Cao Bằng: Gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa Rằm tháng Bảy của đồng bào dân tộc Tày, Nùng

Đối với người Tày, Nùng ở Cao Bằng cũng như một số tỉnh thành khác trên cả nước, Rằm tháng Bảy (tức 14,15/7 Âm lịch) hằng năm được coi là một trong 3 dịp lễ lớn nhất trong năm (sau Tết Nguyên đán và Tảo mộ (3/3). Tết Rằm tháng Bảy mang rất nhiều ý nghĩa văn hóa nên luôn được gìn giữ, bảo tồn và phát huy qua các năm.
Vịnh Hạ Long - Nơi bảo tồn giá trị văn hóa Giao lưu văn hoá nghệ thuật để lan toả tình hữu nghị Việt – Lào Khai mạc Tuần văn hóa trà sen Kiếp Bạc
Cao Bằng: Gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa Rằm tháng Bảy của đồng bào dân tộc Tày, Nùng

Tết Rằm tháng Bảy còn được người Tày, Nùng gọi là “Pây tái” (nghĩa là về nhà ngoại). Vào ngày này, người phụ nữ sẽ chồng và con mình về nhà bố mẹ đẻ để thăm và tự tay chuẩn bị mâm cơm, chăm sóc cho bố mẹ,... Họ quan niệm rằng, những người phụ nữ sau khi đi lấy chồng, quanh năm phải cùng chồng con lo toan việc làm ăn, nhà cửa, hương khói... tổ tiên nhà chồng. Vì thế, việc "Pây tái" không chỉ thể hiện sự báo hiếu của con gái cho bố mẹ đẻ của mình mà còn là dịp để con rể thể hiện lòng biết ơn công sinh thành, hiếu thuận đối với bố mẹ vợ...

Ngoài ra, vì vào thời điểm này, bà con cơ bản đã thu hoạch xong vụ lúa chiêm, vụ ngô và cấy xong vụ mùa, giờ chỉ cần chăm sóc và chờ đến ngày thu hoạch.

Vì thế, cứ vào rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm, người dân đều làm cỗ cúng thắp hương mời tổ tiên về chứng kiến và mong tổ tiên phù hộ cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, vụ mùa bội thu... Trên mâm cỗ cúng tổ tiên ngày Rằm sẽ có thịt vịt, bánh gai, tiền, quần áo tự cắt bằng giấy với nhiều màu sắc, bánh kẹo, hoa quả…

Cao Bằng: Gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa Rằm tháng Bảy của đồng bào dân tộc Tày, Nùng
Làm lễ cúng tổ tiên (ảnh sưu tầm)

Khi về nhà ngoại, con cái sẽ mang theo một đôi vịt béo, thêm chục bánh gai (pẻng tải - tiếng Tày). Những con vịt ngon, béo nhất sẽ được thịt để cúng tổ tiên, thổ địa để cầu chúc cho gia đình may mắn… sau đó được chế biến thành nhiều món khác nhau cả gia đình họ hàng ngồi với nhau chung vui.

Đặc biệt, người Tày, Nùng có câu: "Bươn chiêng kin nựa cáy, bươn chất kin nựa pất” (tạm dịch: Tết tháng Giêng ăn thịt gà, Tết tháng Bảy ăn thịt vịt). Theo truyền thuyết, con vịt được coi là con vật thiêng trong tâm linh của người Tày, Nùng, vì con vịt là vị sứ giả của mường trần gian với mường trời. Con vịt đó có công cõng gà trống vượt biển (khảm hải - tiếng Tày) đi cống sứ mường trời vào ngày Rằm tháng Bảy hằng năm.

Cao Bằng: Gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa Rằm tháng Bảy của đồng bào dân tộc Tày, Nùng
Tết tháng Bảy ăn thịt vịt (ảnh: Bùi Huy Thiện)

Trong Rằm tháng Bảy người Tày, Nùng cũng có tín ngưỡng cúng "Xá tội vong nhân", mọi thủ tục và nghi thức cúng bái cũng giống như người Kinh. Ngoài ra, Rằm tháng Bảy còn là dịp để bà con tưởng nhớ vong linh những chiến binh của nghĩa quân Nùng Trí Cao - một anh hùng dân tộc Tày sống ở thời nhà Lý thế kỷ 11, ông là con của một thủ lĩnh địa phương, được triều đình nhà Lý giao quyền cai quản, bảo vệ vùng biên cương phía Bắc của Tổ quốc trước sự xâm lấn của nhà Tống từ phương Bắc.

