Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết "Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc" trên Nhân Dân nhật báo (Trung Quốc) và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình có bài viết đăng trên Báo Nhân dân với tiêu đề “Cùng chung chí hướng, chung tay tiến lên phía trước. Kế thừa quá khứ, viết tiếp trang mới tương lai”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Việt Nam từ ngày 14 - 15/4/2025. Ảnh: THX/TTXV
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Việt Nam từ ngày 14 - 15/4/2025. Ảnh: THX/TTXV

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu nội dung bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đăng trên Báo Nhân dân:

CÙNG CHUNG CHÍ HƯỚNG, CHUNG TAY TIẾN LÊN PHÍA TRƯỚC

KẾ THỪA QUÁ KHỨ, VIẾT TIẾP TRANG MỚI TƯƠNG LAI

Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc,

Chủ tịch Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Tiết trời đang độ cuối xuân, sức sống tưng bừng. Nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Việt Nam, nhận lời mời của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và đồng chí Lương Cường, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôi sẽ thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Đây là lần thứ tư tôi đặt chân lên mảnh đất tươi đẹp này từ khi đảm nhiệm chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tôi mong cùng với các đồng chí lãnh đạo Việt Nam chia sẻ tình hữu nghị, cùng bàn bạc hợp tác, đưa ra tầm nhìn mới cho việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam có ý nghĩa chiến lược trong thời đại mới.

Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng hữu nghị xã hội chủ nghĩa, cùng chung lý tưởng và niềm tin, chia sẻ lợi ích chiến lược rộng rãi. Trong suốt quá trình tìm tòi con đường xã hội chủ nghĩa phù hợp với tình hình của mỗi nước cũng như tiến trình thúc đẩy hiện đại hóa, tình hữu nghị sâu sắc giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước đã không ngừng được đơm hoa kết trái và nâng lên tầm cao mới. Việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung – Việt có ý nghĩa chiến lược, phù hợp với lợi ích chung của hai nước, có lợi cho hòa bình ổn định và phát triển phồn vinh của khu vực và thế giới, là sự lựa chọn của lịch sử và sự lựa chọn của nhân dân.

Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung - Việt có ý nghĩa chiến lược được kế thừa từ “nguồn gen đỏ”. Các thế hệ tiền bối cách mạng hai nước đã chung tay tìm tòi con đường cứu nước và phát triển, góp phần quan trọng giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống Chủ nghĩa thực dân và Chủ nghĩa đế quốc của thế giới. Các di tích cách mạng như Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội ở Quảng Châu, Di tích văn phòng “Việt Minh” Tịnh Tây ở Quảng Tây, Trung Quốc, đều là minh chứng lịch sử của tình hữu nghị cách mạng Trung - Việt. Khi nhân dân Trung Quốc đấu tranh chống Nhật, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng tham gia và ủng hộ Trung Quốc đấu tranh và lần lượt hoạt động tại các nơi như Diên An, Trùng Khánh, Côn Minh, Quế Lâm... Phía Trung Quốc đã cử Đoàn cố vấn quân sự, Đoàn cố vấn chính trị giúp đỡ nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp. Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc đã làm hết mình ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa chống Mỹ cứu nước của Việt Nam. “Mối tình thắm thiết Việt - Hoa, vừa là đồng chí, vừa là anh em”, đã trở thành ký ức đỏ không bao giờ phai nhạt.

Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung - Việt bắt nguồn từ sự tin cậy chính trị sâu sắc. Thời gian qua, tôi và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí Lãnh đạo chủ chốt Việt Nam đã sang thăm lẫn nhau thường xuyên, định hướng cho việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung - Việt. Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã trao đổi mật thiết, các cơ chế như Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Trung Quốc - Việt Nam, Hội thảo Lý luận hai Đảng, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới, Hội nghị hợp tác phòng chống tội phạm giữa hai Bộ Công an,... được triển khai hiệu quả những cơ chế cấp cao như Ủy ban hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Nhân đại toàn quốc Trung Quốc đã được thiết lập, Đối thoại chiến lược 3+3 Ngoại giao, Quốc phòng, Công an được tổ chức thành công. Trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, hai nước Trung Quốc và Việt Nam có lập trường gần nhau, phối hợp chặt chẽ.

Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung - Việt bén rễ vào mảnh đất màu mỡ của sự hợp tác. Trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm, hợp tác chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng giữa Trung Quốc và Việt Nam ngày càng mật thiết. Trung Quốc đã liên tục hơn 20 năm là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2024 đã vượt mức 260 tỷ USD. Ngày càng nhiều mặt hàng nông sản chất lượng cao của Việt Nam như sầu riêng, trái dừa đã được đến với đông đảo gia đình Trung Quốc. Kết nối đường sắt và xây dựng cửa khẩu thông minh được thúc đẩy nhịp nhàng. Các dự án năng lượng sạch như năng lượng mặt trời và điện rác đã bảo đảm mạnh mẽ cho việc cung ứng điện của Việt Nam. Đường sắt đô thị số 2 tuyến Cát Linh - Hà Đông, Hà Nội do doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân thành phố. Hai nước Trung - Việt cùng nhau hợp tác, cùng nhau phát triển, là minh chứng sinh động về ý nghĩa của đoàn kết hợp tác giữa các quốc gia ở Nam bán cầu.

Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung - Việt được thúc đẩy từ giao lưu nhân văn chặt chẽ. Những năm gần đây, giao lưu nhân văn Trung - Việt ngày càng mật thiết, nhân dân hai nước ngày càng đi lại thân thiết. Năm 2024, lượng du khách Trung Quốc đến Việt Nam du lịch đạt hơn 3,7 triệu lượt người, Khu hợp tác du lịch xuyên biên giới thác Bản Giốc - Đức Thiên chính thức đi vào vận hành, nhiều tuyến du lịch ô tô tự lái xuyên biên giới được khai thông, khiến cho hoạt động “du lịch hai nước trong một ngày” trở thành hiện thực. Các tác phẩm phim ảnh, trò chơi điện tử Trung Quốc nhận được quan tâm rộng rãi của thanh niên Việt Nam, giúp “phong trào học tiếng Trung” ở Việt Nam ngày càng sôi động. Nhiều ca khúc Việt Nam đứng đầu tìm kiếm trên không gian mạng Trung Quốc, các món ăn Việt Nam như phở đã thu hút nhiều người dân Trung Quốc thưởng thức.

Hiện nay, sự thay đổi của thế giới, sự thay đổi của thời đại và sự thay đổi của lịch sử đang diễn ra với phương thức chưa từng có, thế giới đang đi vào thời kỳ biến động mới. Đối mặt với sự gia tăng của chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ, kinh tế Trung Quốc khắc phục khó khăn và phát triển tiến lên, năm 2024 tăng trưởng 5%, tỷ lệ đóng góp cho sự phát triển kinh tế toàn cầu được duy trì khoảng 30%, tiếp tục là động lực quan trọng của kinh tế thế giới. Ngành năng lượng mới, trí tuệ nhân tạo và phim hoạt hình của Trung Quốc thu hút sự quan tâm của cả thế giới. Trung Quốc sẽ kiên trì mở cửa mức độ cao, tạo ra càng nhiều cơ hội cho thế giới, góp sức thúc đẩy các nước cùng phát triển bằng sự phát triển chất lượng cao của nước mình.

Châu Á là động lực quan trọng của hợp tác phát triển toàn cầu, đang đứng trước thời điểm mới của chấn hưng toàn diện, đang đứng trước thời cơ và thách thức chưa từng có. Trung Quốc sẽ duy trì sự kế thừa và tính ổn định của chính sách ngoại giao láng giềng, kiên trì quan niệm “Thân, Thành, Huệ, Dung” và phương châm “Thân thiện với láng giềng, làm đối tác với láng giềng”, làm sâu sắc hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng, cùng nhau thúc đẩy quá trình hiện đại hóa của châu Á.

