60 năm chiến thắng Hàm Rồng – Tự hào lịch sử, viết tiếp tương lai

Cầu Hàm Rồng nối đôi bờ sông Mã ở Thanh Hóa được người Pháp cho xây dựng năm 1901. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Cầu Hàm Rồng là vị trí trọng yếu giao thông huyết mạch đặc biệt, nên đây luôn là một mục tiêu “ưu tiên” của không quân Mỹ.
Ngư dân Thanh Hóa phấn khởi vào mùa sứa biển Thanh Hóa: Hàng nghìn người dân nô nức tham gia Lễ hội Cầu Ngư Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025

Cầu Hàm Rồng (Ảnh Tư liệu)

Cầu Hàm Rồng (Ảnh Tư liệu)

Nằm trên tuyến Quốc lộ 1, cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được coi là một trọng điểm giao thông đặc biệt quan trọng cần phải bảo vệ để bảo đảm cho tuyến chi viện từ miền Bắc vào miền Nam luôn được thông suốt.

Những dấu ấn quan trọng

Mùa xuân năm 1947, hưởng ứng lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thanh Hóa thực hiện lệnh tiêu thổ kháng chiến, cầu Hàm Rồng bị phá hủy bằng bộc phá cùng với nhiều công trình khác.

Năm 1962, cầu Hàm Rồng được xây dựng lại ở vị trí cũ nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia Trung Quốc và Liên Xô. Cầu dài 160 m, rộng 17 m, có đường xe lửa ở giữa, hai bên dành cho ôtô và người đi bộ. Cầu khánh thành ngày 19/5/1964 với sự kiện chuyến tàu đầu tiên chạy từ Hà Nội qua Hàm Rồng vào Vinh.

Kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng (03-04/4/1965-03-04/4/2025)
Kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng (03-04/4/1965-03-04/4/2025)

Mốc son lịch sử

Sau Hiệp định Genève năm 1954, đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền. Miền Bắc bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời làm hậu phương lớn chi viện cho miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tuy nhiên, Mỹ và chính quyền Sài Gòn không thực thi Tổng tuyển cử thống nhất đất nước theo quy định của Hiệp định Genève, mà ngược lại, gia tăng đàn áp phong trào đấu tranh của Nhân dân miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.

Trước sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng miền Nam và những thất bại liên tiếp trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mỹ quyết định leo thang chiến tranh, chuyển sang chiến lược "Chiến tranh cục bộ" và tiến hành "Chiến tranh phá hoại" bằng không quân nhằm vào miền Bắc. Mục tiêu của Mỹ là hủy diệt cơ sở hạ tầng quan trọng, phá hoại nền kinh tế và làm suy yếu tiềm lực kháng chiến của nhân dân ta.

Người dân đạp xe đi qua cầu Hàm Rồng
Người dân đạp xe đi qua cầu Hàm Rồng

Trong bối cảnh đó, tuyến đường chi viện từ Bắc vào Nam qua Thanh Hóa có vai trò đặc biệt quan trọng. Cầu Hàm Rồng, bắc qua sông Mã, là cây cầu huyết mạch trên tuyến đường sắt và đường bộ xuyên Việt, đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển lương thực, vũ khí và nhân lực vào miền Nam.

Nhận thức rõ tầm quan trọng chiến lược này, Mỹ đã xác định 60 "điểm tắc" cần phá hủy, trong đó, cầu Hàm Rồng được coi là một trong những mục tiêu quan trọng nhất nhằm cắt đứt sự chi viện từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam.

Sáng 3/4/1965, nhiều tốp máy bay Mỹ lao vào đánh phá cầu Đò Lèn (Thanh Hóa). Ngay từ phút đầu, lực lượng pháo phòng không của Trung đoàn 234 và của dân quân tự vệ địa phương Thanh Hóa đã bắn rơi 1 chiếc F4 của địch. Cùng thời điểm Bộ tư lệnh Phòng không-Không quân điều động hai biên đội MIG17 do các phi công Phạm Ngọc Lan và Trần Hanh chỉ huy cất cánh phối hợp với các lực lượng khác đánh máy bay địch. Sau 20 phút xuất kích, không quân ta đã bắn rơi 2 chiếc F8 của địch và trở về căn cứ an toàn. Ra quân trận đầu đã bắn rơi máy bay địch nên ngày 3-4-1965 trở thành ngày truyền thống của Bộ đội Không quân Việt Nam.

