích Thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức giám sát riêng, nhưng không không bắt buộc, tùy thuộc vào tình hình thực tiễn và điều kiện của mỗi địa phương.

Việc tổ chức Đoàn giám sát làm việc trực tiếp với các bộ, ngành cơ quan trung ương nên chủ yếu tại trụ sở của Quốc hội; mỗi bộ, ngành, địa phương có đề cương chi tiết yêu cầu những việc cần báo cáo, những nội dung cần phải làm rõ; có thể giám sát theo từng bộ hoặc làm theo nhóm bộ. Việc tổ chức làm việc tại địa phương cần bảo đảm tính đại diện, có các địa phương thực hiện tốt, địa phương có những vấn đề nổi cộm, đồng thời phải đảm bảo điều phối chung của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, theo kiến nghị của Tổng Thư ký để tránh trùng lắp với các Đoàn giám sát của Quốc hội tại địa phương.

Minh Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tổng thuật: Lễ viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng thuật: Lễ viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7h đến 22h ngày 25/7 và từ 7h đến 13h ngày 26/7.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người đặt nền móng cho đề cương văn hóa mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người đặt nền móng cho đề cương văn hóa mới

Văn hóa là căn cốt của một dân tộc văn hiến, văn minh, là sức mạnh mềm tạo nên tầm vóc mỗi dân tộc. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành nhiều trí tuệ, tâm huyết và kỳ vọng cho vấn đề này, đặt nền móng cho một đề cương văn hóa trong hình hình và nhiệm vụ mới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người truyền lửa cho đội ngũ trí thức

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người truyền lửa cho đội ngũ trí thức

"Thông tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần đã gây xúc động sâu sắc trong toàn thể cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có giới trí thức tại Thành phố Hồ Chí Minh", Phó GS.TS Vũ Tuấn Hưng, Bí thư Đảng ủy, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam xúc động chia sẻ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo thấu hiểu lòng dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo thấu hiểu lòng dân

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn chú trọng đi công tác ở cơ sở để nắm bắt tình hình đời sống, tâm tư của người dân trên mọi miền Tổ quốc. Đến nay, kỷ niệm những lần Tổng Bí thư đến thăm, làm việc, gặp gỡ, động viên vẫn còn nguyên trong tâm trí nhiều người.
Bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện 108 chia sẻ cảm xúc về quãng thời gian chăm sóc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện 108 chia sẻ cảm xúc về quãng thời gian chăm sóc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chiều 19/7. Đã mấy ngày trôi qua nhưng sự ra đi của Tổng Bí thư dường như vẫn chưa khiến cán bộ nhân viên y tế tại đây tin là sự thật. Vẫn còn đó nụ cười, ánh mắt thân thương và lời căn dặn, trò chuyện hằng ngày của Tổng Bí thư với họ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - sự giản dị làm nên một nhân cách lớn

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - sự giản dị làm nên một nhân cách lớn

“Dù khi còn là một nhà báo, một chuyên viên bậc 5 hay lúc đã trở thành người đứng đầu Đảng ta, con người anh Trọng vẫn vậy thôi, giản dị, khiêm tốn mà sâu sắc, tình cảm”, nhà báo Vũ Ngọc Lân (bút danh Vũ Lân), người có 20 năm gắn bó cả trong công việc lẫn đời sống với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói như vậy.
Lào tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lào tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trưa 22/7 tại Văn phòng Thủ tướng Lào, thay mặt Chính phủ Lào, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Thủ tướng Lào Bouakhong Nammavong đã tổ chức họp báo, thông báo Lào sẽ để tang cấp quốc gia tưởng niệm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong 2 ngày 25-26/7 tới.
Đường lối 'ngoại giao cây tre' – Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Đường lối 'ngoại giao cây tre' – Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Có thể khẳng định, tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đường lối “ngoại giao cây tre” là một bước đi chiến lược, rất đúng đắn, sáng tạo trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đường lối ngoại giao này thực sự đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp Việt Nam phát triển, tiến bộ và có những bước đi rất vững chắc.
Một sự nghiệp vĩ đại được dẫn dắt bởi một con người bình dị

Một sự nghiệp vĩ đại được dẫn dắt bởi một con người bình dị

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mất đi là một tổn thất lớn lao của Đảng và Đất nước ta và tạo ra sự hụt hẫng trong nhân dân. Từ lâu, Tổng Bí thư đã trở thành biểu tượng của Đảng và là chỗ dựa niềm tin của toàn dân.
Tình cảm sâu nặng của kiều bào các nước đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm sâu nặng của kiều bào các nước đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Khi nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi đều chung cảm dòng cảm xúc nghẹn ngào, tiếc thương vô hạn với người lãnh đạo được nhân dân gửi trọn niềm tin yêu.
Những bài học kinh nghiệm từ Hiệp định Geneve