Trung Quốc đang thúc đẩy hiện đại hóa kiểu Trung Quốc để thực hiện công cuộc vĩ đại xây dựng cường quốc toàn diện và phục hưng dân tộc, Việt Nam đang vững bước tiến vào kỷ nguyên mới vươn mình của dân tộc, thực hiện hai “mục tiêu 100 năm” thành lập Đảng và thành lập nước. Trung Quốc luôn coi Việt Nam là phương hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng. Chúng ta sẽ làm sâu sắc toàn diện xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung - Việt có ý nghĩa chiến lược, đóng góp tích cực cho hòa bình ổn định và phát triển phồn vinh của châu Á và thế giới.

- Làm sâu sắc hơn sự tin cậy chiến lược, thúc đẩy sự nghiệp xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ. Kiên trì sự dẫn dắt cấp cao, phát huy vai trò điều phối của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Trung Quốc - Việt Nam, làm sâu sắc hợp tác giữa kênh Đảng, Chính phủ, Quân đội và thực thi pháp luật,… chung tay ứng phó rủi ro và thách thức bên ngoài, cùng nhau bảo vệ an ninh chính trị. Trung Quốc sẵn sàng đi sâu trao đổi kinh nghiệm quản lý đất nước với Việt Nam, cùng nhau tìm tòi và làm phong phú thêm lý luận và thực tiễn xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của hai nước vững bước tiến lên.

- Kiên trì hợp tác cùng thắng, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước. Cần làm sâu sắc kết nối chiến lược phát triển, thực hiện tốt kế hoạch hợp tác kết nối giữa Sáng kiến “Vành đai và Con đường” với Khuôn khổ “Hai hành lang, Một vành đai” giữa chính phủ hai nước, tạo ra càng nhiều diễn đàn hợp tác về kinh tế và kỹ thuật. Phía Trung Quốc sẵn sàng cùng phía Việt Nam thúc đẩy hợp tác dự án 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn phía bắc Việt Nam, xây dựng cửa khẩu thông minh. Trung Quốc hoan nghênh càng nhiều hàng hóa chất lượng cao của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, khuyến khích càng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam đầu tư. Hai bên cần tăng cường hợp tác chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng, mở rộng hợp tác trong lĩnh vực mới nổi như 5G, trí tuệ nhân tạo, phát triển xanh,… mang lại lợi ích nhiều hơn cho nhân dân hai nước.

- Tăng cường giao lưu nhân văn, thắt chặt kết nối lòng dân. Lấy dịp “Năm giao lưu nhân văn Trung Quốc - Việt Nam 2025” làm thời cơ, triển khai giao lưu nhân văn phong phú và đa dạng. Trung Quốc hoan nghênh nhân dân Việt Nam thường xuyên thăm các địa phương Trung Quốc, cũng khuyến khích du khách Trung Quốc sang “check in” những danh lam thắng cảnh Việt Nam. Cùng nhau tổ chức tốt các hoạt động giao lưu ấm áp, gần gũi với người dân, gắn với dân như Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung - Việt, Liên hoan nhân dân biên giới Trung - Việt,… khai thác sâu hơn những “di sản đỏ”, kể tốt hơn câu chuyện về tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, để tình hữu nghị Trung - Việt được kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Hợp tác đa phương chặt chẽ, thúc đẩy chấn hưng châu Á phồn vinh. Năm nay là kỷ niệm 80 năm giành thắng lợi Chiến tranh chống Phát-xít Nhật của nhân dân Trung Quốc và Chiến thắng Phát-xít của nhân dân thế giới, cũng là kỷ niệm 80 năm thành lập Liên hợp quốc. Cần kiên định bảo vệ hệ thống quốc tế với Liên hợp quốc làm hạt nhân và trật tự quốc tế với luật pháp quốc tế làm nền tảng, tích cực thực hiện Sáng kiến Phát triển toàn cầu, Sáng kiến An ninh toàn cầu, Sáng kiến Văn minh toàn cầu, thúc đẩy đa cực hóa thế giới bình đẳng và có trật tự, toàn cầu hóa kinh tế toàn diện và bao trùm, cùng với đông đảo các nước phương Nam toàn cầu bảo vệ lợi ích chung của các nước đang phát triển. Chiến tranh thương mại và chiến tranh thuế quan không có bên thắng, chủ nghĩa bảo hộ không có lối thoát. Cần kiên định bảo vệ hệ thống thương mại đa phương, giữ gìn bền vững sự ổn định của chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu, giữ gìn bền vững môi trường quốc tế cởi mở và hợp tác. Cần tăng cường phối hợp trong các cơ chế như Hợp tác Đông Á, Hợp tác Lan Thương – Mê Công,... để tạo thêm ngày càng nhiều sự ổn định và năng lượng tích cực cho thế giới đầy biến động hiện nay.

