Ngày 10/4/2021, tại Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Hội Khoa học các Sản phẩm Thiên nhiên Việt Nam (VNPS) phối hợp với Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, Viện Đánh giá và Công nhận Quốc tế, Hội Kỹ thuật Công nghệ Hóa học Việt Nam, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Viện Công nghệ Hóa sinh - Môi trường (Trường Đại học Vinh) đồng tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc “Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tự nhiên lần thứ 7”.
Ông La Văn Toàn - Viện trưởng Viện Đánh giá và Công nhận Quốc tế (IAI) phát biểu và giới thiệu quá trình đánh giá công nhận sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên. |
Tại Hội thảo, ông La Văn Toàn - Viện trưởng Viện Đánh giá và Công nhận Quốc tế (IAI) đã có bài phát biểu và giới thiệu liên quan đến quá trình đánh giá công nhận sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên theo chuẩn mực TCCS SP011:2020.
Ông Toàn cho biết, tiêu chuẩn sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên: TCCS SP011:2020 được Viện Đánh giá và Công nhận Quốc tế (IAI); Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên (INPC) và Hội Khoa học các Sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS): Đăng ký với cơ quan có thẩm quyền; Công bố với các thành viên và xã hội; Gửi thông báo các Hội, các cơ quan về sản phẩm thiên nhiên, Hội tiêu dùng, Hội bán lẻ,… trên thế giới.
Các yêu cầu tiêu chuẩn gồm: Cơ sở sản xuất; Yêu cầu đối với sản phẩm, hàng hóa; Yêu cầu pháp luật về điều kiện sản xuất; Áp dụng công cụ quản lý chất lượng; Quá trình tạo sản phẩm; Quy định về các sản phẩm, hợp chất, nguyên liệu được dùng trong sản xuất; Kiểm soát việc bảo quản lưu kho sản phẩm; Quy định lưu trữ tài liệu;
Các yêu cầu về chất lượng: Quy định mức chất lượng; Yêu cầu thử nghiệm sản phẩm;
Trong đó, đánh giá công nhận sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, chuẩn mực đánh giá theo tiêu chuẩn TCCS SP011:2020 được quy định mức chất lượng gồm: Sản phẩm 100% thiên nhiên; Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.
Mức 1: Sản phẩm 100% thiên nhiên
Để sản phẩm được dán nhãn "Sản phẩm 100% thiên nhiên", sản phẩm đó phải đáp ứng các tiêu chí sau: Tất cả các thành phần phải được chứng nhận thiên nhiên; Bất kỳ chất hỗ trợ chế biến nào cũng phải là thiên nhiên; Nhãn sản phẩm phải ghi tên của đơn vị chứng nhận trên bảng thông tin;
Phần lớn các sản phẩm nông sản thô, chưa qua chế biến có thể được chỉ định là "100% thiên nhiên" vì sản phẩm không có thành phần bổ sung. Các sản phẩm nông nghiệp không có thành phần bổ sung, như bột và yến mạch, cũng có thể được dán nhãn "100% thiên nhiên".
Quang cảnh Hội thảo khoa học toàn quốc “Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tự nhiên lần thứ 7”. |
Mức 2. Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên
Để sản phẩm được công nhận là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên thì sản phẩm đó phải có tỷ lệ thiên nhiên ≥ 50%.
Quá trình Đánh giá công nhận sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên gồm: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký dịch vụ từ các tổ chức sản xuất, nhập khẩu, doanh nghiệp, các Hội, hộ kinh doanh,…; ; Xem xét hồ sơ đăng ký, năng lực và nguồn lực; Chuẩn bị đánh giá; Tiến hành quá trình đánh theo chuẩn mực và quy trình Viện ban hành; Lập và hoàn thiện hồ sơ công nhận bao gồm nhưng không giới hạn khắc phục các điểm không phù hợp sau đánh giá (nếu có); Thẩm xét hồ sơ; Ra quyết định và cấp chứng chỉ công nhận; Đánh giá giám sát theo định kỳ hàng năm, đánh giá công nhận lại khi hết hiệu lực chứng chỉ, đánh giá bất thường; Lưu trữ hồ sơ công nhận theo quy định.
Kết quả đánh giá được Công bố tại trang web, tạp chí điện tử của Hội, và của Viện. Các đơn vị được sử dụng dấu sản phẩm 100% thiên nhiên hoặc sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên;
Được hỗ trợ 60-70% kinh phí Cấp mới, gia hạn, nâng cấp chứng chỉ: ISO 9001; ISO14001; ISO22000; HACCP; GMP; TCVN, JIS, ASTM, QCVN…; Được hỗ trợ kinh phí sử dụng Hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm;
Tạo niềm tin về chất lượng của sản phẩm đối với người tiêu dùng về việc nhận diện sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, giúp các cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao thương hiệu trên thị trường cho doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Trao Chứng nhận sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên cho một số đơn vị đã có sản phẩm được công nhận. |
Sau khi Ông La Văn Toàn - Viện trưởng Viện Đánh giá và Công nhận Quốc tế (IAI) giới thiệu về việc “Đánh giá công nhận sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, chuẩn mực đánh giá theo tiêu chuẩn TCCS SP011:2020’’ theo “Bộ tiêu chuẩn cơ sở sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên lần thứ 1” được Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS) phối hợp ban hành. Nhân dịp này Viện Đánh giá và Công nhận Quốc tế cũng đã trao Chứng chỉ công nhận sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên cho một số đơn vị đã được đánh giá phù hợp yêu cầu chuẩn mực.
Theo đó, có 06 sản phẩm được trao chứng chỉ công nhận lần này gồm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Cốt Thoái Vương cho Công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc Tế, đơn vị phân phối sản phẩm Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu; TPBVSK Minh Thông Vương New cho Công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc Tế, đơn vị phân phối sản phẩm Công ty TNHH Viễn Bằng; Trà thảo mộc sibechaga sugar ballance cho Công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc Tế, đơn vị phân phối sản phẩm Công ty TNHH Sinh học và Thực phẩm Công nghệ Cao LG (LoveGarden); Sữa tắm V-Naturecare men shower, Sữa tắm V- Naturecare women shower và V-Naturecare dung dịch vệ sinh phụ nữ cho Công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc Tế, đơn vị phân phối sản phẩm Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Kết Việt Nam (VINALINK).