AIPA-42: Nhất trí thể chế hóa một cơ chế đối thoại có ý nghĩa giữa AIPA-ASEAN

Sáng 25/8, tiếp tục chương trình Đại hội đồng AIPA-42, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự phiên họp Ủy ban Tổ chức. Phiên họp đã thông qua nhiều nghị quyết liên quan đến việc kết nạp quan sát viên, đưa cơ chế đối thoại AIPA-EP, đối thoại AIPA-ASEAN và Hội nghị Nghị sĩ trẻ AIPA trở thành hoạt động chính thức trong khuôn khổ Đại hội đồng AIPA, thể hiện tinh thần hợp tác mạnh mẽ, thiết thực và hiệu quả.
Việt Nam luôn nỗ lực đóng góp vào hành động chung cho ứng phó với biến đổi khí hậu AIPA-42: Chú trọng triển khai các kế hoạch phục hồi sau đại dịch, hướng tới ổn định và phát triển khu vực AIPA-42: Tăng cường an ninh mạng, hướng tới một không gian mạng tự cường trong ASEAN

Phiên họp diễn ra theo hình thức trực tuyến, dưới sự chủ trì của Hội đồng Lập pháp Brunei Darussalam.

Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam dự phiên họp từ điểm cầu Hà Nội có Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại Lê Thu Hà, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Đinh Thị Phương Lan, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại Đinh Công Sỹ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Phạm Phú Bình, các đại biểu Quốc hội cùng đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao và các cơ quan hữu quan.

Tại phiên họp, các đại biểu đã thông qua thành phần Chủ tịch Uỷ ban Tổ chức AIPA-42, Phó Chủ tịch, Báo cáo viên; thông qua Chương trình nghị sự và thảo luận các Nghị quyết về Báo cáo tài chính, Nghị quyết cho phép sử dụng Quỹ đặc biệt AIPA chi trả chi phí hoạt động tại trụ sở mới của Ban Thư ký AIPA và tăng lương cho cán bộ Ban Thư ký AIPA; Dự toán Ngân sách 2021 - 2022; Báo cáo Thường niên Ban Thư ký 2020 - 2021; Kết nạp quan sát viên của AIPA gồm Ucraina, Pakistan và Grudia; thảo luận về Sửa đổi Quy chế AIPA và Hướng dẫn Quy trình thủ tục đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA; Hướng dẫn và Quy trình đối thoại AIPA-ASEAN; Quy định và thủ tục Hội nghị Nghị sĩ trẻ AIPA; Thiết lập Đối thoại AIPA-EP.

AIPA-42: Nhất trí thể chế hóa một cơ chế đối thoại có ý nghĩa giữa AIPA-ASEAN
Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến

Cũng tại phiên họp Ủy ban Tổ chức, AIPA-42 đã vinh danh trao giải cống hiến xuất sắc AIPA đối với bà Kittisethabindit Cheam Yeap, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng và Kiểm toán, Chủ tịch nhóm AIPA của Quốc hội Campuchia và ông Fadli Zon, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Liên nghị viện, Hạ viện Indonesia, đóng góp vào sự phát triển của AIPA và ngoại giao nghị viện đa phương trong khu vực. Đồng thời, ghi nhận những đóng góp của Ngài Pehin Dato Awang Haji Abdul Rahman Taib với tư cách là Chủ tịch AIPA nhiệm kỳ từ tháng 9/2020 đến khi kết thúc Đại hội đồng AIPA 42.

Theo Quy chế AIPA quy định tại Khoản 3 Điều 9 Chương IV, địa điểm tổ chức Đại hội đồng dựa trên cơ sở luân phiên theo bảng chữ cái tên nước của nghị viện thành viên. Theo đó, Đại hội đồng AIPA 43 sẽ được tổ chức tại Campuchia vào năm 2022.

Phiên họp đã thông qua các Nghị quyết về Báo cáo tài chính năm 2020-2021; Nghị quyết cho phép sử dụng Quỹ đặc biệt AIPA chi trả chi phí hoạt động tại trụ sở mới của Ban Thư ký AIPA và tăng lương cho cán bộ Ban Thư ký AIPA; Dự toán Ngân sách 2021-2022.