Cầu Hàm Rồng về đêm
Cầu Hàm Rồng về đêm

Trong đêm 3/4, bộ đội ta khẩn trương di chuyển, đến phà Ghép thì trời vừa sáng. Đại đội 4 đã qua được phà, tiến thẳng về Hàm Rồng, hai đại đội gồm 11 khẩu đội còn lại đang lần lượt qua phà thì gặp máy bay địch lao đến ném bom. Đang hành quân, pháo không kịp tháo khỏi xe, bộ đội ta cứ thế đánh trả máy bay địch. Dân quân các xã Hải Châu, Hải Ninh, An Hải phối hợp chặt chẽ cùng bộ đội đánh trả máy bay địch. Sau 30 phút chiến đấu ác liệt, bộ đội và LLVT Thanh Hóa đã bắn rơi 3 máy bay Mỹ, bắt sống 1 giặc lái.

Ngày 4/4, tại khu vực Hàm Rồng-Nam Ngạn, không quân Mỹ liên tục tổ chức các đợt đánh phá dữ dội. Trọng điểm của bom đạn địch là cầu Hàm Rồng. 8 giờ 30 phút ngày 4/4, nhiều tốp máy bay địch lao vào đánh phá lập tức gặp lưới lửa phòng không của ta trừng trị. Ngay loạt đạn đầu, 1 chiếc F105 của địch đã bị bắn rơi tại chỗ. Lúc 9 giờ 30 phút, địch lại đánh cầu Hàm Rồng lần thứ hai. Bom đạn địch rơi xuống khắp nơi. Các khu vực như núi Ngọc, chợ Chớp, Nam Ngạn v.v.. đều bị bom đạn địch tàn phá.

Lúc 10 giờ 5 phút, địch tiếp tục đánh phá Hàm Rồng lần thứ ba với hàng chục chiếc máy bay chia làm nhiều tốp. Bom đạn gần như trùm kín khu vực. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ Thanh Hóa vẫn kiên cường đánh trả máy bay địch.

Các trận địa hỏa lực ở hai đầu cầu cùng các trận địa của dân quân Nam Ngạn, Yên Vực, Hoàng Long, Hoàng Lý, Đông Tác v.v.. tạo thành lưới lửa nhiều tầng phá vỡ đội hình bay của không quân Mỹ. Trong lúc hoảng loạn, chúng ném bom bừa bãi xuống hai đầu cầu. Lúc này biên đội không quân tiêm kích của Trần Hanh cũng cất cánh, sau 4 phút không chiến, máy bay ta bắn rơi 2 chiếc F105 của địch.

Với tinh thần quyết tâm và sự phối hợp nhịp nhàng, quân dân ta đã bắn hạ thêm 30 máy bay Mỹ trong ngày 4/4, tổng cộng trong ngày 3 và 4/4/1965, không quân Mỹ đã sử dụng hơn 450 lượt máy bay, ném xuống Thanh Hóa gần 630 quả bom các loại. Riêng mặt trận Hàm Rồng bị bắn phá 80 lần, hứng chịu 350 quả bom và 149 quả rocket... Nhưng cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang, khiến Mỹ phải thừa nhận thất bại, rút lui khỏi chiến trường Hàm Rồng.

Trận đánh bảo vệ cầu Hàm Rồng đã trở thành biểu tượng của ý chí kiên cường và nghệ thuật quân sự tài tình của quân dân ta. Bằng chiến thuật phòng không hiệu quả, sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và tinh thần sẵn sàng hy sinh để bảo vệ cây cầu huyết mạch, Hàm Rồng đã đứng vững trước cuộc không kích dữ dội của Mỹ.

