Đảm bảo tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng thực chất, hiệu quả

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 15, ngày 15/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo công tác của các cơ quan tư pháp và công tác phòng chống tham nhũng năm 2022.
Phòng, chống tham nhũng phải gắn với phòng, chống tiêu cực trong tư tưởng, đạo đức Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Thực hiện hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống rửa tiền, tham nhũng, tiêu cực
Toàn cảnh phiên họp
Toàn cảnh phiên họp

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác của các cơ quan tư pháp

Thẩm tra báo cáo công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật năm 2022, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và chính quyền các cấp, sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan chức năng, công tác phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật và tội phạm đạt được nhiều kết quả tích cực và đạt được nhiều chỉ tiêu của Quốc hội giao.

Tuy nhiên, kết quả phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật và tội phạm trên một số lĩnh vực còn chưa tương xứng với tình hình thực tế. Tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường, an toàn thực phẩm xảy ra nhiều nhưng việc phát hiện, xử lý chưa đủ sức răn đe, chủ yếu là xử lý hành chính; tội trộm cắp, cướp giật tài sản xảy ra nhiều nhưng tỷ lệ điều tra, khám phá thấp; một số vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn mới để hoạt động, xảy ra trong thời gian dài mới bị phát hiện.

Đối với báo cáo công tác của ngành kiểm sát, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nêu rõ, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác của ngành kiểm sát vẫn còn một số tồn tại cần kịp thời khắc phục như: còn để xảy ra trường hợp Viện kiểm sát truy tố nhưng Tòa án tuyên không phạm tội. Một số trường hợp hủy bỏ biện pháp ngăn chặn chưa chặt chẽ dẫn đến bị can phạm tội mới hoặc bỏ trốn. Mặc dù số lượng án thụ lý giảm nhưng số vụ bị Tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung tăng 30,4%.

Trong giai đoạn xét xử, còn 55 trường hợp Viện kiểm sát phải rút một phần quyết định truy tố tại phiên tòa hoặc truy tố không đúng tội danh, không đúng khung hình phạt. Chất lượng kháng nghị phúc thẩm trong một số vụ án còn hạn chế, không có căn cứ, sau đó Viện kiểm sát cấp trên phải rút kháng nghị.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày báo cáo thẩm tra
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày báo cáo thẩm tra

Thẩm tra báo cáo công tác của ngành Tòa án, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho rằng, năm 2022, Tòa án đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt nên chất lượng xét xử và nhiều chỉ tiêu công tác đạt và vượt yêu cầu Quốc hội giao. Về cơ bản, các vụ án được đưa ra xét xử đúng thời hạn luật định. Tuy nhiên, tỷ lệ giải quyết án hình sự chưa đạt chỉ tiêu của Quốc hội giao (trên 88%). Vẫn còn một số trường hợp vi phạm thời hạn gửi bản án; áp dụng chưa chính xác tội danh, khung hình phạt, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; một số trường hợp áp dụng án treo không đúng.

Với công tác xét xử, giải quyết các vụ, việc dân sự, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nêu rõ, tỷ lệ giải quyết vụ việc dân sự chưa đạt chỉ tiêu của Quốc hội (trên 78%); còn một số vụ việc dân sự quá hạn giải quyết do nguyên nhân chủ quan. Vẫn còn một số trường hợp thu thập, đánh giá chứng cứ chưa đầy đủ dẫn tới bản án, quyết định bị hủy, sửa. Còn một số trường hợp vi phạm về thời hạn chuyển giao văn bản tố tụng, trả lại đơn khởi kiện…

Cho ý kiến về các nội dung này, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thực hiện các công tác tư pháp, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong thời gian vừa qua. Các đại biểu cũng đánh giá các báo cáo đã được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, toàn diện, giàu thông tin, đem đến cái nhìn tổng thể về công tác tư pháp, công tác phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên phạm vi cả nước trong năm vừa qua.

Tham gia thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, trong năm vừa qua, số lượng vụ cháy tăng lên, tần suất xảy ra các vụ tai nạn do hỏa hoạn nhiều hơn, đặc biệt có những vụ gây hậu quả hết sức nghiêm trọng về tính mạng và tài sản. Nhấn mạnh đây là vấn đề rất được cử tri và nhân dân cả nước quan tâm, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho rằng cần phải phân tích, đánh giá kỹ nguyên nhân các vụ hỏa hoạn gia tăng, đồng thời cần siết chặt hơn nữa để giảm thiểu các rủi ro, đảm bảo những sự việc này không lặp lại.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nêu thực trạng, hiện nay có nhiều vụ việc chống người thi hành công vụ, thậm chí có những biểu hiện manh động nghiêm trọng. Vì vậy, bên cạnh những quy định đảm bảo những người thi hành công vụ thể hiện sự tôn trọng với người dân, cần có các quy định cụ thể để bảo vệ những người thi hành công vụ, đồng thời cũng là bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật.

Cùng quan tâm đến công tác phòng, chống tội phạm, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị báo cáo phân tích, đánh giá cụ thể và sâu sắc hơn về tính chất, mức độ tội phạm, nhất là sự ra gia tăng hành vi bạo lực, bạo hành, những hành vi phạm tội với những hình thức tàn ác, nhất là hành vi phạm tội đối với trẻ em.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, cần phải sự phân tích, đánh giá rõ hơn để tìm ra nguyên nhân chủ yếu, qua đó đề xuất và triển khai những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn được các vụ án có tính chất nghiêm trọng như vậy.

Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội thảo luận tại phiên họp
Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội thảo luận tại phiên họp

Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, việc thu hồi tài sản thất thoát qua các vụ án còn hạn chế, đề nghị Chính phủ phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, các cơ quan tư pháp nỗ lực hơn nữa, có những phương án, giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cũng cho biết, qua giám sát ở các địa phương, một thực trạng nổi lên là có sự chậm trễ ở nhiều khâu trong quy trình hoạt động tố tụng, từ quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đều kéo dài thời gian, gây lãng phí nguồn lực.

Tuy nhiên, những lãng phí này không lượng hóa được, không có số liệu, hướng dẫn thống kê đánh giá. Đánh giá nguyên nhân của tình trạng này là do chất lượng các bản án được tuyên, do sự phối hợp của các cấp, các ngành chưa chặt chẽ, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan tư pháp cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, giải quyết dứt điểm vấn đề này.

Tuyên truyền phòng, chống tham nhũng phải đảm bảo thực chất, đúng đối tượng

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu rõ, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn tiếp tục được đẩy mạnh và có bước tiến mạnh, đột phá với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”; tham nhũng tiếp tục được kiềm chế, có chiều hướng thuyên giảm.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, năm 2022, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh, từng bước gắn kết đồng bộ giữa phòng, chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực.

Tuy nhiên, công tác này còn có những hạn chế, tính ổn định và khả năng dự báo chưa cao; một số quy định còn chưa đồng bộ, thống nhất. Cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội trên một số lĩnh vực còn thiếu chặt chẽ, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý; một số quy định còn sơ hở, chồng chéo, dễ bị lợi dụng, dễ làm nảy sinh tham nhũng nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung…

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng nhấn mạnh, vẫn còn trường hợp các cơ quan Thanh tra tại địa phương sau khi tiến hành thanh tra không phát hiện được vi phạm hoặc không chuyển vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra, chỉ đến khi Thanh tra Chính phủ hoặc cơ quan Ủy ban Kiểm tra tiến hành thanh tra, kiểm tra lại thì các vi phạm này mới được phát hiện để chuyển cho cơ quan điều tra.

Tình trạng trùng lặp, chồng chéo về đối tượng, thời gian thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với doanh nghiệp và cơ quan nhà nước vẫn xảy ra ở một số địa phương chất lượng, tiến độ giải quyết một số vụ việc, vụ án tham nhũng còn chưa đạt yêu cầu; một số vụ án phải tạm đình chỉ, chậm tiến độ do bị can bỏ trốn; một số vụ án phải đình chỉ do hành vi không cấu thành tội phạm.

Công tác giám định, định giá tài sản phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng còn chậm, một số vụ án phải tạm đình chỉ do chờ kết quả giám định, định giá... Công tác tự kiểm tra, tự phát hiện tham nhũng trong nội bộ còn hạn chế. Kết quả công tác thu hồi tài sản tham nhũng trong giai đoạn thi hành án chưa cao, nhất là đối với số phải thi hành về tiền.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng tham gia thảo luận
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng tham gia thảo luận

Thảo luận về vấn đề này, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng, hiện nay, dù các cấp, các ngành đã kiên quyết xử lý, nhưng tội phạm tham nhũng vẫn còn gia tăng và diễn biến phức tạp, số vụ việc, số bị can đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Các đại biểu đề nghị đánh giá sâu sắc hơn nguyên nhân của sự gia tăng này là do sơ hở trong quy định của pháp luật, hay do công tác tổ chức thi hành pháp luật, hay do nhận thức của cán bộ, để từ đó có định hướng, những giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Có ý kiến đề nghị báo cáo nhấn mạnh hơn đến vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng, cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng. Đây là một lực lượng hết sức quan trọng, chúng ta đã nhiều lần nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của lực lượng chuyên trách phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là phòng, chống tham nhũng trong chính các cơ quan có trách nhiệm phòng, chống tham nhũng.

Phát biểu về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng, đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, cần tính đến điểm đặc thù của loại tội phạm vi phạm pháp luật này. Đối tượng vi phạm ở đây chủ yếu là những cán bộ, công chức, viên chức có chức vụ, quyền hạn, nên thực tế nhận thức của họ không hẳn là thấp. Do đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật này cần phải đầu tư hình thức phù hợp để đảm bảo thực chất, hiệu quả, phù hợp, có trọng tâm.

Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho rằng cần tập trung quản lý công tác truyền thông và định hướng dư luận xã hội, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện tốt công tác công khai thông tin, nhất là các thông tin chế độ, chính sách về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, v.v. để hạn chế những cơ hội mà người dân không nắm rõ thông tin, dễ phát sinh bất cập. Đồng thời, đề nghị đề cao hơn nữa yếu tố phòng trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tích cực triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa từ sớm, từ xa đối với loại tội phạm này để có thể ngăn chặn, không phải là chờ đến khi hành vi xảy ra rồi mới xử lý.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định kết luận nội dung phiên họp
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định kết luận nội dung phiên họp

Kết luận nội dung phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao các báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp.

Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, năm 2022, trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có rất nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp tốt của các cơ quan trong cả hệ thống chính trị, các cơ quan trong khối nội chính, khối tư pháp, công tác của ngành Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan của Chính phủ có liên quan đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả tốt hơn so với các năm trước.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan báo cáo tiếp thu đầy đủ các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tiếp tục hoàn thiện các báo cáo theo yêu cầu, cập nhật số liệu đủ 12 tháng để báo cáo với Quốc hội và gửi Ủy ban Tư pháp để thẩm tra, đồng thời chuẩn bị các báo cáo tóm tắt để trình bày trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Ủy ban Tư pháp tiếp tục hoàn thiện báo cáo thẩm tra; phối hợp với Tổng Thư ký Quốc hội để ban hành kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp; chủ trì phối hợp với Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan liên quan xây dựng nội dung dự thảo nghị quyết của Quốc hội về nội dung này.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ máy

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ máy

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031".
Thanh Hóa cắt giảm 60 thủ tục hành chính "làm khó" người dân và doanh nghiệp

Thanh Hóa cắt giảm 60 thủ tục hành chính "làm khó" người dân và doanh nghiệp

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 29/4/2023 của Chính phủ về việc cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn 2025–2026.
Khai mạc Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11

Khai mạc Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11

Sáng 16/4, tại Hội trường Diên Hồng, Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Thanh Hóa tổ chức 2.038 tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại 10 đơn vị cấp huyện

Thanh Hóa tổ chức 2.038 tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại 10 đơn vị cấp huyện

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 38/2025/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 29/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh về số lượng tổ bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) cùng số lượng thành viên tại các thôn, tổ dân phố thuộc địa bàn tỉnh.
Chính phủ cho ý kiến về 06 dự án luật, nghị quyết

Chính phủ cho ý kiến về 06 dự án luật, nghị quyết

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 15/4/2025 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 năm 2025.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4/2025, Lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam

Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc đã rời Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4 theo lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam ra sân bay tiễn đoàn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 -15/4/2025, sáng 15/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình cùng Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 15/4/1975: Chiến dịch Xuân Lộc-Long Khánh giành nhiều thắng lợi