Liên quan đến Nghị quyết cho phép sử dụng Quỹ đặc biệt AIPA chi trả chi phí hoạt động tại trụ sở mới của Ban Thư ký AIPA và tăng lương cho cán bộ Ban Thư ký AIPA, thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại Lê Thu Hà chia sẻ những khó khăn do đại dịch Covid-19 đối với hoạt động của Ban Thư ký AIPA, đồng thời đánh giá cao nỗ lực và hiệu quả của Ban Thư ký AIPA, đảm bảo hoạt động chung của AIPA trong thời gian qua.

Vì vậy, việc được trích thêm một phần quỹ chưa sử dụng đến, vừa không gây áp lực tăng mức đóng góp của mỗi nước, vừa động viên đối với các nhân viên của Ban Thư ký AIPA, trong khi đó mức tăng lương không quá cao so với mặt bằng của nhân viên Ban Thư ký các tổ chức quốc tế tại Jakarta.

Ngoài ra, việc trả chi phí hoạt động tại trụ sở mới của Ban Thư ký AIPA là yêu cầu chính đáng vì đây là chi phí hoạt động thông thường (điện, nước, dịch vụ quản lý…), cần phải chi trả không phải thảo luận. Do đó, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đề nghị hội nghị thông qua Nghị quyết.

Tại phiên họp, đại diện các Đoàn đại biểu Quốc hội các nước cũng lưu ý đến việc sử dụng Quỹ Đặc biệt của AIPA, đề nghị cần tính toán lại có các mục chi tiêu phù hợp, tiếp tục bàn về những vấn đề thiết thực để có biện pháp tiết kiệm chi tiêu.

Xem xét kết nạp các Nghị viện quan sát viên của AIPA

Tại Ủy ban Tổ chức, các Nghị viện thành viên đã thảo luận xem xét kết nạp nghị viện quan sát viên của AIPA đối với nghị viện Ucraina, Pakistan, Grudia.

Nhất trí về mặt nguyên tắc kết nạp quan sát viên mới bởi điều này quan trọng trong tăng cường hợp tác AIPA, ASEAN với các nước, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng lưu ý, thực tế AIPA hiện có 14 quan sát viên quan sát viên, tính đến trách nhiệm và nguồn lực hạn chế của các Nghị viện thành viên AIPA khi tổ chức Đại hội đồng, Ban Thư ký AIPA đề nghị xem xét tổng thể việc chấp nhận các đơn xin trở thành quan sát viên.

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Đối ngoại Lê Thu Hà dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự phiên họp.
Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Đối ngoại Lê Thu Hà dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự phiên họp.

Việt Nam ủng hộ sự mở rộng quan hệ đối tác giữa AIPA và các nghị viện, tổ chức nghị viện khác trên thế giới, đóng góp cho hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực, phải củng cố vai trò của AIPA, đáp ứng các tiêu chí kết nạp quan sát viên mà AIPA đã thông qua trước đó. Việc kết nạp quan sát viên mới của AIPA cần được cân nhắc thêm, tính đến tính hiệu quả thiết thực, ưu tiên những đối tác đang có hợp tác tích cực với ASEAN và AIPA.

Cùng quan điểm với Việt Nam, các đại biểu cũng đề nghị trong thời gian tới, quá trình kết nạp các quan sát viên phải đảm bảo các nghị viện hợp tác sâu sắc với AIPA và ASEAN.

Phê duyệt và thông qua các Hướng dẫn và Thủ tục của Đối thoại AIPA-ASEAN

AIPA đóng vai trò quan trọng như là một đối tác chiến lược trong việc triển khai Kế hoạch Hội nhập ASEAN. Tuy nhiên, các cơ chế đối thoại hiện có giữa lãnh đạo AIPA và ASEAN còn mang tính hình thức và hạn chế. Do đó, các nghị viện thành viên AIPA nhất trí thể chế hóa một cơ chế đối thoại có ý nghĩa và thực chất giữa AIPA và ASEAN và được tiến hành tại mỗi kỳ Đại hội đồng, hoặc theo phương thức phù hợp để thảo luận về Kế hoạch Hội nhập ASEAN. Mục tiêu của Đối thoại là thiết lập một hình thức chính thức để trao đổi thông tin, kiến thức, hiểu biết về quan hệ đối tác giữa AIPA và ASEAN, cũng như thảo luận về Kế hoạch Hội nhập ASEAN.

Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam nhất trí thúc đẩy quan hệ hợp tác, đối tác giữa ASEAN và AIPA. Đồng thời đề nghị cần nghiên cứu và tham vấn thêm để tìm ra cơ chế trao đổi thông tin, phối hợp giữa AIPA và ASEAN, tham khảo kinh nghiệm của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) tổ chức phiên họp điều trần IPU - Liên hợp quốc hàng năm, là cơ hội để các nghị sỹ thảo luận và nghe báo cáo cập nhật của đại diện Tổng Thư ký Liên hợp quốc. Có thể gọi cơ chế này là họp điều trần AIPA-ASEAN. Tại các phiên điều trần, đại diện của Ban Thư ký ASEAN đến và báo cáo các nghị sỹ AIPA cập nhật hoạt động của ASEAN và nghe các đề nghị của các Nghị sỹ AIPA. Thông thường nên chọn một chủ đề chính cho phiên họp điều trần để những ý kiến đóng góp tại thảo luận được tập trung hơn. Báo cáo phiên họp sẽ được chuyển tới Chủ tịch ASEAN và các nước thành viên ASEAN.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại Lê Thu Hà - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam, phát biểu tại Phiên họp
Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại Lê Thu Hà - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam, phát biểu tại Phiên họp

Tại phiên họp, các nước nhất trí thể chế hóa một cơ chế đối thoại có ý nghĩa giữa AIPA và ASEAN để thảo luận về kế hoạch và tình hình thực hiện Kế hoạch Hội nhập ASEAN và các vấn đề khác trong Đại hội đồng AIPA hoặc trên nền tảng phù hợp; ghi nhận yêu cầu của các Nghị viện thành viên AIPA giao nhiệm vụ cho Ban Thư ký AIPA thiết lập các hướng dẫn và thủ tục cho đối thoại AIPA-ASEAN.

Hội nghị Nghị sĩ trẻ AIPA trở thành hoạt động chính thức trong khuôn khổ AIPA

Tại Đại hội đồng AIPA-41 được Việt Nam tổ chức trực tuyến năm 2020, các nghị sĩ trẻ AIPA đã họp không chính thức và trao đổi kinh nghiệm về các nội dung liên quan đến giới trẻ, đồng thời đã thông qua “Nghị quyết về sự tham gia của Nghị sĩ trẻ AIPA trong xây dựng cộng đồng ASEAN”.

Với sáng kiến của Việt Nam nhằm thành lập một cơ chế hội nghị Nghị sĩ trẻ trong khuôn khổ Đại hội đồng AIPA, góp phần thúc đẩy sự tham gia của các nghị sĩ trẻ trong tiến trình xây dựng Cộng đồng, Ban Thư ký AIPA đã xây dựng dự thảo Quy trình thủ tục của Hội nghị Nghị sĩ trẻ AIPA xem xét thông qua.

Nhất trí thông qua Nghị quyết Quy định và thủ tục Hội nghị Nghị sỹ trẻ AIPA, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam khẳng định việc đưa vào khuôn khổ hoạt động của Hội nghị Nghị sỹ trẻ AIPA tạo điều kiện để các nghị sỹ trẻ tham gia tích cực hơn vào các nội dung của AIPA, cũng như đóng góp cho sự phát triển của Cộng đồng ASEAN.

Tại Ủy ban Tổ chức, Nghị viện các nước thống nhất rằng Hội nghị Nghị sĩ trẻ của AIPA là diễn đàn dành cho các nghị sĩ trẻ của các Nghị viện thành viên AIPA với các mục tiêu tạo điều kiện giao lưu, liên hệ giữa các nghĩ sỹ; trao đổi quan điểm và thảo luận sâu về các vấn đề liên quan đến thanh niên mà các quốc gia thành viên ASEAN phải đối mặt; đồng thời tăng cường sự tham gia của các đại biểu Quốc hội trong việc đóng góp quan điểm của giới trẻ vào Chương trình nghị sự AIPA; cùng chia sẻ các phương pháp về tăng cường nhận thức cộng đồng về AIPA cho thanh niên và thúc đẩy sự tham gia và đóng góp của thanh niên trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Đối thoại AIPA-EP trở thành diễn đàn chính thức thường niên

Để làm sâu sắc thêm, tăng cường mở rộng mối quan hệ của Nghị viện châu Âu (EP) và AIPA, hai bên đã nhất trí tổ chức một phiên họp liên khu vực và phiên họp đã được tổ chức thành công qua hình thức trực tuyến vào ngày 22/6/2021. Trên cơ sở thành công của phiên đối thoại đầu tiên cũng như mong muốn tiếp tục tăng cường đối thoại giữa hai bên, Ban Thư ký AIPA có sáng kiến thành lập Đối thoại thường niên liên khu vực ngoài khuôn khổ Đại hội đồng AIPA.

Đồng thuận với đa số ý kiến của các nghị viện thành viên AIPA về sáng kiến này của Ban Thư ký AIPA, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam cho rằng đây là cơ hội để tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm và làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa AIPA và nghị viện Quan sát viên. Nhấn mạnh, AIPA cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự tham gia của các nghị viện quan sát viên AIPA nhằm đạt được những kết quả hợp tác cụ thể và thiết thực hơn đối với AIPA. Các cơ chế đối thoại riêng, ngoài khuôn khổ Đại hội đồng cũng là một hình thức đưa quan hệ hợp tác giữa AIPA và EP vào chiều sâu thực chất, song hành với sự phát triển của quan hệ đối tác ASEAN-EU.

Tại Ủy ban Tổ chức, các Nghị viện thành viên AIPA một lần nữa nhắc lại Nghị viện châu Âu là một trong những nghị viện đầu tiên thiết lập quan hệ chính thức với AIPA với tư cách là quan sát viên; đánh giá cao đề xuất của Phái đoàn Nghị viện Châu Âu về việc tổ chức một cuộc họp liên khu vực thường niên cho phép đối thoại có cấu trúc hơn giữa Nghị viện châu Âu và AIPA; ghi nhận thành công Đối thoại EP-AIPA vào ngày 22 tháng 6 năm 2021, trong đó hai vấn đề được chia sẻ và phù hợp nhất cho cả hai khu vực: Tương lai của Quan hệ Thương mại EU-ASEAN và Giảm nhẹ Tác động Tiêu cực của Đại dịch COVID-19 đã được thảo luận một cách xây dựng.

Các Nghị viện thành viên AIPA thống nhất thiết lập Đối thoại AIPA-EP thường niên như một diễn đàn chính thức để hai nhóm nghị viện thảo luận sâu sắc và mang tính xây dựng về các vấn đề chung có liên quan, đồng thời duy trì đối thoại thường niên được triệu tập trong Đại hội đồng AIPA.

Các nội dung và kết quả tại phiên họp sẽ được đưa vào Báo cáo Ủy ban Tổ chức và Thông cáo chung và sẽ được trình bày tại Phiên toàn thể thứ hai Đại hội đồng AIPA-42./.

Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

VinFast hâm nóng triển lãm Green Growth Show 2023 với loạt xe điện thông minh và phụ kiện độc đáo

VinFast hâm nóng triển lãm Green Growth Show 2023 với loạt xe điện thông minh và phụ kiện độc đáo

Đến với Triển lãm Sản phẩm, Dịch vụ Tăng trưởng xanh diễn ra từ ngày 13-17/9 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, TP.HCM), khách tham quan không chỉ được chiêm ngưỡng loạt sản phẩm xe điện thông minh thương hiệu Việt cùng các phụ kiện độc đáo lần đầu ra mắt mà còn có cơ hội nhận gói ưu đãi “khủng” khi đặt mua ô tô điện VinFast.
VinBigdata phát triển thành công công nghệ AI tạo sinh

VinBigdata phát triển thành công công nghệ AI tạo sinh

Ngày 21/8, Công ty Cổ phần VinBigdata (Tập đoàn Vingroup) công bố xây dựng thành công mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt, đặt nền móng cho việc xây dựng các giải pháp tích hợp AI tạo sinh. Sự kiện không chỉ đưa VinBigdata trở thành đơn vị đầu tiên tại Việt Nam làm chủ công nghệ AI tạo sinh mà còn đánh dấu cho những bước phát triển đầu tiên của một “ChatGPT phiên bản Việt”.
Sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành văn bản số 690/TTg-KGVX yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan rà soát, tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách đột phá, các giải pháp toàn diện, hiệu quả để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và khuyến khích đổi mới sáng tạo.
VinBigdata ra mắt Bộ giải pháp Phân tích hình ảnh thông minh Vizone

VinBigdata ra mắt Bộ giải pháp Phân tích hình ảnh thông minh Vizone

Ngày 24/7, Công ty Cổ phần VinBigdata công bố ra mắt Bộ giải pháp Phân tích hình ảnh thông minh Vizone thế hệ mới nhất - phiên bản toàn cầu. Công nghệ không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành, tiết kiệm kinh phí mà còn góp phần thúc đẩy tự động hóa, nâng cao chất lượng an ninh toàn diện.
Khai trương phòng kiểm nghiệm do Chính phủ Nhật Bản tại trợ

Khai trương phòng kiểm nghiệm do Chính phủ Nhật Bản tại trợ

Sáng 20/7, Trung tâm kiểm nghiệm kiểm chứng và dịch vụ chất lượng – RETAQ đã long trọng tổ chức Lễ Bàn giao trang thiết bị và Khai trương phòng kiểm nghiệm do Chính phủ Nhật Bản tại trợ.
Chuyên gia bật mí lý do xe điện VinFast được chấm ‘điểm tuyệt đối’

Chuyên gia bật mí lý do xe điện VinFast được chấm ‘điểm tuyệt đối’

Loạt xe điện VinFast mới ra mắt tại triển lãm “VinFast – Vì tương lai xanh” nhận được “điểm số” cao từ giới chuyên gia. Đây cũng là những mảnh ghép được các chuyên gia đánh giá đã làm nên dải sản phẩm xe điện quy mô chưa từng có cũng như tầm vóc của VinFast.
Chuyên gia: 'VinFast – Vì tương lai xanh' là hành trình của những kì tích

Chuyên gia: 'VinFast – Vì tương lai xanh' là hành trình của những kì tích

“Nếu một hãng xe ra mắt được vài sản phẩm xe điện trong 6 năm đã là kinh khủng rồi nhưng VinFast còn làm được điều không tưởng hơn đó là ra mắt cả một hệ sinh thái và phát triển rộng khắp trên thế giới, thể hiện sự khác biệt to lớn về nguồn lực đầu tư, năng lực triển khai, tốc độ thực hiện”, PGS TS Lý Hùng Anh, chuyên gia trong lĩnh vực ô tô, giám khảo Hội đồng kỹ thuật ASEAN NCAP nói.
Lái xe điện VinFast vui hơn với loạt tính năng trợ lý ảo mới

Lái xe điện VinFast vui hơn với loạt tính năng trợ lý ảo mới

Bản cập nhật mới của Trợ lý Ảo VinFast, do VinBigData phát triển bổ sung loạt tính năng mới, mang đến cho người dùng những trải nghiệm thú vị khi sử dụng ô tô điện.
Bắc Giang: Tích cực cải cách hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp

Bắc Giang: Tích cực cải cách hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp

Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang đã tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận thông tin.
Hơn 190 đại biểu cả nước tham dự “Hội thảo về công tác quản lý trong hoạt động phát thanh, truyền hình”