Cầu Hàm Rồng với góc nhìn bên bờ sông Mã
Cầu Hàm Rồng với góc nhìn bên bờ sông Mã

Kiến tạo tương lai

Sau 60 năm, chiến thắng Hàm Rồng là mốc son chói lọi trong sử sách kháng chiến chống Mỹ, khẳng định tinh thần quyết thắng của Nhân dân ta. Trận đánh không chỉ bảo vệ thành công cây cầu huyết mạch mà còn thể hiện sự trưởng thành vượt bậc của lực lượng phòng không miền Bắc, góp phần làm phá sản chiến lược "Chiến tranh phá hoại" của Mỹ; khẳng định miền Bắc không chỉ là hậu phương vững chắc mà còn là thành trì kiên cường, góp phần quan trọng vào thắng lợi cuối cùng của dân tộc.

Hiện nay, cầu Hàm Rồng trở thành biểu tượng lịch sử và điểm nhấn du lịch của tỉnh Thanh Hóa, thu hút đông đảo du khách đến tham quan và tìm hiểu về quá khứ hào hùng của dân tộc, nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

Bên cạnh cầu Hàm Rồng cũ, cầu Hoàng Long hiện đại đã được xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trong vùng. Những công viên xanh mát, trung tâm thương mại hiện đại, cùng các di tích lịch sử như cầu Hàm Rồng, đồi C4, núi Ngọc Tượng, Đền thờ Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Tượng đài thanh niên xung phong... cũng đã được xây dựng, tạo cho Hàm Rồng một dáng dấp mới, dáng dấp của sự phát triển hiện đại bền vững...và phát huy giá trị, tạo nên sự giao thoa hài hòa giữa quá khứ và hiện tại.

Năm 2024, để hiện thực hóa khát vọng phát triển bền vững, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu vực số 8A (Quyết định 3975/QĐ-UBND). Đây là dấu mốc quan trọng, mở ra hướng đi mới cho sự phát triển của Hàm Rồng, kết hợp giữa bảo tồn giá trị lịch sử và xây dựng đô thị hiện đại.

Với kỷ nguyên vươn mình của đất nước, sẽ còn nhiều việc phải làm, nhưng tin chắc rằng vùng đất Hàm Rồng nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung sẽ cất cánh để làm nên những kỳ tích mới.

Thanh Hóa: Hàng nghìn người dân nô nức tham gia Lễ hội Cầu Ngư Thanh Hóa: Hàng nghìn người dân nô nức tham gia Lễ hội Cầu Ngư
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025 Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025
Ngư dân Thanh Hóa phấn khởi vào mùa sứa biển Ngư dân Thanh Hóa phấn khởi vào mùa sứa biển
Quang Hiếu

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Việt Nam – Thái Lan nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam – Thái Lan nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hội đàm giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra ngày 16/5 đã mở ra chương mới trong quan hệ hai nước, khi Việt Nam và Thái Lan chính thức tuyên bố nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra thăm chính thức Việt Nam

Sáng 16/5, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón trọng thể Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Hoàng gia Thái Lan nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 Nội các chung Việt Nam - Thái Lan, diễn ra từ ngày 15 - 16/5.
Nghị quyết 68 chắp cánh thương hiệu Việt

Nghị quyết 68 chắp cánh thương hiệu Việt

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập sâu rộng và phát triển bền vững, Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị đã khẳng định vai trò lịch sử và tầm nhìn chiến lược đối với khu vực kinh tế tư nhân – không chỉ là “một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia” mà còn là lực lượng tiên phong trong kiến tạo thương hiệu quốc gia.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ hội Làng Sen 2025 tại Nghệ An

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ hội Làng Sen 2025 tại Nghệ An

Tối 15/5, tại Nghệ An, Lễ hội Làng Sen toàn quốc 2025 đã chính thức khai mạc trong không khí trang trọng, hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025). Nhân dịp này, công trình tượng “Bác Hồ về thăm quê” cũng được khánh thành, thể hiện lòng tri ân sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân đối với vị lãnh tụ kính yêu.
Ngày 16/5, Quốc hội thảo luận nhiều dự thảo nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế tư nhân

