Toàn cảnh Hội nghị |
Ban hành “Bộ tiêu chuẩn cơ sở sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên lần thứ 1”
Theo Báo cáo, hiện nay Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS) có tổng số hội viên: 281. Đến nay, Hội có 09 tổ chức trực thuộc, bao gồm Văn phòng Hội và 05 ban, 03 đơn vị trực thuộc được thành lập trong năm 2020.
Cụ thể, các ban tham mưu gồm: Ban Tổ chức cán bộ; Ban Sản xuất, Dịch vụ và Hỗ trợ doanh nghiệp; Ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế; Ban Truyền thông và Phát triển hội viên; Ban Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực.
Đơn vị có tư cách pháp nhân: Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm; Viện Nghiên cứu ứng dụng Tài nguyên thiên nhiên, Vật liệu và Môi trường tại TP. Hồ Chí Minh.
Kết quả hoạt động, năm 2020 Hội đồng khoa học của Hội đã xây dựng dự thảo, tổ chức 03 cuộc họp để bổ sung, hoàn thiện “Bộ tiêu chuẩn cơ sở sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên”; Ban Thường vụ Hội đã ban hành “Bộ tiêu chuẩn cơ sở sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên lần thứ 1-2020" theo Quyết định số 23/QĐ-HSPTN ngày 15/8/2020; Tích cực chuẩn bị cho Hội thảo khoa học quốc tế “Nghiên cứu phát triển các sản phẩm thiên nhiên lần thứ VII” tại TP. Hồ Chí Minh.
Năm 2021 Hội VNPS đưa ra hương hướng nhiệm vụ hoạt động đó là: Tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 3, dự kiến vào tháng 4/2021; Kiện toàn nhân sự các ban tham mưu, giúp việc; Tiếp tục xây dựng và ban hành các quy định, quy chế theo Điều lệ Hội;
Tham gia đề xuất, tư vấn, thẩm định, phản biện và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề tài khoa học và công nghệ các cấp thuộc lĩnh vực khoa học các sản phẩm thiên nhiên; Đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng khoa học của Hội trong nhiệm vụ tư vấn, thẩm định;
Triển khai chương trình hợp tác giữa Viện Đánh giá và Công nhận quốc tế thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam với Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam trong hoạt động phối hợp kiểm định, đánh giá, công nhận chất lượng sản phẩm thiên nhiên.
Quy chế sử dụng con dấu của Hội VNPS
Tại Hội nghị Ban thường vụ mở rộng lần này đã thảo luận và thông qua dự thảo ban hành Quy chế sử dụng con dấu của Hội VNPS. Dự thảo nêu rõ: Con dấu quy định tại Quy chế này là con dấu tròn đóng trên văn bản, tài liệu, chứng từ của Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam, là yếu tố quan trọng khẳng định giá trị pháp lý đối với văn bản, giấy tờ và thẩm quyền hợp pháp của người ký tên. Con dấu của Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam phải được quản lý chặt chẽ, tuân theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
Dự thảo cũng đưa ra nguyên tắc quản lý và sử dụng con dấu đó là phải: Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật; Bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho tập thể, cá nhân khi thực hiện thủ tục về con dấu; Việc sử dụng con dấu, đóng dấu phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của Quy chế này...
Thành lập Viện Phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng sản phẩm thiên nhiên
Bên cạnh đó, tại Hội nghị lần này cũng đã đưa ra thảo luận và thông qua việc thành lập Viện Phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng sản phẩm thiên nhiên.
Theo đó, Viện Phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng sản phẩm thiên nhiên do PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Tú; PGS.TS. Nguyễn Thanh Hằng; ThS. Phạm Thị Sáng đồng sáng lập.
Viện Phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng sản phẩm thiên nhiên hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam, hoàn toàn tự trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của mình trước pháp luật Nhà nước, chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền nhà nước, tuân theo Điều lệ, quy định của Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam.
Viện Phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng sản phẩm thiên nhiên có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. Được hoạt động khoa học công nghệ theo các lĩnh vực đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
Hội nghị tiến hành thảo luận và thông qua việc thành lập Viện Phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng sản phẩm thiên nhiên |
Về lĩnh vực hoạt động của Viện gồm: Tập huấn, bồi dưỡng, hợp tác đào tạo với các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài về lĩnh vực: nghiên cứu, phát triển, sản xuất và ứng dụng các sản phẩm thiên nhiên, thực phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, an toàn thực phẩm;
Tổ chức, hợp tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới với các cơ sở nghiên cứu, kiểm nghiệm, quản lý chất lượng trong nước và nước ngoài về lĩnh vực: nghiên cứu, phát triển, sản xuất và ứng dụng các sản phẩm thiên nhiên, thực phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, an toàn thực phẩm;
Thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ: tư vấn các vấn đề về đào tạo sản phẩm thiên nhiên, biên soạn giáo trình, giáo án. Giám sát độc lập các đề tài nghiên cứu phát triển sản phẩm, dự án khoa học, công nghệ trong lĩnh vực sản phẩm thiên nhiên, thực phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, tại Hội nghị cũng đã thống nhất ngày tổ chức Hội thảo “Nghiên cứu phát triển các sản phẩm thiên nhiên” lần thứ VII. Theo đó, Hội thảo sẽ được tổ chức vào ngày 10/4/2021 tại Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (địa chỉ số 12 Nguyễn Văn Bảo, Phường 4, Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh).