Trong 3 ngày giá tiêu giảm tới 15.000 đồng/kg: Yếu tố đầu cơ đang chi phối? Chuyên gia: Về dài hạn giá hồ tiêu sẽ còn tăng Vì sao giá tăng nhưng người trồng tiêu được hưởng lợi không nhiều? |
Tổng kết tuần giá tiêu giảm trung bình 3.000 - 6.000 đồng/kg. |
Giá tiêu hôm nay ngày 8/7/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ ổn định ở một số địa phương, giao dịch quanh mốc 150.000 -151.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông là 151.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 151.000 đồng/kg. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) hiện ở mức 150.000 đồng/kg. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ở mức giá 151.000 đồng/kg.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay ổn định so với ngày hôm qua. Cụ thể, tại Bà Rịa – Vũng Tàu ở mức 150.000 đồng/kg; tại Bình Phước, giá tiêu ở mức 150.000 đồng/kg.
Giá tiêu nội địa hôm nay giao dịch ở mức 150.000 - 151.000 đồng/kg. Như vậy, giá tiêu trong nước hôm nay ổn định ở một số địa phương trọng điểm so với hôm qua. Tại tất cả các địa phương, giá tiêu đều ở ngưỡng 150.000 đồng/kg trở lên. Giá tiêu cao nhất được ghi nhận ở mốc 151.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, dựa trên báo giá của các doanh nghiệp xuất khẩu và giá xuất cảng tại các nước, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) đã cập nhật giá tiêu các loại giao dịch trên thị trường quốc tế trong ngày 5/7 (theo giờ địa phương) như sau:
Giá tiêu đen Lampung của Indonesia tiếp tục tăng thêm 0,18%, đạt 7.142 USD/tấn; giá tiêu trắng Muntok cũng tăng thêm 0,18%, đạt 9.093 USD/tấn.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil giữ ổn định ở mức 7.250 USD/tấn.
Giá tiêu đen ASTA của Malaysia giữ ổn định ở mức 7.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này cũng được giữ nguyên tại mức 8.800 USD/tấn.
Giá tiêu đen của Việt Nam cũng được giữ ổn định. Trong đó, giá tiêu đen của Việt Nam loại 500 gr/l đạt 6.000 USD/tấn; loại 550 gr/l đạt 6.600 USD/tấn.
Ngược lại, giá tiêu trắng của Việt Nam tiếp tục giảm thêm 2,27%, còn 8.800 USD/tấn. Đây là ngày thứ 4 liên tiếp, giá tiêu trắng của Việt Nam được IPC điều chỉnh giảm.
Thị trường tiêu trong nước ngày càng khó đoán định
Thị trường tiêu đang bị chi phối bởi nhiều yếu tố. |
Tính chung cả tuần vừa qua thì giá tiêu trong nước vẫn giảm từ 3.000 - 6.000 đồng/kg. Theo các chuyên gia, thị trường tiêu trong nước ngày càng khó đoán định, bởi đang bị chi phối từ nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố đầu cơ.
Khi nói về diễn biến giá tiêu trong nửa đầu năm nay, ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group cho biết: “Đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác”. Kinh doanh buôn bán được 25 năm, chưa bao giờ ông được chứng kiến những thời điểm giá mặt hàng nông sản này như hiện nay, khiến cả thế giới kinh ngạc, chứ không chỉ riêng Việt Nam.
Theo đó, chỉ trong vòng 3 tuần đầu của tháng 6/2024, giá tiêu tăng gấp đôi, gây sửng sốt với người mua toàn cầu. Ngay cả với doanh nghiệp cũng thắc mắc, không hiểu vì sao giá lại tăng đến vậy, Chủ tịch Phúc Sinh Group chia sẻ
Thực tế, từ đầu năm đến nay, giá hạt tiêu tại thị trường nội địa trên đà tăng mạnh. Đầu năm nay, giá tiêu chỉ dao động ở 80.000 - 82.000 đồng/kg, sau đó giá tăng từng ngày. Đặc biệt, nửa đầu tháng 6 vừa qua, giá loại hạt này tăng sốc, đạt đỉnh 180.000 đồng/kg vào ngày 12/6 - mức cao kỷ lục tính từ năm 2016.