Ngày 16/5, Quốc hội thảo luận nhiều dự thảo nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế tư nhân

Ngày 16/5, Quốc hội tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, khóa XV với nhiều nội dung quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghệ An phải là hình mẫu phát triển hiện đại trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghệ An phải là hình mẫu phát triển hiện đại trong kỷ nguyên mới

Tại cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An vào sáng 15/5, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã có phát biểu sâu sắc, tâm huyết, gợi mở nhiều định hướng phát triển cho tỉnh. Báo Nghệ An lược ghi phát biểu.
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Trưa 15/5, Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 Nội các chung Việt Nam - Thái Lan, diễn ra trong hai ngày 15-16/5 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Thủ tướng yêu cầu quyết liệt chống buôn lậu, hàng giả

Thủ tướng yêu cầu quyết liệt chống buôn lậu, hàng giả

Hơn 34.000 vụ vi phạm đã bị phát hiện, gần 4.900 tỷ đồng được thu nộp ngân sách trong những tháng đầu năm 2025. Tuy nhiên, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tình hình vẫn rất phức tạp, cần hành động quyết liệt và đồng bộ để tiến tới chấm dứt tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương triển khai các biện pháp bình ổn thị trường vàng

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương triển khai các biện pháp bình ổn thị trường vàng

Trước những diễn biến bất thường của thị trường vàng trong nước và thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 64 ngày 13-5, yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm quản lý hiệu quả thị trường vàng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và ổn định tâm lý xã hội.
Chính phủ yêu cầu chuẩn bị tổ chức Lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chính phủ yêu cầu chuẩn bị tổ chức Lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chính phủ yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan chủ động tổ chức Lễ diễu binh, duyệt binh nhân dịp kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Cùng với đó là nhiều nhiệm vụ trọng tâm về quốc phòng, an ninh được giao nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ, đảm bảo an toàn các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng của đất nước.
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 63/CĐ-TTg ngày 12/5/2025, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, khắc phục hạn chế và tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, minh bạch, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao

Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021–2026 nhằm thu hẹp khoảng cách thời gian giữa Đại hội Đảng toàn quốc và kỳ họp thứ nhất của Quốc hội, HĐND khóa mới, phục vụ kiện toàn nhân sự cấp cao một cách đồng bộ và liên thông.
Phát triển sản phẩm thiên nhiên: Cơ hội từ Nghị quyết 68

Phát triển sản phẩm thiên nhiên: Cơ hội từ Nghị quyết 68

Những chủ trương đột phá mang tính lịch sử từ Nghị quyết số 68-NQ/TW là cơ hội vàng để doanh nghiệp Việt phát triển sản phẩm thiên nhiên bền vững, nâng tầm thương hiệu từ giá trị bản địa.
Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết “Động lực mới cho phát triển kinh tế” của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Thủ tướng: Cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trước 31/10/2025

Thủ tướng: Cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trước 31/10/2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn quốc. Với tinh thần quyết liệt, thần tốc và nhân văn, chương trình hướng đến mục tiêu hoàn thành toàn quốc trước ngày 31/10/2025, sớm hơn hai tháng so với kế hoạch ban đầu.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga V. Putin chứng kiến trao các văn kiện hợp tác

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga V. Putin chứng kiến trao các văn kiện hợp tác

Chiều 10/5 (giờ địa phương), ngay sau Hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống V. Putin đã chứng kiến Lễ trao các văn kiện hợp tác giữa hai bên.
Tạo "cú hích" cho kinh tế tư nhân: Trình cơ chế đặc thù ngay trong tháng 5