Những bài học kinh nghiệm từ Hiệp định Geneve

Tròn 70 năm đã trôi qua kể từ khi Hiệp định Geneve được ký kết (1954-2024), nhưng những bài học kinh nghiệm đúc rút từ quá trình đàm phán, thương lượng đi đến ký kết Hiệp định Geneve năm 1954 vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một danh xưng tài đức vẹn toàn, bậc trí tuệ uyên bác và bản lĩnh, mẫu mực về phẩm chất đạo đức

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một danh xưng tài đức vẹn toàn, bậc trí tuệ uyên bác và bản lĩnh, mẫu mực về phẩm chất đạo đức

Trước khi nhận trọng trách Tổng Bí thư Đảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có hơn 5 năm làm Chủ tịch Quốc hội (tháng 6/2006 - tháng 7/2011). Thời gian không dài, nhưng đồng chí đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong các đại biểu Quốc hội và cán bộ, công chức nơi làm việc thời ấy.
Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên hãy biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.
Tình cảm đặc biệt của người dân khắp mọi miền với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm đặc biệt của người dân khắp mọi miền với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự nghiệp của Đảng, của dân tộc đã để lại ấn tượng sâu sắc và tình cảm đặc biệt trong lòng cán bộ đảng viên và nhân dân cả nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người cộng sản tận tụy, quyết liệt, kiên trung và liêm khiết

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người cộng sản tận tụy, quyết liệt, kiên trung và liêm khiết

“Trong suy nghĩ của tôi và nhiều người dân Việt Nam, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một người lãnh đạo tận tụy vì nước vì dân, người cộng sản kiên trung, chân chính, cực kỳ liêm khiết; một hình mẫu cho phong cách lãnh đạo giản dị, gần dân, sát dân, luôn vì lợi ích của Nhân dân; là một người mà cả cuộc đời dành hết sức mình cho công cuộc xây dựng Đảng vì đất nước hùng cường và thịnh vượng”, GS.TS. Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương chia sẻ.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người bắt nhịp những bước đi trong hành trình đổi mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người bắt nhịp những bước đi trong hành trình đổi mới

Đảng ta, nhân dân ta, đất nước ta vừa phải vĩnh biệt một nhà lãnh đạo lỗi lạc, người cộng sản mẫu mực, trí tuệ, bản lĩnh, suốt đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của nước ta. Dẫu biết rằng sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng là quy luật của tạo hóa, nhưng nhân dân ta, từ già, trẻ, gái, trai ở khắp mọi miền Tổ quốc đều trào dâng xúc động, vô vàn yêu kính, tiếc thương.
Cuba tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuba tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 19/7, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà chính trị sắc sảo, suốt đời cống hiến vì hạnh phúc của nhân dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà chính trị sắc sảo, suốt đời cống hiến vì hạnh phúc của nhân dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng của người chiến sĩ cộng sản, là nhà chính trị sắc sảo, trí tuệ, Nhà lý luận xuất sắc của Đảng, suốt đời cống hiến cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của Nhân dân.
Triển khai đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Triển khai đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 700/QĐ-TTg ngày 19/7/2024 ban hành Danh mục nhiệm vụ triển khai Kế hoạch số 13-KH/TW ngày 28/11/2022 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Trọn một đời vì Đảng, vì dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Trọn một đời vì Đảng, vì dân

Ở cương vị nào, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng răn mình, giũa sáng tứ đức “cần, kiệm, liêm, chính” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy; từng bước trưởng thành và cống hiến trọn đời cho Đảng, cho dân.
Lãnh đạo các nước gửi điện, thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Lãnh đạo các nước gửi điện, thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Được tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần, nhiều quốc gia và các nhà lãnh đạo trên thế giới đã gửi điện/thư chia buồn đến BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Nhân dân Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân

Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu bài viết: "TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG - NHÀ LÃNH ĐẠO LỖI LẠC, TRỌN ĐỜI VÌ NƯỚC, VÌ DÂN" của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã từ trần vào hồi 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Trao Huân chương Sao Vàng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trao Huân chương Sao Vàng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã trang trọng tổ chức Lễ trao Huân chương Sao Vàng tặng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đề xuất 10 nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế

Đề xuất 10 nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư hướng dẫn lập danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được trao tặng Huân chương Sao Vàng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được trao tặng Huân chương Sao Vàng

Ngày 18/7, Bộ Chính trị đã có quyết định trao Huân chương Sao Vàng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thanh Hóa đứng đầu cả nước về số điểm 10 kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Thanh Hóa đứng đầu cả nước về số điểm 10 kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, Thanh Hóa có 914 điểm 10 xếp thứ nhất cả nước, trong đó có 1 thí sinh thủ khoa khối C với số điểm 29,75.
Nửa đầu năm, ngành Hải quan đã làm thủ tục thông quan cho 8,16 triệu tờ khai

Nửa đầu năm, ngành Hải quan đã làm thủ tục thông quan cho 8,16 triệu tờ khai

Theo thông tin từ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ, bằng các giải pháp đồng bộ, quyết liệt 6 tháng đầu năm toàn ngành đã làm thủ tục thông quan cho 8,16 triệu tờ khai, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động