- Kiểm soát thỏa đáng bất đồng, giữ gìn hòa bình ổn định khu vực. Những thực tiễn thành công của phân giới cắm mốc đất liền và phân định Vịnh Bắc Bộ giữa hai nước Trung - Việt đã chứng tỏ rằng, hai bên hoàn toàn có năng lực và trí tuệ giải quyết tốt vấn đề trên biển qua đàm phán hiệp thương. Hai bên cần thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, phát huy tốt vai trò cơ chế đàm phán trên biển, kiểm soát thỏa đáng bất đồng trên biển, tiếp tục mở rộng hợp tác trên biển, để tích lũy điều kiện thuận lợi cho giải quyết dứt điểm tranh chấp. Cần thực hiện đầy đủ và hiệu quả “Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Nam Hải (Biển Đông)” (DOC), tích cực thúc đẩy đàm phán về “Bộ quy tắc ứng xử ở Nam Hải (Biển Đông)” (COC), loại bỏ can thiệp, tạo sự đồng thuận và hóa giải bất đồng, đưa biển “Nam Hải” (Biển Đông) trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác.

Đứng trước khởi điểm lịch sử mới, Trung Quốc sẵn sàng cùng với Việt Nam, kế thừa quá khứ, hướng tới tương lai, chung tay viết nên trang mới xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung - Việt, có những đóng góp mới và to lớn hơn nữa để thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai nhân loại.

Theo Báo Nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Khai mạc Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Khai mạc Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 14/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44. Đây là phiên họp có ý nghĩa rất quan trọng để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Hôm nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Hôm nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14 đến 15/4/2025.
Ngày 14/4/1975: Giải phóng đảo Song Tử Tây

Ngày 14/4/1975: Giải phóng đảo Song Tử Tây

Ngày 14/4/1975, Sư đoàn 3 Quân khu 5 tiến công tuyến phòng thủ Phan Rang của địch. Bộ đội đặc công hải quân và Quân khu 5 giải phóng đảo Song Tử Tây. Bộ Chính trị đồng ý Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Dự kiến tên gọi, trung tâm chính trị - hành chính của 34 đơn vị cấp tỉnh sau sáp nhập, hợp nhất

Dự kiến tên gọi, trung tâm chính trị - hành chính của 34 đơn vị cấp tỉnh sau sáp nhập, hợp nhất

Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Chính phủ lập đoàn đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

Chính phủ lập đoàn đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Trung ương thống nhất sau sáp nhập còn 34 tỉnh, thành phố, giảm 60-70% cấp xã

Tổng Bí thư Tô Lâm: Trung ương thống nhất sau sáp nhập còn 34 tỉnh, thành phố, giảm 60-70% cấp xã

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, Trung ương Đảng thống nhất số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố).
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 10/4/2025 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Trung ương thảo luận phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIV của Đảng

Trung ương thảo luận phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIV của Đảng

Trong ngày làm việc thứ hai Hội nghị lần thứ 11, Trung ương Đảng thảo luận nhiều nội dung quan trọng liên quan sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, phương hướng công tác nhân sự.
Mở “cánh cửa thép” trong quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Mở “cánh cửa thép” trong quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Với việc Việt Nam, Hoa Kỳ thống nhất tiến hành đàm phán thỏa thuận thương mại song phương trong đó có nội dung thuế quan, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng đoàn công tác đặc biệt Việt Nam, đã mở "cánh cửa thép", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mục tiêu mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao phó.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến 15/4.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó chủ động, khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp, người dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó chủ động, khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp, người dân