Giá hạt tiêu xuất khẩu cũng tăng phi mã. Hiện các loại tiêu đen của Việt Nam được giao dịch ở mức 6.400 - 6.900 USD/tấn, tăng 67,5% so với thời điểm đầu năm nay; tiêu trắng có giá 9.500 USD/tấn, tăng 66,7%, thậm chí đã có lúc cán mốc 12.500 USD/tấn.
Đáng chú ý, trong tháng 6/2024, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh, từ vị trí chót bảng vọt lên đứng đầu bảng trong top các nước xuất khẩu lớn trên thế giới.
Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam cho biết, nguyên nhân đẩy giá tiêu tăng vọt chủ yếu do hiện tượng hạn hán kéo dài dẫn đến sản lượng hồ tiêu năm nay của nước ta giảm 10%, xuống khoảng 170.000 tấn so với năm ngoái, mức thấp nhất trong vòng 5 năm gần đây. Nhiều nước sản xuất lớn cũng được dự báo sụt giảm sản lượng do tác động của hiện tượng El Nino và suy giảm diện tích canh tác.
Thế nên, giá hạt tiêu được dự báo sẽ tăng mạnh trong những năm tới, bởi áp lực nguồn cung thiếu hụt lượng lớn.
Ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), nhận định, chu kỳ tăng giá hạt tiêu lần này sẽ kéo dài hơn 10 năm. Theo đó, giá có thể đạt đỉnh mới 350.000 - 400.000 đồng/kg - mức siêu đắt đỏ. Tuy nhiên, giá loại hạt này sẽ có rung lắc nhưng trong dài hạn vẫn theo đà tăng.
Cùng quan điểm, ông Phan Minh Thông cũng cho rằng, nguồn cung tiêu giảm nên giá bán các mặt hàng nông sản này có thể tăng cao. Thậm chí, trong 5 năm tới, sự căng thẳng về giá còn lớn hơn rất nhiều so với hiện tại.
Theo Chủ tịch Phúc Sinh Group, thế giới đang biến đổi, rất nhiều nông dân không còn muốn làm nông nghiệp nữa và chúng ta có thể phải chứng kiến sự xê dịch lớn trong trồng trọt. Cùng với những bất lợi về thời tiết khiến sản lượng tiêu suy giảm, trong khi nhu cầu ngày càng tăng.
Trước những biến đổi này, nếu không nắm bắt được thì rất khó khăn, thậm chí phá sản. Ngược lại, nếu thích nghi và nắm bắt được thì đó là cơ hội đổi đời, ông Phan Minh Thông nhấn mạnh.
Về kim ngạch xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo ngành hàng tiêu năm nay có thể lấy lại vị trí 1 tỷ USD.
Tình hình xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Hiện giá cước đã cao hơn đến 60%-70% so với đầu năm. Đại diện một đại lý hãng tàu, cho biết hiện việc tìm tàu vận tải đi nước ngoài rất khó khăn, ngoài giá cước cao, còn do thiếu hụt tàu.
Tình trạng vận tải biển căng thẳng cũng khiến việc giao dịch hồ tiêu tới các thị trường xuất khẩu khó khăn hơn. Lượng tiêu được giao dịch thực tế trên thị trường rơi xuống mức thấp nhất nhiều năm qua, dễ tạo ra những biến động mạnh về giá.
Một số doanh nghiệp quay sang tìm nguồn cung tiêu từ các nước khác như Brazil, Ấn Độ để có đủ hàng, trả các hợp đồng đã ký nhưng việc tỷ giá USD tăng cao cùng vận tải biển tăng cao 2-3 lần gây ra các khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp xuất khẩu tiêu.
Vì sao lượng giao dịch tiêu trên thị trường thấp? |
Giá tiêu bật tăng trở lại, lấy lại mốc 160.000 đồng/kg |
Thị trường tiêu đang khó đoán định |