Ngày 15/4/1975: Chiến dịch Xuân Lộc-Long Khánh giành nhiều thắng lợi

Ngày 15/4/1975, cuộc chiến đấu ở Phan Rang tiếp tục diễn ra ác liệt. Chiến dịch Xuân Lộc-Long Khánh giành nhiều thắng lợi.
Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Ngày 14/4, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới (Kết luận số 150-KL/TW). Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm giới thiệu nội dung Kết luận số 150.
Phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Đề án).
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Tổ chức trọng thể lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổ chức trọng thể lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4/2025.
Tạo sự thống nhất và đồng bộ cho việc triển khai hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Tạo sự thống nhất và đồng bộ cho việc triển khai hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý quan trọng, tạo sự thống nhất và đồng bộ cho việc triển khai hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khi tới Việt Nam

Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khi tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong 2 ngày 14-15/4/2025, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Cử tri và Nhân dân lo lắng về thông tin giả mạo, sai sự thật về chủ trương tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính

Cử tri và Nhân dân lo lắng về thông tin giả mạo, sai sự thật về chủ trương tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính

Cử tri và Nhân dân quan tâm và đồng tình ủng hộ công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đang được chỉ đạo triển khai quyết liệt, khẩn trương, đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Tuy nhiên, cử tri và Nhân dân lo lắng về thông tin giả mạo, sai sự thật lan truyền trên mạng xã hội về chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan Đảng, nhà nước, sắp xếp các đơn vị hành chính.
96,1% kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV được giải quyết, trả lời

96,1% kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV được giải quyết, trả lời

Sáng 14/4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV; xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3/2025.
Hội nghị Trung ương 11: Kiến tạo mô hình phát triển mới

Hội nghị Trung ương 11: Kiến tạo mô hình phát triển mới

Trong tiến trình phát triển của một quốc gia, có những thời điểm không chỉ đánh dấu sự điều chỉnh chính sách, mà còn mở ra một chuyển động sâu sắc trong cấu trúc quyền lực, mô hình tổ chức và tư duy phát triển. Hội nghị Trung ương lần thứ 11, khóa XIII chính là một thời điểm như vậy.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Nhân dịp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Nhân dân nhật báo của Trung Quốc đăng bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Chủ tịch Quốc hội: Giải quyết nhanh nhất, tốt nhất các vướng mắc để đảm bảo năm 2025 tăng trưởng được 8%

Chủ tịch Quốc hội: Giải quyết nhanh nhất, tốt nhất các vướng mắc để đảm bảo năm 2025 tăng trưởng được 8%

Phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa qua là hội nghị lịch sử, quyết định những vấn đề lịch sử. Chính phủ cụ thể hóa trình Quốc hội, với trách nhiệm của mình, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải làm hết sức mình để thực hiện Nghị quyết của Đảng trên tinh thần thấu tình, đạt lý và lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm để giải quyết các kiến nghị, đề xuất một cách nhanh nhất, tốt nhất đảm bảo năm 2025 là chúng ta tăng trưởng được 8%”.
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết "Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc" trên Nhân Dân nhật báo (Trung Quốc) và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình có bài viết đăng trên Báo Nhân dân với tiêu đề “Cùng chung chí hướng, chung tay tiến lên phía trước. Kế thừa quá khứ, viết tiếp trang mới tương lai”.
Khai mạc Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Khai mạc Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 14/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44. Đây là phiên họp có ý nghĩa rất quan trọng để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Hôm nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Hôm nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14 đến 15/4/2025.
Ngày 14/4/1975: Giải phóng đảo Song Tử Tây

Ngày 14/4/1975: Giải phóng đảo Song Tử Tây

Ngày 14/4/1975, Sư đoàn 3 Quân khu 5 tiến công tuyến phòng thủ Phan Rang của địch. Bộ đội đặc công hải quân và Quân khu 5 giải phóng đảo Song Tử Tây. Bộ Chính trị đồng ý Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Dự kiến tên gọi, trung tâm chính trị - hành chính của 34 đơn vị cấp tỉnh sau sáp nhập, hợp nhất

Dự kiến tên gọi, trung tâm chính trị - hành chính của 34 đơn vị cấp tỉnh sau sáp nhập, hợp nhất

Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Chính phủ lập đoàn đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

Chính phủ lập đoàn đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Trung ương thống nhất sau sáp nhập còn 34 tỉnh, thành phố, giảm 60-70% cấp xã

Tổng Bí thư Tô Lâm: Trung ương thống nhất sau sáp nhập còn 34 tỉnh, thành phố, giảm 60-70% cấp xã

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, Trung ương Đảng thống nhất số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố).
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 10/4/2025 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động