Tạo "cú hích" cho kinh tế tư nhân: Trình cơ chế đặc thù ngay trong tháng 5

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 221/TB-VPCP ngày 9/5/2025 về Kết luận của Thường trực Chính phủ tại buổi làm việc về xây dựng Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân. Thường trực Chính phủ đánh giá cao nỗ lực của Bộ Tài chính trong việc chủ trì xây dựng Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, đồng thời chỉ đạo khẩn trương trình Quốc hội ban hành Nghị quyết mang tính đặc thù, khả thi tại Kỳ họp thứ 9 tới.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Ngày 10/5 (giờ địa phương), tại Điện Kremlin, thủ đô Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Nghị quyết 68: Bước ngoặt thể chế cho kinh tế tư nhân cất cánh

Nghị quyết 68: Bước ngoặt thể chế cho kinh tế tư nhân cất cánh

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị được kỳ vọng tạo ra bước đột phá thể chế thứ ba cho khu vực kinh tế tư nhân, sau hai cột mốc quan trọng: giai đoạn 1988–1990 và Luật Doanh nghiệp 1999–2000. Với tư duy đổi mới mạnh mẽ, Nghị quyết hướng tới xóa bỏ rào cản gia nhập thị trường, tăng cường bảo vệ doanh nghiệp, khơi thông nguồn lực và xây dựng nền tảng thể chế cạnh tranh, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển đến năm 2045.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân dự Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân dự Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ

Đúng 10h sáng 9/5 (giờ Moskva), tức 14h cùng ngày theo giờ Hà Nội, tại Quảng trường Đỏ – trái tim của thủ đô Moskva, Liên bang Nga đã long trọng tổ chức Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 – 9/5/2025). Nhận lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Nga và tham dự sự kiện trọng đại này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để ách tắc trong chi trả chế độ cho người nghỉ việc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để ách tắc trong chi trả chế độ cho người nghỉ việc

Chủ trì phiên họp sáng 9/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương bố trí kinh phí, không để chậm chi trả chế độ cho người nghỉ việc do sắp xếp bộ máy. Đến nay, đề án đã hoàn tất, dự kiến giảm 29 tỉnh, 6.714 xã và tinh giản hơn 248.000 biên chế.
Không còn công chức suốt đời: Đề xuất “có vào, có ra” trong Luật sửa đổi

Không còn công chức suốt đời: Đề xuất “có vào, có ra” trong Luật sửa đổi

Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được thiết kế theo hướng “có vào, có ra”, tiến tới xóa bỏ biên chế suốt đời. Ngạch công chức vẫn được giữ trong vị trí việc làm nhằm phục vụ cho cải cách tiền lương và quản lý công chức hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương thu mua tạm trữ nông sản có nguy cơ rớt giá

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương thu mua tạm trữ nông sản có nguy cơ rớt giá

Trước biến động thương mại toàn cầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành Công điện 59/CĐ-TTg (ngày 8/5/2025), yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai giải pháp bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản. Thủ tướng nhấn mạnh cần chủ động thu mua tạm trữ nông sản có nguy cơ rớt giá, ổn định thị trường, bảo vệ thu nhập người dân.
Giữ thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa: Nhu cầu thiết yếu có bị "xa xỉ hóa"?

Giữ thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa: Nhu cầu thiết yếu có bị "xa xỉ hóa"?

Sáng 9/5, Quốc hội tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, với nội dung thảo luận xoay quanh các dự án luật quan trọng như Luật Quy hoạch, Luật Doanh nghiệp và đặc biệt là Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến về các mặt hàng chịu thuế, trong đó nổi bật là các đề xuất liên quan đến xăng, điều hòa nhiệt độ, rượu, bia và nước giải khát có đường.
Siết chặt quản lý doanh nghiệp “vốn ảo”, “doanh nghiệp ma”

Siết chặt quản lý doanh nghiệp “vốn ảo”, “doanh nghiệp ma”

Ngày 9/5, tại Kỳ họp thứ 9, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, trình Quốc hội Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp, tập trung siết chặt quản lý các hành vi góp vốn ảo, kê khai khống vốn điều lệ và thành lập doanh nghiệp ma.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiến tới miễn viện phí cho toàn dân từ 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiến tới miễn viện phí cho toàn dân từ 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo nghiên cứu xây dựng lộ trình từng bước giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân, tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động