Hơn 190 đại biểu cả nước tham dự “Hội thảo về công tác quản lý trong hoạt động phát thanh, truyền hình”

Vào đầu tháng 6 vừa qua, tại tỉnh Quảng Ninh, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức “Hội thảo về công tác quản lý trong hoạt động phát thanh, truyền hình”, với sự tham dự của hơn 190 đại biểu đến từ các Đài PTTH trên cả nước, đại diện Lãnh đạo một số đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch. Đây là một trong những hoạt động nằm trong chương trình công tác năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông; đồng thời cũng là sự kiện nằm trong Dự án “Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020-2024”) năm thứ 4 với sự đồng hành của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ khuyến khích chuyển giao

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ khuyến khích chuyển giao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 12/2023/QĐ-TTg về cấp Giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ khuyến khích chuyển giao.
Điều kiện thuê chuyên gia nước ngoài lãnh đạo tổ chức KH&CN công lập

Điều kiện thuê chuyên gia nước ngoài lãnh đạo tổ chức KH&CN công lập

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Thông tư 07/2023/TT-BKHCN quy định việc thuê đảm nhiệm chức danh lãnh đạo tổ chức KH&CN công lập đối với người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam.
Công nghệ đột phá, siêu bồn plasman “chấp” mọi thời tiết khắc nghiệt

Công nghệ đột phá, siêu bồn plasman “chấp” mọi thời tiết khắc nghiệt

Được sản xuất từ những hạt nhựa nguyên sinh HDPE 6 lớp đầu tiên tại Việt Nam, siêu bồn nhựa Plasman có khả năng chống chịu được nước nhiễm phèn, mặn, độ bền cao, giữ màu luôn tươi mới trong các điều kiện khắc nghiệt của thời tiết. Rất nhiều người dân vùng nhiễm phèn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long đang ưu tiên lựa chọn sản phẩm này.
Đề xuất điều kiện xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về KH&CN

Đề xuất điều kiện xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về KH&CN

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Nghị định về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về KH&CN.
Hội thảo “Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong sở hữu trí tuệ và phát triển thương hiệu sản phẩm”

Hội thảo “Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong sở hữu trí tuệ và phát triển thương hiệu sản phẩm”

Sáng mai 28/4/2023, Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) sẽ tổ chức “Hội thảo khoa học ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong sở hữu trí tuệ và phát triển thương hiệu sản phẩm” tại Trung tâm Hội nghị Đại Huê Plaza, TP. Vinh, Nghệ An.
Hisense HVAC chi nhánh Việt Nam chính thức ra mắt sản phẩm mới

Hisense HVAC chi nhánh Việt Nam chính thức ra mắt sản phẩm mới

Vừa qua, tại khách sạn Grand Plaza Hà Nội, Hisense HVAC chi nhánh Việt Nam tổ chức thành công sự kiện ra mắt sản phẩm mới 2023 với chủ đề TOGETHER FOR A WIN-WIN FUTURE .
Ra mắt ứng dụng thuyết minh tự động bốn thứ tiếng về lịch sử Phú Thọ

Ra mắt ứng dụng thuyết minh tự động bốn thứ tiếng về lịch sử Phú Thọ

Ngày 21/4, tại Bảo tàng Hùng Vương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ tổ chức ra mắt Ứng dụng phần mềm thuyết minh tự động. Theo đó, người dân, du khách đến tham quan Bảo tàng chỉ cần quét mã QR, tải ứng dụng 63Stravel - Khám phá Việt Nam là có thể tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của các tổ hợp trưng bày và những hiện vật tiêu biểu.
Khẳng định tầm nhìn phát triển xanh

Khẳng định tầm nhìn phát triển xanh

Kiên định mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững, tăng cường hợp tác với các tổ chức ltrong nước và quốc tế để hỗ trợ triển khai nguồn vốn xanh và bền vững tại Việt Nam..
Tân Yên (Bắc Giang): Thành lập sàn thương mại điện tử nông sản