Trong một trận chiến ác liệt ở Tổng Quỷ, gần cửa khẩu Tà Lùng, huyện Quảng Hòa - Cao Bằng ngày nay, nhiều quân binh cùng Nùng Trí Cao tử trận. Nhân dân thương tiếc, lấy ngày 14/7 (Âm lịch) làm ngày giỗ của quân binh. Trong ngày này, người dân thường làm bánh gai (pẻng tải) để cúng vong hồn binh sỹ.

Qua thời gian, người Tày, Nùng Cao Bằng vẫn giữ được nguyên giá trị truyền thống của tục lệ ăn Tết Rằm tháng Bảy. Đây là một trong những nét văn hóa dân tộc đặc sác cần được bảo tồn, gìn giữ và phát triển hơn nữa, góp phần bảo tồn không gian văn hóa chung của đồng bào các dân tộc Việt Nam.

H.Xuân

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Rộn ràng Lễ hội chùa Tây Phương – nét đẹp văn hóa tâm linh giữa lòng xứ Đoài

Rộn ràng Lễ hội chùa Tây Phương – nét đẹp văn hóa tâm linh giữa lòng xứ Đoài

Huyện Thạch Thất (Hà Nội) sẽ tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia – Lễ hội chùa Tây Phương; kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng tại chùa được công nhận là Bảo vật quốc gia (2015 – 2025), đồng thời khai hội chùa Tây Phương vào ngày 2/4/2025 (tức ngày 5/3 Âm lịch).
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025

Sáng 21/3, tại Đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc), UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025, kỷ niệm 1777 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh.
NXB Giáo dục Việt Nam "tố" bị một số website, nền tảng học tập trực tuyến vi phạm bản quyền

NXB Giáo dục Việt Nam "tố" bị một số website, nền tảng học tập trực tuyến vi phạm bản quyền

NXB Giáo dục Việt Nam cho hay đang đề nghị các cơ quan chức năng hỗ trợ, làm rõ các hành vi vi phạm bản quyền.
Thương hiệu Nguyễn Siêu và sản phẩm STEAM ứng dụng AI để phân loại rác

Thương hiệu Nguyễn Siêu và sản phẩm STEAM ứng dụng AI để phân loại rác

Không chỉ được biết đến với thương hiệu Trường chất lượng cao đầu tiên của Hà Nội, là "thành viên" của hệ thống các trường Phổ thông Quốc tế của Đại học Cambridge Vương quốc Anh..., mà Trường Nguyễn Siêu Hà Nội còn là nơi ươm mầm và phát triển các nhà khoa học nhí. Sản phẩm STEAM ứng dụng AI để phân loại rác của 02 học sinh lớp 8 Nguyễn Thành Vinh và Trần Khải Tuấn thực hiện là một ví dụ điển hình.
Xuất khẩu đạt 4.700 tỷ đồng - hồ tiêu Việt Nam khẳng định vị thế trên bản đồ gia vị thế giới

Xuất khẩu đạt 4.700 tỷ đồng - hồ tiêu Việt Nam khẳng định vị thế trên bản đồ gia vị thế giới

Giá hồ tiêu xuất khẩu bình quân hai tháng đầu năm nay đạt 6.746 USD/tấn, giúp Việt Nam thu về 185 triệu USD (khoảng 4.700 tỷ đồng) hai tháng đầu năm.
20 năm “Người gác đền xứ biển”

20 năm “Người gác đền xứ biển”

Cậu Vũ Ngọc Chinh - Thủ nhang Đền thờ Đức Thánh Cả, người gắn bó cả tuổi thanh xuân của mình cho việc trùng tu tôn tạo ngôi đền. Từ năm 2005 Thủ nhang Đền thờ Đức Thánh Cả đã gắn bó với ngôi Đền đến nay cũng đã tròn 20 năm.
Lễ hội Đền Đức Thánh Cả - Những giá trị truyền thống còn mãi về sau

Lễ hội Đền Đức Thánh Cả - Những giá trị truyền thống còn mãi về sau

Lễ hội truyền thống Đền Đức Thánh Cả diễn ra từ ngày 13, 14, 15 tháng 2 âm lịch hàng năm lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, truyền thống văn hóa tâm linh của nhân dân xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hoá), thu hút nhiều du khách thập phương về dâng hương, chiêm bái.
Về Đa Lộc nghe kể chuyện “đất linh”

Về Đa Lộc nghe kể chuyện “đất linh”

Khu di tích Đền Đức Thánh Cả, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hoá) trải qua thăng trầm của thời gian, nơi đây là một địa điểm di tích tâm linh cấp tỉnh đặc biệt thu hút đông đảo Nhân dân và du khách về dâng hương, chiêm bái hàng năm.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động