Chiều 10/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 4 của Thường trực Chính phủ để thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt và Tổng Bí thư Tô Lâm về việc ứng phó chủ động, kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ và các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.
Bộ Ngoại giao nói Mỹ hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày là bước đi tích cực

Bộ Ngoại giao nói Mỹ hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày là bước đi tích cực

"Chúng tôi cho rằng quyết định của Mỹ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với các mặt hàng xuất khẩu của các nước vào Mỹ, trong đó có Việt Nam, là bước đi tích cực", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định.
Bộ Chính trị trình Trung ương xem xét chủ trương tổ chức bầu cử sớm

Bộ Chính trị trình Trung ương xem xét chủ trương tổ chức bầu cử sớm

Tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII, sáng 10/4, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Bộ Chính trị trình Trung ương Đề án về "Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031", với chủ trương là tổ chức bầu cử sớm hơn.
Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Thủ tướng chỉ đạo thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm tăng trưởng kinh tế hai con số

Thủ tướng chỉ đạo thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm tăng trưởng kinh tế hai con số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 10/4/2025 về việc thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số.
Khai mạc Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII

Sáng nay (10/4), Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chính thức khai mạc. Dự kiến diễn ra từ ngày 10-12/4, Hội nghị cho ý kiến đối với 15 nội dung, tập trung vào hai nhóm vấn đề chính.
Ngày 10/4/1975: Ban Bí thư ra thông tri về tuyên truyền chiến thắng

Ngày 10/4/1975: Ban Bí thư ra thông tri về tuyên truyền chiến thắng

Ngày 10/4/1975, Ban Bí thư ra thông tri về tuyên truyền chiến thắng, động viên thi đua với miền nam ruột thịt, giành nhiều thắng lợi mới.
Hoa Kỳ tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày với hơn 75 quốc gia

Hoa Kỳ tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày với hơn 75 quốc gia

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ngày 9/4 cho biết ông sẽ tạm dừng kế hoạch áp thuế đối ứng trong 90 ngày đối với tất cả các đối tác thương mại không trả đũa Hoa Kỳ. Riêng đối với Trung Quốc, thuế sẽ tăng lên tổng cộng 125%.
Việt Nam, Hoa Kỳ thống nhất khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại đối ứng

Việt Nam, Hoa Kỳ thống nhất khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại đối ứng

Chiều 9/4 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer.
Lịch trình lễ diễu binh, diễu hành ngày 30/4 tại TP.HCM

Lịch trình lễ diễu binh, diễu hành ngày 30/4 tại TP.HCM

Ngày 30/4, TP.HCM sẽ tổ chức lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Chương trình sử dụng công nghệ LED, kết hợp công nghệ thực tế ảo, 3D…
Ngày 9/4/1975: Chiến dịch Xuân Lộc-Long Khánh mở màn

Ngày 9/4/1975: Chiến dịch Xuân Lộc-Long Khánh mở màn

Ngày 9/4/1975, Bộ Chính trị phê chuẩn kế hoạch chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định. Chiến dịch Xuân Lộc-Long Khánh mở màn.
Quy định mới về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Quy định mới về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 77/2025/NĐ-CP quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiến tới miễn viện phí cho toàn dân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiến tới miễn viện phí cho toàn dân

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định sẽ chú trọng phát triển y tế, tăng cường chăm sóc sức khỏe nhân dân, hướng tới mục tiêu miễn viện phí cho toàn dân.
Họp về thuế đối ứng của Hoa Kỳ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu kiểm soát chặt chẽ xuất xứ hàng hoá

Họp về thuế đối ứng của Hoa Kỳ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu kiểm soát chặt chẽ xuất xứ hàng hoá

Sáng 8/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã chủ trì cuộc họp của Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động