Tân Yên (Bắc Giang): Thành lập sàn thương mại điện tử nông sản

Ngày 5/4, UBND huyện Tân Yên (Bắc Giang) phối hợp cùng Công ty TNHH Tư vấn đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ NYP tổ chức hội nghị tiếp nhận sàn thương mại điện tử nông sản huyện Tân Yên.
Cựu chiến binh sáng chế máy tinh lọc mật ong

Cựu chiến binh sáng chế máy tinh lọc mật ong

Ông Nguyễn Mạnh Hùng ở phường Hải Hòa (thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá) đã nghiên cứu và sáng chế thành công máy tinh lọc mật ong đủ điều kiện xuất khẩu, được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận sáng chế và công nhận bản quyền.
Nghiên cứu đưa khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới

Nghiên cứu đưa khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 trên địa bàn thành phố với 4 nhóm giải pháp và nhiệm vụ cụ thể.
Bắc Giang: Định hướng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và phát động Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2023

Bắc Giang: Định hướng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và phát động Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2023

Ngày 22/3, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức diễn đàn “Định hướng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bắc Giang” và phát động Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) tỉnh Bắc Giang năm 2023. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Techfest Bắc Giang 2023.
Thúc đẩy số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản - thực phẩm

Thúc đẩy số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản - thực phẩm

Vừa qua, Bộ NN&PTNT và Nhóm tham vấn kinh doanh nông nghiệp (ARG) của Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Australia tại Việt Nam (ACIAR) phối hợp tổ chức Diễn đàn "Thúc đẩy số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản - thực phẩm".
Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vì mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vì mục tiêu phát triển bền vững

Với tốc độ ngày càng phát triển như hiện nay, các nhà máy, khu công nghiệp, nhà cao tầng mọc lên chằng chịt thì môi trường không gian sống của chúng ta ngày càng bị xuống cấp trầm trọng. Chúng ta phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường, rác thải công nghiệp bủa vây. Giới chuyên gia cho rằng việc ứng dụng khoa học công nghệ sẽ là một trong những giải pháp hữu hiệu trong việc bảo vệ môi trường sống, tiến tới mục tiêu phát triển bền vững.
Tối ưu hóa quy trình sản xuất cho doanh nghiệp logistics nhờ ứng dụng công nghệ

Tối ưu hóa quy trình sản xuất cho doanh nghiệp logistics nhờ ứng dụng công nghệ

Trong cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng tự động hóa, trí tuệ nhân tạo vào sản xuất, kinh doanh là một xu hướng tất yếu nhằm tạo ra năng suất lao động cao. Đối với lĩnh vực logistics, các hệ thống phân loại tự động hóa ứng dụng công nghệ 4.0 đang được ứng dụng ngày càng nhiều hơn trong các doanh nghiệp.
Mitsubishi Xpander Cross 2023 sắp ra mắt tại Việt Nam có gì đặc biệt?

Mitsubishi Xpander Cross 2023 sắp ra mắt tại Việt Nam có gì đặc biệt?

Các đại lý Mitsubishi đang cho khách đặt cọc Xpander Cross, mẫu MPV phong cách SUV đời 2023 dự kiến ra mắt vào cuối tháng 2.
Hưng Yên triển khai kế hoạch khoa học và công nghệ 2023

Hưng Yên triển khai kế hoạch khoa học và công nghệ 2023

UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt kế hoạch KHCN tỉnh năm 2023 với 50 nhiệm vụ, trong đó gồm 39 nhiệm vụ chuyển tiếp từ năm 2022 và 11 nhiệm vụ bắt đầu thực hiện từ năm 2023.
Phấn đấu trở thành quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới

Phấn đấu trở thành quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.
Nam Định: Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhờ các tiến bộ về khoa học và công nghệ

Nam Định: Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhờ các tiến bộ về khoa học và công nghệ

Thời gian qua, hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) của tỉnh Nam Định đã có những chuyển động tích cực. Nhiều nghiên cứu, ứng dụng KH&CN gắn với thực tiễn đã góp phần thúc đẩy kinh kế của tỉnh Nam Định.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động