Giá tiêu tại thị trường trong nước quay đầu tăng. |
Giá tiêu hôm nay ngày 7/7/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ tăng từ 1.000 - 3.000 đồng/kg ở một số địa phương, giao dịch quanh mốc 150.000 -151.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông là 151.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 151.000 đồng/kg mức tăng 1.000 đồng/kg so với giá ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) hiện ở mức 150.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ở mức giá 151.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay tăng 2.000-3.000 đồng/kg. Cụ thể, tại Bà Rịa – Vũng Tàu tăng 2.000 đồng ở mức 150.000 đồng/kg; tại Bình Phước tăng 3.000 đồng/kg, giá tiêu ở mức 150.000 đồng/kg.
Giá tiêu nội địa hôm nay tiếp tục tăng 1.000 - 3.000 đồngkg, giao dịch ở mức 150.000 - 151.000 đồng/kg. Như vậy, giá tiêu trong nước hôm nay tăng ở một số địa phương trọng điểm so với hôm qua. Tại tất cả các địa phương, giá tiêu đều ở ngưỡng 150.000 đồng/kg trở lên. Giá tiêu cao nhất được ghi nhận ở mốc 151.000 đồng/kg.
Trong khi đó, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 7.142 USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 7.250 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA mức 7.500 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 9.093 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 8.800 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 6.000 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 6.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 8.800 USD/tấn.
Người trồng được hưởng lợi không nhiều
Nông dân tỉnh Bình Phước thu hoạch tiêu. Ảnh: Phú Li |
6 tháng qua, giá hạt tiêu tại thị trường nội địa trên đà tăng mạnh. Đầu năm nay, giá tiêu chỉ dao động ở 80.000-82.000 đồng/kg, sau đó giá tăng từng ngày. Đặc biệt, nửa đầu tháng 6 vừa qua, giá loại hạt này tăng sốc, đạt đỉnh 180.000 đồng/kg vào ngày 12/6 - mức cao kỷ lục tính từ năm 2016. Những ngày gần đây, giá hạt tiêu dao động từ 145.000-150.000 đồng/kg.
Từ khi giá đạt đỉnh 180.000 đồng/kg, thị trường có 3 chuỗi giảm mạnh. Sau đó hồi phục dần rồi lại giảm. Chuyên gia nhận định về trung và dài hạn, đà tăng là vững chắc, nhưng trong giai đoạn này yếu tố đầu cơ đang chi phối thị trường. Thời gian qua có hiện tượng một số đại lý nhận gửi hàng của nông dân "ép" giá đẩy thị trường xuống thấp.
Một trong những nguyên chính thúc đẩy giá hồ tiêu tăng trong thời gian qua là do nguồn cung hạn chế trên toàn thế giới.
Về dài hạn trong 3 - 5 năm tới, lượng tiêu sản xuất ra chưa thể đáp ứng được cho nhu cầu tiêu dùng của thế giới.
Ngoài ra, việc Trung Quốc quay trở lại mua hàng cũng tác động mạnh lên giá tiêu. Trong khi đó, các doanh nghiệp cho biết dù giá tăng cao nhưng vẫn khó thu mua nguyên liệu do người trồng tiêu kỳ vọng giá sẽ còn tăng tiếp.
Nông dân các tỉnh Tây nguyên, Đông Nam bộ có thu nhập cao từ sầu riêng, cà phê nên có đủ khả năng tài chính để găm giữ hồ tiêu, thậm chí nhiều người sẵn sàng trữ đến 2 - 3 năm, không vội bán.
Theo nhiều nông dân ở các vùng trồng tiêu, mặc dù giá tăng nhưng người trồng được hưởng lợi không nhiều do đa số vườn tiêu lâu năm đã bị thay thế bằng sầu riêng và một số loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Mặt khác, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên năng suất tiêu giảm mạnh trong những năm gần đây, trung bình từ 20 - 30%.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, giá hồ tiêu sẽ còn tăng, mặc dù trong ngắn hạn có thể sẽ có những đợt điều chỉnh giảm, nhưng sẽ không quá sâu và thị trường đã hình thành mặt bằng giá mới.
Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 3 về xuất khẩu gia vị trên thế giới và đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu. Thị trường gia vị được đánh giá là đang và sẽ có nhu cầu cao trên toàn cầu. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam nhưng cũng đặt ra bài toán nâng cao chất lượng, chú trọng sơ chế, chế biến để đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế.
Thị trường tiêu đang khó đoán định |
CPI quý II/2024 tăng 4,39% so với cùng kỳ năm 2023 |
Lý do giá tiêu tăng sốc sau đó giảm sâu |